Chiếm đoạt tài sản còn dọa lấy mạng chủ doanh nghiệp
Ông Long dẫn theo nhiều người 5 lần xộc vào công ty chi nhánh công ty của tôi ở gần đó, gây cản trở kinh doanh, rúng ép tinh thần tôi.
Nguyễn Thanh Long – Người gây rối, đe dọa hành hung bị tố cáo đã chiếm đoạt tài sản của công ty khác và kinh doanh trái phép
Đi kiểm tra trụ sở kinh doanh đã đóng cửa từ tháng 10/2012, bà N.T.D.H, Chủ tịch Hội đồng thành viên Công ty TNHH Trăng Xanh (số 32 Đồng Khởi, phường Bến Nghé, quận 1) tá hỏa khi thấy khóa cửa hàng bị tháo tung, một số đối tượng lạ mặt đứng tiếp khách ì xèo. Bà H. liền gửi đơn tố cáo, yêu cầu làm rõ và xử lý hành vi chiếm đoạt tài sản, kinh doanh trái phép…
CHUYỂN NHƯỢNG VỐN TRÁI LUẬT?
Công ty TNHH Trăng Xanh có hai thành viên gồm N.T.D.H và Nguyễn Hoàng Thảo My. Theo biên bản xác định tỷ lệ góp vốn ngày 21-5-2012, giá trị tài sản tại cửa hàng 32 Đồng Khởi là 1,26 tỷ đồng. Bà H. chuyển nhượng cho bà My 35% vốn, trị giá 441 triệu đồng; chuyển nhượng cho bà Nguyễn Thị Thanh Vân 15% vốn, trị giá 189 triệu đồng. Các bên cùng ký xác định lại việc góp vốn để làm thay đổi giấy phép kinh doanh.
Bà H. trình bày: Trong thời gian bà My điều hành kinh doanh tại số 32 Đồng Khởi, Công ty bị thua lỗ. Bà H. là Chủ tịch Hội đồng Thành viên Công ty nhưng không nhận được báo cáo kinh doanh. Bà đã nhiều lần mời bà My cùng họp để giải quyết các vấn đề liên quan nhưng bà My không hợp tác. Do đó bà H. báo cáo thuế đến hết tháng 10-2012 và tạm đóng cửa địa điểm kinh doanh tại 32 Đồng Khởi, phường Bến Nghé từ ngày 9/10/2012.
Ngày 12/12/2012, bà My lập thông báo về việc “chuyển nhượng toàn bộ tỷ lệ góp vốn” gửi bà H. Bà My xác nhận bà H. là “đại diện pháp luật và là thành viên góp vốn duy nhất của công ty” rồi thông báo chuyển nhượng toàn bộ tỷ lệ góp vốn của bà trị giá 400 triệu đồng. Bà My nhấn mạnh: Trong vòng 7 ngày, nếu bà H. “không có văn bản trả lời về việc mua lại cổ phần thì được coi là từ chối về việc chuyển nhượng”. Đến ngày 14/12/2012, bà My gửi tiếp một thông báo khác, lần này giá chuyển nhượng “đội” lên thành 600 triệu đồng. Ngày 18/12/2012, bà H. gửi văn bản cho bà My nêu rõ: Hai thông báo với số vốn mâu thuẫn nhau của bà My không có căn cứ pháp lý để thực hiện. Theo biên bản xác định tỷ lệ vốn góp ngày 21/5/2012, phần vốn góp bà My nhận chuyển nhượng chỉ 441 triệu đồng. Mặt khác, khi công ty thua lỗ, bà H. đã đề nghị bà My thực hiện nghĩa vụ nộp tiền bù lỗ nhưng bà My chưa tuân thủ. Theo quy định của Luật Doanh nghiệp, hai thông báo mâu thuẫn của bà My không có cơ sở thực hiện.
Video đang HOT
Nguyễn Hoàng Thảo My, người chuyển nhượng tài sản trái phép cho Nguyễn Thành Long
Mặc dù Chủ tịch Hội đồng thành viên Công ty không chấp nhận thông báo, ngày 14/1/2013, bà My vẫn ký “Hợp đồng chuyển nhượng phần vốn góp” trị giá 600 triệu đồng cho ông Nguyễn Thanh Long. Bà My viết giấy gửi bà H. khẳng định “ông Long có đầy đủ tư cách là thành viên công ty” và đề nghị bà H. “hợp tác”(?).
TỐ CÁO BỊ CHIẾM ĐOẠT TÀI SẢN
Ông Nguyễn Thanh Long gửi giấy yêu cầu bà H. phải triệu tập cuộc họp hội đồng thành viên nhưng bà H. không chấp nhận. Theo quy định, ông Long chưa phải là thành viên công ty. Bà H. bức xúc: “Ông Long dẫn theo nhiều người 5 lần xộc vào công ty chi nhánh công ty khác gần đó (số 24 Lý Tự Trọng, quận 1) của tôi, gây cản trở kinh doanh, rúng ép tinh thần tôi. Tôi đã ghi âm, quay phim và yêu cầu công an xử lý hành vi của nhóm ông Long”.
Ngày 12/03/2013, khi kiểm tra địa chỉ kinh doanh 32 Đồng Khởi, bà H. phát hiện khóa niêm phong bị phá, ông Long đã tổ chức kinh doanh và chiếm giữ sử dụng toàn bộ tài sản. Chiều 17/3/2013, với tư cách là Chủ tịch Hội đồng thành viên, bà H. đến địa chỉ công ty yêu cầu ông Long rời khỏi trụ sở, chấm dứt kinh doanh. Bà H. phẫn nộ: “Tôi bị đe dọa hành hung, lập tức thoát ra ngoài để bảo vệ tính mạng của mình khi nghe họ đòi khóa trái cửa và đi thẳng về Công An phường Bến Nghé để trình báo. Và yêu cầu làm rõ từng cá nhân này và kiểm tra dấu hiệu kinh doanh không lành mạnh. Nhưng đến nay họ vẫn kinh doanh bình chân như vại”. Thật không thể tin nổi hành vi ngang nhiên, coi thường pháp luật diễn ra giữa thanh thiên bạch nhật mà không bị Công an phường Bến Nghé xử lý”.
Những đối tượng được cho là gây rối ở cơ sở kinh doanh của công ty Trăng Xanh tại 32 Đồng Khởi
Bên cạnh việc tố cáo hành vi chuyển nhượng vốn trái pháp luật, ngang nhiên phá khóa chiếm đoạt tài sản công ty và kinh doanh trái phép, bà H. yêu cầu Công an phường Bến Nghé nhanh chóng kiểm tra, xử lý. Bà H. khẳng định: “ Họ đã sử dụng Công ty chúng tôi để kinh doanh trái phép, không hóa đơn thuế, sử dụng lao động không hợp đồng, tôi đề nghị các cơ quan chức năng đóng cửa công ty để giao lại mặt bằng tại 32 Đồng Khởi cho Cơ quan chủ quản là UBND quận 1 trong thời gian sớm nhất”. Những nội dung tố cáo của bà H. cần sớm được làm rõ và xử lý nghiêm theo quy định pháp luật.
Đề nghị các cơ quan chức năng vào cuộc điều tra làm rõ các đối tượng trên là ai mà sử dụng băng nhóm để đe dọa hành hung chiếm đoạt Công ty giữa trung tâm thành phố ngay con đường du lịch đẹp nhất Thành phố Hồ Chí Minh, để cảnh tượng mất trật tự giữa đoạn đường Đồng Khởi như vậy.
Theo xahoi
Chuyển nhượng vốn: kẻ cười, người khóc!
Cùng là thoái vốn nhưng "thế bán" của mỗi DN lại khác nhau. Tất cả phụ thuộc vào "chất lượng" tài sản DN đang nắm giữ.
Cắt "cục nợ"...
Sáng 11/3, ĐHCĐ bất thường của CTCP Địa ốc 11 đã diễn ra tại TP. HCM tại TP. HCM. Theo thông tin công bố từ Công ty thì ĐHCĐ đã đồng ý với kế hoạch chuyển nhượng toàn bộ 40% vốn mà D11 đã góp vào Công ty TNHH Bất động sản Đại Hưng Phú. D11 dự kiến sẽ thu về 140 tỷ đồng, bằng với số tiền mà Công ty đã góp vào Đại Hưng Phú cách đây gần 4 năm.
Khoản đầu tư vào Vĩnh Hảo của GMD mang lại khoản lãi gần 140 tỷ đồng
Theo Bản cáo bạch, tháng 9/2009, Công ty TNHH Bất động sản Đại Hưng Phú được thành lập nhằm mục đích triển khai Dự án Khu nhà ở trên diện tích khoảng 1,75 héc-ta tại Lô số 6, Khu đô thị Phát triển An Phú, quận 2, TP. HCM. Giá trị góp vốn của D11 vào công ty này là 140 tỷ đồng, tương đương 40% vốn, được thực hiện dưới hình thức góp quyền sử dụng đất. Theo chứng thư thẩm định giá thì giá trị quyền sử dụng khu đất trên là 331,7 tỷ đồng. Chênh lệch giữa giá trị quyền sử dụng đất với giá trị vốn góp là 191,78 tỷ đồng sẽ được hoàn trả cho D11 (tuy nhiên, BCTC kiểm toán năm 2011 của D11 chưa ghi nhận số tiền này).
Dự án City Horse, gọi theo Báo cáo thường niên 2011 là Lexington Quận 2 dự kiến sẽ được xây dựng trên khu đất An Phú, Quận 2. Đây là dự án căn hộ - trung tâm thương mại, đang trong giai đoạn điều chỉnh quy hoạch, với 20 - 25 tầng, ước tổng mức đầu tư 2.000 tỷ đồng. Theo kế hoạch, việc xây dựng bắt đầu từ năm 2011 và đến 2013 - 2014 sẽ bàn giao nhà. Bản cáo bạch cũng cho biết, Dự án ước mang về gần 190 tỷ đồng lợi nhuận.
Tuy nhiên, việc triển khai Dự án đã bị chậm trễ và tình trạng chậm trễ dự báo sẽ còn kéo dài, ảnh hưởng không thuận lợi đến hoạt động kinh doanh của D11. Đây là một trong những lý do để D11 quyết chuyển nhượng vốn góp tại Đại Phú Hưng, để có vốn duy trì hoạt động Công ty và tiếp tục đầu tư các dự án dang dở. Theo phương án mà D11 vạch ra, nếu chuyển nhượng thành công, việc phân bổ vốn sẽ là dành 10 tỷ đồng cho hoạt động trả cổ tức, 40 tỷ đồng cho Dự án 7A Thoại Ngọc Hầu, 40 tỷ đồng cho Dự án 205 Lạc Long Quân và 20 tỷ đồng cho Dự án Phú Mỹ, quận 7...
D11 dự kiến sẽ thực hiện chuyển nhượng vốn theo hình thức đấu giá công khai. Nhưng theo giới quan sát, trong bối cảnh thị trường bất động sản ảm đạm và không riêng D11 muốn chuyển nhượng vốn góp, rất khó tìm được người chịu bỏ số tiền hàng trăm tỷ đồng để mua lại cổ phần ở Đại Hưng Phú. Chưa kể, Dự án City Horse mà Đại Hưng Phú được thành lập để triển khai hiện chỉ mới dừng ở giai đoạn bổ sung thủ tục.
...và chốt lời
Nếu D11 còn băn khoăn tìm người nhận chuyển nhượng vốn góp thì CTCP Đại lý Liên hiệp vận chuyển (GMD) lại khác. Ngày 31/1/2013, GMD đã chính thức hoàn tất giao dịch chuyển nhượng hơn 2 triệu cổ phần ở CTCP Nước khoáng Vĩnh Hảo cho một đối tác không được tiết lộ. Tuy nhiên, căn cứ vào thông tin Masan mua vào cổ phiếu Vĩnh Hảo đúng bằng số cổ phiếu mà GMD bán đi cùng thời điểm, nhiều khả năng đối tác ấy là Masan. Masan đã chi 85.000 đồng cho 1 cổ phiếu Vĩnh Hảo. Tính ra, GMD lãi gần 140 tỷ đồng từ khoản đầu tư này.
GMD đã đầu tư và trở thành cổ đông lớn nhất ở Vĩnh Hảo từ năm 2010. Đây là khoản đầu tư tài chính thuần túy và với việc "chọn mặt gửi tiền" đúng đắn, khoản đầu tư đã sinh lời gấp 4 lần so với giá trị ban đầu.
Thực tế, Vĩnh Hảo là thương hiệu nước khoáng nổi tiếng, hoạt động trong ngành thực phẩm - đồ uống rất hấp dẫn hiện nay. Về phần kinh doanh, tuy lợi nhuận năm 2011 và năm 2012 của Vĩnh Hảo còn ở mức khiêm tốn vài chục tỷ đồng/năm, nhưng căn cứ trên quy mô vốn 81 tỷ đồng và mức tăng trưởng lợi nhuận năm 2011 đạt 75%, đây là kết quả khả quan. Tập đoàn Masan đã nhìn thấy ở Vĩnh Hảo nhiều tiềm năng nên sẵn sàng trả giá cao để giành quyền mua lại cổ phần Vĩnh Hảo từ GMD.
Rõ ràng, không phải thời điểm mà chính chất lượng tài sản mới là yếu tố giúp DN thuận lợi hay khó khăn trong các kế hoạch thoái vốn.
Theo Dantri