Chiêm ngưỡng các linh vật rồng đẹp mãn nhãn ở xứ Huế
Trong dịp Tết Nguyên đán này, các linh vật rồng được sắp đặt ở TP Huế thu hút đông đảo người dân, du khách đến chiêm ngưỡng, chụp ảnh làm kỷ niệm.
Hòa chung không khí Tết đang về, trong dịp Tết Nguyên đán này, linh vật rồng ở các tỉnh, thành thu hút sự chú ý của đông đảo người dân, du khách.
Ở Huế, các hình tượng rồng được lắp đặt ở hai vị trí trên đường Lê Lợi thuận lợi cho người dân, du khách du Xuân, chụp ảnh.
Đó là khu vực Đài phun nước ở phía trước UBND tỉnh Thừa Thiên Huế và khu vực trước trường THPT Chuyên Quốc học Huế.
Những ngày này, các công nhân đang tất bật thực hiện những công đoạn cuối cùng để trang trí tiểu cảnh xung quanh các linh vật rồng.
Không gian linh vật rồng trở nên lung linh, rực rỡ sắc màu, tạo nên không khí Tết đến Xuân về.
Tại khu vực trước trường THPT Chuyên Quốc học Huế, hai linh vật rồng khổng lồ thu hút sự chú ý của người đi đường.
Video đang HOT
Hình tượng 2 con rồng đối xứng ở thế “rồng chầu mặt nguyệt” hướng về Bia Quốc học, tạo thành hình thái vòm tự nhiên, bao quanh bởi tạo hình bông sen Huế truyền thống.
Mặt rồng vươn cao về phía trời xanh, tỏ rõ khát vọng một TP Huế vươn lên phát triển, hướng đến trở thành thành phố trực thuộc Trung ương trong năm 2025.
Huế là xứ sở của rồng. Chính vì thế, đơn vị thiết kế là Công ty CP Sao Tháng Tám Việt Nam (AGS) đã thận trọng nghiên cứu tạo hình rồng tại khu vực này, lấy cảm hứng từ motif trang trí rồng trên mái các cung đình, lăng tẩm Huế. Hai con rồng được sắp xếp đối xứng qua một trục chính với kết cấu nhịp điệu nhẹ nhàng, thanh mảnh, với dáng mềm mại, uốn khúc sinh động.
Việc tạo hình linh vật rồng ở khu vực này được nhóm thiết kế lên ý tưởng và nghiên cứu công phu các chất liệu, làm sao lột tả được đường nét uyển chuyển của thân rồng, lại vừa mang những nét đặc trưng của văn hóa cung đình Huế độc đáo.
Vảy rồng được nghiên cứu mô phỏng ngói thanh lưu ly Huế – loại ngói được sử dụng phổ biến cho các công trình cung điện, lăng tẩm và đền chùa Cố đô, là biểu tượng cho sự hòa hợp giữa đất và trời, đặt vào đó hy vọng về cuộc sống mưa thuận gió hòa, êm ấm…
Chiếc vảy rồng rất tinh xảo.
Linh vật rồng ở Huế được làm rất kỳ công.
Cận cảnh đuôi linh vật rồng.
Trong khi đó, linh vật rồng ở Đài phun nước được đơn vị AGS lấy cảm hứng thiết kế từ hình ảnh “Ấn Quốc gia tín bảo” – bảo vật của triều Nguyễn.
Kết hợp với tứ “Cá chép hóa rồng”, thiết kế đại diện cho quá trình chuyển mình không ngừng nghỉ của Huế, tiến tới trở thành thành phố trực thuộc Trung ương vào năm 2025.
Dáng rồng bay lên “Phi long tại thiên” (rồng bay trên trời) mang khí thế hiên ngang, ung dung tự tại giữa mây xanh, như lời cầu chúc cho một năm mới tốt lành, phát triển và bứt phá dành cho thành phố Huế.
Cận cảnh linh vật rồng ở Huế.
Du khách chụp ảnh bên linh vật rồng ở Cố đô.
Chiêm ngưỡng cặp linh vật rồng 'song long chầu ngọc' ở Quảng Bình
Cặp linh vật rồng 'song long chầu ngọc' được trưng bày tại Quảng trường Hồ Chí Minh (thành phố Đồng Hới, tỉnh Quảng Bình) với thần thái oai vệ giữa không gian rực rỡ sắc hoa đã lôi cuốn đông đảo người dân đến chiêm ngưỡng.
Linh vật rồng đang được trưng bày tại Quảng trường Hồ Chí Minh, ở thành phố Đồng Hới (Quảng Bình). Ảnh: X.T.
Mỗi linh vật rồng có chiều dài 7,3 m, cao 4,3 m. Thân rồng tạo hình bằng khung thép và ốp nhựa PVC xuyên sáng phía ngoài, bên trong được đặt đèn Led tạo màu sắc cho linh vật này vào ban đêm. Cùng với đó, nhà thiết kế đã sử dụng vật liệu thân thiện với môi trường.
Cặp linh vật rồng ở Quảng Bình đang được hoàn thiện những công đoạn cuối, dự kiến hoàn thành vào ngày 4/2. Ảnh: X.T.
Cụ thể, mỗi linh vật rồng được tạo hình bằng khung thép, sử dụng hơn 2.450 mảnh PVC cắt ghép thủ công. Mỗi tấm PVC có khả năng xuyên sáng nên sử dụng đèn Led chiếu âm kết hợp Led pha để làm nổi bật các chi tiết của linh vật rồng.
Vảy rồng sử dụng hơn 2.450 mảnh PVC cắt ghép thủ công cùng với vật liệu thân thiện môi trường. Ảnh: X.T.
Dự kiến vào ngày mai (4/2), hai linh vật rồng này được hoàn thiện tại Quảng trường Hồ Chí Minh sẽ là điểm đến phục vụ người dân và du khách vui Xuân đón Tết.
Rồng mang viên ngọc biểu tượng cho sức mạnh và đem đến những điều tốt lành. Ảnh: X.T.
Nhà điêu khắc Lương Anh (ở thị xã Quảng Trị, tỉnh Quảng Trị), tác giả của cặp linh vật rồng cho biết, đây là lần đầu tiên anh cùng đồng nghiệp chế tác linh vật. Để cặp linh vật rồng ra mắt công chúng trong hình ảnh hoàn mỹ nhất, nhóm thợ ấp ủ ý tưởng trong thời gian dài và thi công ròng rã trong vòng 1 tháng.
Cùng với 2 linh vật rồng là biểu tượng sóng nước, thuyền đua hình rồng được trang trí tại Quảng trường Hồ Chí Minh (Đồng Hới). Ảnh: X.T.
Khi biết tin linh vật rồng có mặt tại Quảng trường Hồ Chí Minh, đông đảo người dân tới chiêm ngưỡng và chụp hình bên linh vật này.
Người dân đến xem linh vật rồng và chụp hình tại Quảng trường Hồ Chí Minh. Ảnh: X.T.
Theo đánh giá của nhiều người, hình ảnh hai con rồng đối xứng, chầu ngọc hướng mặt ra biển Đông đầu rồng vươn cao tỏ rõ khát vọng một Quảng Bình vươn lên phát triển trong năm mới Giáp Thìn 2024.
Chiêm ngưỡng cặp linh vật rồng khổng lồ phố Hàng Mã Cặp linh vật rồng khổng lồ phố Hàng Mã với kích thước chiều dài hơn 10m gây ấn tượng với người dân và du khách tới tham quan nhân dịp Tết Giáp Thìn. Những ngày này, phố Hàng Mã đã thay áo mới, đông đúc nhộn nhịp người dân và du khách tới tham quan mua sắm đồ trang trí Tết Giáp Thìn....