Chiếm đóng lãnh thổ Mỹ: Bước đi sai lầm chí tử của phát xít Nhật
Quần đảo Aleutian là lãnh thổ Mỹ duy nhất bị Nhật xâm lược trong Thế chiến 2, buộc Washington phải mở chiến dịch tái chiếm đảo khốc liệt.
Tháng 6.1942, Nhật Bản khiến Mỹ choáng váng bằng việc đánh chiếm và triển khai quân đồn trú trên đảo Attu và Kiska thuộc quần đảo Aleutian, lãnh thổ của Mỹ trên Thái Bình Dương.
Đây là lãnh thổ duy nhất của Mỹ bị xâm lược trong Thế chiến II, khiến Washington quyết tâm triển khai chiến dịch đổ bộ để tái chiếm vào đầu năm 1943, theo History.
Aleutian là một chuỗi đảo núi lửa nằm ở phía bắc Thái Bình Dương, ngoài khơi bang Alaska của Mỹ. Đây được coi là khu vực chiến lược, cho phép kiểm soát một phần Thái Bình Dương, cũng là tuyến đường ngắn nhất từ Nhật Bản đến Mỹ.
Trước khi tham gia Thế chiến II, hải quân Nhật Bản đã thu thập nhiều thông tin về quần đảo Aleutian, nhưng không có số liệu cập nhật về việc triển khai quân của Mỹ. Để phục vụ chiến dịch chiếm đảo, Nhật triển khai hai tàu sân bay, 5 tàu tuần dương, 12 khu trục hạm, 6 tàu ngầm và 4 tàu vận tải cùng hàng loạt tàu hậu cần.
Sau khi áp sát quần đảo Aleutian, hải quân Nhật Bản mở cuộc không kích vào cảng Dutch, nơi Mỹ đặt hai căn cứ quân sự lớn. Cuộc đổ bộ chiếm đảo Kiska kết thúc hôm 6.6, đảo Attu rơi vào tay Nhật Bản chỉ sau đó một ngày. Tokyo nhanh chóng thiết lập căn cứ quân sự trên hai hòn đảo này.
Chuỗi đảo Aleutian nằm ở phía bắc Thái Bình Dương. Đồ họa: Wikipedia.
Đảo Attu và Kiska hầu như không có giá trị quân sự do đất đai cằn cỗi, địa hình hiểm trở và thời tiết khắc nghiệt. Một số sử gia cho rằng việc chiếm hai đảo này chủ yếu nhằm đánh lạc hướng Mỹ trong cuộc tập kích đảo Midway, cũng như ngăn Mỹ công kích lãnh thổ Nhật qua chuỗi đảo Aleutian.
Trong thời gian đầu Kiska và Attu bị chiếm đóng, không quân Mỹ chỉ thỉnh thoáng ném bom gần khu vực Aleutian do đang tập trung xây dựng lực lượng ở Nam Thái Bình Dương và chuẩn bị tham chiến ở châu Âu.
Điều kiện khắc nghiệt trên đảo buộc hải quân Nhật Bản thường xuyên tiếp tế cho binh sĩ đồn trú. Nhận thấy điều này, chuẩn đô đốc Thomas C. Kinkaid, tư lệnh Lực lượng Bắc Thái Bình Dương của hải quân Mỹ, quyết định phong tỏa vùng biển quanh quần đảo Aleutian vào tháng 3.1943.
Ngày 26.3.1943, đội tàu Nhật Bản trên đường chuyển hàng tiếp tế và quân tăng viện cho đảo Attu bị tàu Mỹ phát hiện. Hai bên nổ ra giao tranh quanh quần đảo Komandorski. Lực lượng Nhật vượt trội về số lượng đã gây thiệt hại đáng kể cho quân Mỹ. Tuy nhiên, tàu chiến Nhật Bản bất ngờ rút lui chỉ sau vài giờ giao tranh vì hết nhiên liệu và đạn dược, cũng như sợ bị oanh tạc cơ Mỹ tập kích.
Video đang HOT
Sau trận đánh này, binh sĩ Nhật tại Attu và Kiska gần như bị cô lập hoàn toàn. Quân đội Mỹ quyết định mở hai chiến dịch đổ bộ tái chiếm đảo để tận dụng lợi thế đó.
Tàu chiến Mỹ hội quân, chuẩn bị cho chiến dịch tái chiếm quần đảo Aleutian. Ảnh: US Navy.
Sau vài tuần pháo kích và ném bom, Mỹ bắt đầu chiến dịch Landgrab với 11.000 quân đổ bộ lên đảo Attu vào ngày 11.5.1943. Ban đầu, Washington dự tính chiến dịch chỉ kéo dài trong vài ngày. Tuy nhiên, thời tiết khắc nghiệt cùng địa hình khó khăn trên đảo khiến họ mất hơn hai tuần.
Do thua kém quân số, binh sĩ Nhật chọn cách rút lui lên các điểm cao, thay vì giao tranh trực tiếp trong giai đoạn đầu chiến dịch đổ bộ. Trong khi đó, trang bị kém khiến lượng lớn lính Mỹ bị thương vong do thời tiết lạnh giá và bệnh tật. Các cuộc giao tranh ác liệt cũng khiến lực lượng Mỹ tiêu hao sinh lực do trúng bẫy và hỏa lực của Nhật.
Ưu thế không quân và hải quân giúp Mỹ cắt nguồn tiếp tế cho lính Nhật Bản trên đảo. Đến cuối tháng 5, lính Nhật bám trụ trên đảo rơi vào cảnh đói khát và thiếu đạn dược, đồng thời bị quân Mỹ dồn ép vào một góc đảo Attu.
Rơi vào tình thế tuyệt vọng, đại tá Yasuyo Yamasaki, chỉ huy quân đồn trú trên đảo Attu, quyết định dẫn đầu cuộc tấn công tự sát lớn nhất ở mặt trận Thái Bình Dương vào rạng sáng 29.5.
Lúc 2h sáng, William Roy Dover đang ngủ trong lều thì được một đồng đội gọi dậy và cảnh báo quân Nhật tấn công. Donver và hầu hết lính Mỹ chạy vội đến chiến hào ở Đồi Công binh, cứ điểm cuối cùng của Nhật tại đảo Attu.
Họ chứng kiến lính Nhật ào ạt xông lên từ nhiều hướng, giương lưỡi lê lao thẳng vào các vị trí chiến đấu của lính Mỹ.”Hai đồng đội của tôi không kịp chạy thoát và bị lính Nhật đâm bằng lưỡi lê ngay trong lều”, Donver hồi tưởng. Tuy nhiên, quân Nhật phải trả giá đắt cho cuộc tấn công cảm tử này, khi toàn bộ lực lượng phòng thủ trên đảo Attu bị xóa sổ.
Sau đợt tấn công cuối cùng này, Mỹ chiếm lại đảo Attu với thiệt hại hơn 1.000 người, trong khi Nhật mất hơn 2.000 binh sĩ, trong đó gồm cả đại tá Yamasaki.
Lính Mỹ trong chiến dịch tái chiếm đảo Attu. Ảnh: US Army.
Kinh nghiệm tác chiến tại đảo Attu giúp chỉ huy Mỹ trang bị tốt hơn cho binh sĩ để chống chọi với thời tiết khắc nghiệt khi tấn công đảo Kiska. Họ dự tính sẽ đối mặt với sự kháng cự dữ dội gấp nhiều lần trên đảo Attu.
Tuy nhiên, khi chiến hạm Mỹ áp sát đảo Kiska ngày 15.8.1943, thời tiết hết sức thuận lợi và gần 35.000 quân đổ bộ lên đảo mà không gặp sự kháng cự nào. Sau vài ngày trinh sát, lính Mỹ phát hiện quân Nhật đã sơ tán từ vài tuần trước đó. Ngày 24.8, Mỹ tuyên bố kết thúc chiến dịch thu hồi quần đảo Aleutian.
Sau khi bị đánh bật khỏi quần đảo Aleutian, Nhật bố trí một số đơn vị hải quân ở Thái Bình Dương để bảo vệ sườn phía bắc nước này, đề phòng một cuộc xâm lược của Mỹ từ Alaska. Hai năm sau, Nhật Bản đầu hàng quân Đồng minh vào ngày 2.9.1945, đánh dấu thời điểm kết thúc Thế chiến II.
Theo Duy Sơn (VnExpress)
Ngày này năm xưa: Anh đánh bại Đức trong "Trận chiến nước Anh"
"Chưa bao giờ trong địa hạt xung đột của con người mà lại có biết bao nhiêu triệu người chịu ơn một số ít người đến như vậy", Thủ tướng Winston Churchill từng khen ngợi các phi công Anh quả cảm chống lại Phát xít Đức, bảo vệ đất nước như vậy.
Thủ tướng Winston Churchill - người lãnh đạo nước Anh trong Thế chiến 2. Ảnh: Getty.
Vào năm 1940, sau khi đánh bại và chinh phục nước Pháp, Trùm Phát xít Adolf Hitler bắt đầu nghĩ tới chuyện tấn công và thôn tính nước Anh. Tuy nhiên, trước một lực lượng Hải quân Hoàng gia Anh hùng mạnh, Hitler hiểu rõ rằng việc độ bổ sẽ cực kỳ khó khăn nếu không có sự yểm trợ của không quân.
Do đó, Đức Quốc Xã đã nhanh chóng vạch ra chiến dịch đánh bom đường không cực lớn để buộc London phải đàm phán hòa bình hoặc ít nhất là chiếm được ưu thế trên không để triển khai kế hoạch xâm lược nước Anh mang tên Chiến dịch Sư tử Biển bằng hải quân.
Không có sự trợ giúp của đồng minh Pháp, Không quân Hoàng gia Anh (RAF) phải một mình đối mặt với Không quân Đức Quốc Xã (Luftwaffe) được chỉ huy bởi Thống chế Hermann Goering từ ngày 10.7.1940 cho tới 31.10.1940.
Phi công trẻ nhất của Anh trong cuộc chiến là Geofrey Wellum. Khi tham gia chiến đấu, Wellum mới chỉ là một thiếu niên. Ông Wellum đã qua đời ở tuổi 96 vào hồi tháng Bảy vừa rồi. Ảnh: NC.
Vào thời điểm bắt đầu Trận chiến nước Anh, RAF chỉ có khoảng 650 máy bay chiến đấu còn Luftwaffe có tới 2.500 máy bay chiến đấu, ném bom - tức là người Anh bị Đức Quốc Xã áp đảo với tỷ lệ 4-1.
Trên trên bầu trời phía nam xứ sở sương mù, các cuộc không chiến chủ yếu diễn ra giữa những chiếc Spitfire, Hurricane (Anh) và Messerschmitt, Junkers (Đức Quốc Xã).
Tuy nhiên, dù bị áp đảo về số lượng, nước Anh mới là người chiến thắng. Cụ thể, các số liệu lịch sử đều thống nhất rằng khi Trận chiến nước Anh kết thúc, Đức mất tới 2.500 phi công, thành viên phi hành đoàn. Trong khi đó, Anh chỉ mất 544 phi công - tính ra các phi công Anh chỉ có tuổi thọ khoảng 4 tuần trong suốt cuộc chiến.
Đặc biệt, vào cao điểm ngày 15.9.1940, Đức đã tung ra một cuộc đánh bom cực lớn nhằm vào London. Trong ngày này, có khoảng 1.500 máy bay tham gia không chiến. Kết thúc, phía Đức mất 60 máy bay còn Anh chỉ mất 26 máy bay.
Thua đau, Hitler đã phải quyết định tạm dừng chiến dịch xâm lược của mình và cuối cùng phải chuyển qua việc đánh bom ban đêm để giảm thiệt hại.
Các máy báy Spitfire, Hurricane đều có độ linh hoạt, tốc độ tốt hơn hẳn Messerschmitt và Junkers của Đức. Ảnh: Getty.
Theo Daily Stars, bên cạnh lòng dũng cảm của các phi công RAF, chính công nghệ radar là thứ vũ khí chủ chốt, giúp London phát hiện sớm các cuộc tấn công, đánh bom của kẻ địch và qua đó dành ưu thế hơn hẳn Luftwaffe. Ngoài ra, các máy bay Spitfire và Hurricane cũng có tốc độ, độ linh hoạt và ổn định hơn hẳn các máy bay Messerschmitt, Junkers.
Như một minh chứng cho chất lượng của máy bay chiến đấu Anh, khi được hỏi Luftwaffe cần gì để chiến thắng, Adolf Galland - phi công hàng đầu của Đức vào thời điểm ấy - đã nói với chỉ huy của mình rằng: "Một phi đội Spitfire".
Được biết, vào hôm nay (15.9), nước Anh sẽ kỉ niệm 78 năm Trận chiến nước Anh. Trong thời điểm hiện tại, chỉ còn có 6 cựu phi công từng tham gia trận chiến còn sống cho tới bây giờ. Một trong số đó là ông Archie McInnes - người vừa cất cánh một chiếc máy bay chiến đấu Spitfire ở độ tuổi 99.
Theo Danviet
Đòn đánh ngoài đường chân trời của Nhật khi có E-2D Theo Defence-blog, Bộ Ngoại giao Mỹ đã chấp thuận bán 9 chiếc E-2D Advanced Hawkeye cho Nhật - loại máy bay giúp Nhật tung ra những cú đòn sấm sét. Quyết định được Bộ Ngoại giao Mỹ thông qua hôm 10/9. Để sở hữu phi đội 9 chiếc E-2D Advanced Hawkeye, Nhật Bản phải bỏ ra số tiền lên tới hơn 3 tỷ...