Chiêm ngưỡng bộ kỳ mộc Tứ linh quần tụ bằng gỗ nu nghìn năm tuổi giá 3,5 tỷ đồng
Nhiều du khách không khỏi choáng ngợp khi ngồi vào bộ bàn ghế được làm từ gỗ nu đinh hàng nghìn năm tuổi này.
Bộ bàn ghế bằng gỗ nu nghìn năm tuổi với những đường nét chạm trổ tinh xảo này có tên “Tứ linh quần tụ” (gồm Long – Lân – Quy – Phụng), được báo giá 3,5 tỷ đồng tại Hội chợ Bắc Ninh 2018.
Nhiều du khách không khỏi choáng ngợp khi được chiêm ngưỡng tác phẩm đồ sộ, tinh xảo này.
Bộ bàn ghế quá to khiến người ngồi như lọt thỏm vào giữa.
Các du khách cho rằng, với bộ kỳ mộc đồ sộ này, nhà phải to mới để vừa.
Video đang HOT
Anh Bùi Văn Kết, quản lý bán hàng cho biết, bộ kỳ mộc “Tứ linh quần tụ” được mang đến từ Đông La (Đông Hưng, Thái Bình) này được làm từ gỗ nu đinh hàng nghìn năm tuổi.
“Nguyên liệu để làm bộ kỳ mộc này được cơ sở sản xuất mua lại của người dân ở miền Nam từ khi còn là những gốc cây. Sau khi mua những gốc cây này về, cơ sở tuyển chọn 5 thợ đục giỏi để chế tác. Sau khoảng 2 năm liên tục chế tác, bộ kỳ mộc “Tứ linh quần tụ” mới được hoàn thành”, anh Kết cho hay.
Chiều dài bàn dài khoảng 4 m, rộng 1,8m, đỉnh tán cây tùng liền bàn cao 3,2m. Chiều cao của 2 ghế nhỏ là 2,1m, rộng 1,8, chiều dài của ghế lớn khoảng 4 m, cao 1,8m. Bộ kỳ mộc “Tứ linh quần tụ” đều là gỗ nguyên khối, chỉ một số chi tiết nhỏ được lắp ghép thêm.
Rất nhiều người trả giá để mua bộ kỳ mộc 7 món này nhưng chủ nhân chưa đồng ý bán.
Các chân bàn, tay ghế, đỉnh ghế được chạm khắc các hình thù con vật rất tinh xảo, kỳ công.
Những phần nu ra có màu vàng, màu nâu rất đẹp chứng tỏ khối gỗ có tuổi đời lâu năm.
Bàn nguyên khối, chỉ có phần trên được lắp ghép thêm. Đây là lần đầu tiên bộ “Tứ linh quần tụ” được trưng bày, mới hoàn thiện trước khi mang đi triển lãm vài ngày. Trọng lượng của bộ bàn ghế “Tứ linh quần tụ” này khoảng 4 tấn.
Theo Danviet
Thắt chặt an ninh tại lễ hội đền Trần Thái Bình
Lực lượng công an tỉnh Thái Bình được tăng cường để đảm bảo an ninh tối đa cho du khách thập phương tới tham quan, thắp hương tại lễ hội đền Trần (xã Tiến Đức, huyện Hưng Hà, tỉnh Thái Bình).
Lễ hội đền Trần Thái Bình năm nay diễn ra từ ngày 28.2 đến ngày 5.3 (tức từ ngày 13 đến 18 tháng Giêng năm Mậu Tuất). Cùng với việc tổ chức chương trình khai mạc, lễ dâng hương tưởng niệm các vua Trần, trong thời gian lễ hội còn diễn ra nhiều hoạt động như: thi gói bánh chưng, thả diều, kéo co...
Để đảm bảo an ninh trật tự, an toàn giao thông, đặc biệt là trong đêm Khai mạc lễ hội được diễn ra trang nghiêm, công an tỉnh Thái Bình đã chủ động xây dựng kế hoạch, phương án đảm bảo an ninh trật tự lễ hội.
Lãnh đạo công an tỉnh Thái Bình trực tiếp có mặt tại lễ hội để chỉ đạo, kiểm tra an ninh, đảm bảo an toàn cho nhân dân và du khách thập phương tới vãn cảnh và du xuân. (Ảnh: CATB)
Công an tỉnh Thái Bình đã huy động tối đa lực lượng tăng cường tuần tra, kiểm soát tại các địa bàn trọng điểm và tụ điểm phức tạp.
Chủ động nắm chắc tình hình, phát hiện đấu tranh, ngăn chặn kịp thời, có hiệu quả âm mưu, hoạt động phá hoại của các thế lực thù địch, phần tử xấu và các loại tội phạm, không để xảy ra khủng bố và các hoạt động mê tín dị đoan, các loại hình trò chơi núp bóng cờ bạc kinh doanh, sẵn sàng xử lý mọi tình huống đột xuất và đảm bảo trật tự an toàn giao thông, không để ùn tắc, tại nạn giao thông.
Trong những ngày diễn ra lễ hội, ngoài lực lượng trực tiếp làm nhiệm vụ tại lễ hội, công an tỉnh đã chỉ đạo công an huyện Hưng Hà và các đơn vị nghiệp vụ phân công cụ thể lực lượng ứng trực sẵn sàng, cơ động để tăng cường phối hợp, xử lý mọi tình huống đột xuất, đảm bảo tuyệt đối an ninh, an toàn lễ hội, phục vụ nhân dân và du khách thập phương về dự lễ hội và dâng hương tại đền thờ các vua Trần.
Trước đó, tối 28.2 (tức 13 tháng Giêng), tại Khu di tích Quốc gia đặc biệt Đền thờ và lăng mộ các vua Trần (xã Tiến Đức, huyện Hưng Hà, tỉnh Thái Bình), UBND huyện Hưng Hà đã tổ chức khai mạc lễ hội Đền Trần Thái Bình năm 2018.
Hàng ngàn du khách thập phương đã đến dâng hương tưởng nhớ công lao của các vị vua Trần tại mảnh đất phát tích, dựng nghiệp vương triều Trần với hào khí Đông A lừng lẫy.
Khu di tích hiện là nơi lưu giữ mộ phần của các liệt tổ nhà Trần, của Thái tổ Trần Thừa và ba vị vua triều Trần là Trần Thái Tông, Trần Thánh Tông và một phần ngọc cốt của Đức vua Phật hoàng Trần Nhân Tông.
Lễ hội Đền Trần Thái Bình diễn ra ngày 13 tháng Giêng hàng năm nhằm tôn vinh công lao dựng nước và giữ nước của nhà Trần trong lịch sử Việt Nam, giáo dục truyền thống, đạo lý "uống nước nhớ nguồn" cho các thế hệ con cháu.
Lễ hội góp phần gìn giữ những nét văn hóa đặc trưng của miền đất thiêng Long Hưng xưa, Hưng Hà ngày nay. Lễ hội cũng là dịp để khẳng định Khu di tích Đền thờ và lăng mộ các vua Trần là điểm đến trong hệ thống du lịch lịch sử - văn hóa - tâm linh của cả nước nói chung và tỉnh Thái Bình nói riêng.
Theo Danviet
Người dân và du khách hào hứng thả hoa đăng trong đêm Nguyên tiêu Tối 2/3, hàng nghìn người dân, du khách trong và ngoài nước đã đổ về phố cổ Hội An (Quảng Nam) để dự Tết Nguyên tiêu, ngắm đèn lồng và thả hoa đăng cầu may trên dòng sông Hoài thơ mộng. Tết Nguyên tiêu là đêm rằm đầu tiên trong năm, hay còn gọi là tết Thượng Nguyên, là ngày lễ, Tết mang...