Chiếm đoạt tài liệu mật và bi kịch của vị tướng
Vi phạm của người từng giữ cương vị rất cao ở Hà Nội và ngành Công an là một minh chứng về câu chuyện suy thoái đạo đức của cán bộ, đảng viên.
Ông Nguyễn Đức Chung bị truy tố với tội danh chủ mưu vụ chiếm đoạt tài liệu mật liên quan Công ty Nhật Cường
Ông Nguyễn Đức Chung, cựu Chủ tịch UBND TP Hà Nội, cựu Giám đốc Công an TP Hà Nội vừa bị truy tố với tội danh chủ mưu vụ chiếm đoạt tài liệu mật liên quan Công ty Nhật Cường.
Trước đó, vụ án “buôn lậu, vi phạm quy định về kế toán gây hậu quả nghiêm trọng” xảy ra tại Công ty Nhật Cường và một số đơn vị liên quan đã được Ban chỉ đạo Trung ương về phòng chống tham nhũng chỉ đạo quyết liệt.
Dư luận dành sự quan tâm đến vụ án Nhật Cường không phải chỉ bởi tình tiết Bùi Quang Huy – Tổng giám đốc công ty bỏ trốn đến nay vẫn chưa thể truy bắt mà còn bởi vụ việc liên quan trực tiếp đến người đứng đầu UBND TP Hà Nội.
Quá trình điều tra, cơ quan điều tra Bộ Công an xác định ông Chung và vợ là Nguyễn Thị Trúc Chi Hoa đều là người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan trong vụ án.
Rõ ràng với cương vị, kinh nghiệm nhiều năm làm cảnh sát điều tra, ông Chung không tự nhiên làm việc tày đình này. Hẳn ông Chung phải biết những vi phạm của mình và người thân trong vụ án nghiêm trọng tới mức độ nào. Và hành vi đánh cắp tài liệu mật chỉ là quyết định nối tiếp những quyết định sai trái trước đó.
Khi còn ở cương vị lãnh đạo Hà Nội, ông Nguyễn Đức Chung đã không giữ được mình, thậm chí để cả vợ con, người nhà tham gia vào các dự án, gói thầu mà bằng ảnh hưởng của mình ông có thể tác động tới kết quả.
Có lẽ, ông Chung đã bỏ ngoài tai nhiều dư luận không hay về mình để lún sâu vào các vi phạm. Bi kịch của vị tướng có cả vi phạm pháp luật và vi phạm đạo đức người đảng viên.
Mới đây, trong một cuộc họp quan trọng, Chủ tịch nước Nguyễn Phú Trọng nhấn mạnh, việc xử lý hàng trăm cán bộ cao cấp, cả Ủy viên Bộ Chính trị, Ủy viên Trung ương trong nhiệm kỳ khóa XII đã tạo sự răn đe, cảnh tỉnh.
Ngay cả khi Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ XIII sắp diễn ra thì công tác kỷ luật Đảng vẫn tiếp tục làm chặt chẽ để ngăn ngừa những sai phạm đau xót.
Vụ án chiếm đoạt tài liệu mật và những vi phạm liên quan của ông Nguyễn Đức Chung đang được đưa ra xét xử là minh chứng cho thấy sự kiên quyết thanh lọc bộ máy của Đảng.
Video đang HOT
Điều này rất hợp lòng dân. Bởi trong tất cả những vi phạm, tội danh của hơn 100 cán bộ cấp chiến lược bị xử lý kỷ luật thời gian qua, đều có sự khiếm khuyết, suy thoái về đạo đức, làm giảm niềm tin của nhân dân vào đội ngũ lãnh đạo.
Chi tiết các lần cựu cán bộ Bộ Công an chiếm đoạt tài liệu rồi đưa cho ông Nguyễn Đức Chung
Cáo trạng của Viện Kiểm sát nhân dân (VKSND) Tối cao xác định, cựu cán bộ Cục Cảnh sát điều tra tội phạm về tham nhũng, kinh tế, buôn lậu, Bộ Công an đã 5 lần chiếm đoạt 9 tài liệu mật, trong đó 2 lần chuyển 7 tài liệu cho cựu Chủ tịch Hà Nội Nguyễn Đức Chung.
Không nhớ chụp tài liệu của ai trong đơn vị
Cụ thể, kết quả điều tra xác định, Phạm Quang Dũng - cựu cán bộ Cục Cảnh sát điều tra tội phạm về tham nhũng, kinh tế, buôn lậu là người đã 5 lần chiếm đoạt 9 tài liệu thuộc danh mục bí mật nhà nước độ "Mật".
Các tài liệu này liên quan đến vụ án "Công ty Nhật Cường", trong đó có 2 lần Phạm Quang Dũng đã chuyển 7 tài liệu cho ông Nguyễn Đức Chung.
Cụ thể, lần 1 vào khoảng đầu tháng 8/2019, lúc này Phạm Quang Dũng dùng điện thoại chụp 1 tài liệu là "Kế hoạch điều tra (tiếp theo kế hoạch điều tra ngày 28/6/2019) vụ án Buôn lậu, vi phạm quy định về kế toán gây hậu quả nghiêm trọng, Rửa tiền xảy ra tại Công ty TNHH Thương mại & kỹ thuật Dịch vụ Nhật Cường ngày 5/8/2019".
Dũng khai không nhớ đã dùng điện thoại chụp tài liệu này của ai trong đơn vị.
Lực lượng chức năng tiến hành khám xét nhà ông Nguyễn Đức Chung tối ngày 28/8/2020.
Dũng sau đó đã gọi điện qua ứng dụng "Viber" để trao đổi nội dung tài liệu cho cựu Chủ tịch UBND TP.Hà Nội.
Cơ quan An ninh điều tra đã thu giữ điện thoại của Phạm Quang Dũng, phát hiện còn lưu file ảnh chụp tài liệu này.
Lần thứ 2, trong khoảng thời gian từ ngày 19/8/2019 đến ngày 24/8/2019, Dũng đã photo tại cơ quan để mang về nhà 3 tài liệu. 3 tài liệu này gồm báo cáo đề xuất về việc liên quan Sở Thông tin và Truyền thông Hà Nội trong vụ án xảy ra tại Công ty Nhật Cường và Nhật Cường Software ngày 18/8/2019; báo cáo sơ kết vụ án về việc liên quan Sở Thông tin và Truyền thông Hà Nội trong vụ án xảy ra tại Công ty Nhật Cường và Nhật Cường Software ngày 18/8/2019; báo cáo ngày 9/8/2019 về kết quả điều tra từ ngày 5/8/2019 đến 9/8/2019.
Trước khi chuyển tài liệu cho ông Nguyễn Đức Chung, từ 22 giờ 55 phút đến 23 giờ 7 phút ngày 24/8/2019, Phạm Quang Dũng đã sử dụng điện thoại di động chụp ảnh, lưu giữ 3 tài liệu, báo cáo trên tại nhà Dũng.
Cơ quan An ninh điều tra đã thu giữ điện thoại của Dũng, trong đó còn lưu giữ 3 tài liệu trên. Dũng khai không nhớ lấy và chụp tài liệu trên của ai trong đơn vị.
Tối ngày 25/8/2019, Dũng đã liên hệ, thông báo cho Nguyễn Đức Chung về việc có tài liệu và cho người đến nhận, đồng thời cho 3 tài liệu trên và 1 tài liệu là "Bảng tổng hợp thu/chi của Công ty Nhật Cường Software từ năm 2017 đến năm 2019" (đây là tài liệu mà Dũng có được khi tham gia kiểm tra, khôi phục hệ thống phần mềm ERP của Công ty Nhật Cường vào đầu tháng 7/2019) cho vào 1 phong bì khổ A4, dán kín.
Theo yêu cầu của ông Nguyễn Đức Chung, từ 19 giờ 32 phút đến 22 giờ 37 phút cùng ngày, Nguyễn Hoàng Trung đã gọi điện, nhắn tin qua ứng dụng Zalo với Dũng để hẹn gặp và nhận phong bì chứa 4 tài liệu trên.
Ngay sau đó, Nguyễn Hoàng Trung đã mang tài liệu đến nhà và đưa cho cựu Chủ tịch UBND TP.Hà Nội. Trung thừa nhận việc chuyển tài liệu trên, tuy nhiên nói không biết đây là tài liệu liên quan vụ án "Công ty Nhật Cường".
Đột nhập chụp trộm tài liệu lúc giữa đêm
Ở lần chiếm đoạt thứ 3, khoảng ngày 4/9/2019, Dũng đã photo tại cơ quan để mang về nhà 1 tài liệu là "Báo cáo đề xuất việc liên quan Sở thông tin và truyền thông Hà Nội trong vụ án xảy ra tại Công ty Nhật Cường và Nhật Cường Software, đề ngày 29/8/2019".
Phạm Quang Dũng (ngoài cùng bên phải) đã đánh trộm chìa khóa của Trưởng phòng 14, sau đó giữa đêm đột nhập vào phòng làm việc của người này rồi chụp trộm tài liệu.
Cơ quan Anh ninh điều tra đã thu giữ tài liệu trên điện thoại di động của Dũng, Dũng cũng khai không nhớ lấy và photo tài liệu này của ai trong đơn vị. Ở lần này, Dũng khai gọi điện qua Viber để trao đổi thông tin, tài liệu cho ông Chung.
Lần thứ 4, khoảng cuối tháng 2/2020, đầu tháng 3/2020, Dũng đã lấy 1 tài liệu là "Báo cáo tình hình, kết quả công tác tháng 2/2020/BC-C03-P1 ngày 24/2/2020 của Cục Cảnh sát điều tra tội phạm về tham nhũng, kinh tế, buôn lậu, Bộ Công an".
Cơ quan An ninh điều tra đã thu giữ tài liệu này tại nhà Dũng, Dũng khai không nhớ lấy và photo tài liệu của ai tron đơn vị. Tài liệu này Dũng khai chưa chuyển cho cựu Chủ tịch Nguyễn Đức Chung.
Lần cuối cùng Dũng thực hiện chiếm đoạt tài liệu là vào khoảng ngày 4/6/2020. Theo đó, khoảng 23h ngày 4/6/2020, Dũng đã đột nhập vào phòng làm việc của Trưởng phòng 14, Cục Cảnh sát điều tra tội phạm về tham nhũng, kinh tế, buôn lậu.
Trước đó Dũng đã lấy và đánh trộm chìa khóa phòng làm việc của Trưởng phòng 14.
Ở lần đột nhập này, Dũng dùng điện thoại chụp 3 tài liệu gồm 26 trang, tương ứng với 26 file ảnh chụp tại bàn làm việc của Trưởng phòng 14.
Các tài liệu gồm báo cáo kết quả trích xuất dữ liệu và thanh toán tiền hàng Buôn lậu cho 16 nhà cung cấp của Công ty Nhật Cường ngày 6/5/2020; tài liệu báo cáo đồng chí Thứ trưởng Nguyễn Duy Ngọc về tiến độ, kết quả, kế hoạch kết luận điều tra vụ án xảy ra tại Công ty Nhật Cường ngày 30/5/2020; báo cáo kết quả xác minh việc Công ty Nhật Cường cung cấp dịch vụ công cho TP.Hà Nội từ 2017 đến 2019, tháng 6/2020.
Cáo trạng của VKSND Tối cao xác định, sau khi chiếm đoạt được số tài liệu này, vào 7 giờ 23 phút ngày 10/6/2020, Dũng sử dụng Viber chuyển cho Nguyễn Đức Chung 3 tài liệu trên gồm 26 file ảnh.
Sau khi nhận được, ông Chung đã chuyển qua Viber cho Nguyễn Hoàng Trung để yêu cầu in ra giấy.
Nguyễn Hoàng Trung sau đó chuyển qua Viber cho Nguyễn Anh Ngọc nhờ Ngọc in ra giấy để Trung chuyển lại cho cựu Chủ tịch Hà Nội.
Sau khi chuyển 26 file ảnh qua ứng dụng Viber, Trung đã xóa các file ảnh trên ứng dụng, Anh Ngọc thì sao chép và lưu giữ các file này trên máy tính tại phòng làm việc và thẻ nhớ USB.
Cơ quan An ninh điều tra đã khám xét nơi làm việc của Nguyễn Anh Ngọc và thu giữ được máy tính, USB còn lưu giữ 26 file ảnh trên.
Chiều ngày 25/6/2020, theo yêu cầu của ông Nguyễn Đức Chung, Nguyễn Hoàng Trung đã cùng Nguyễn Anh Ngọc chỉnh sửa, che phần chữ ký của điều tra viên tại trang cuối file ảnh tài liệu để in ra giấy, đưa lại cho ông Chung.
Ngọc và Trung khai đã đọc và biết là các tài liệu điều tra của vụ án "Công ty Nhật Cường".
Cơ quan An ninh điều tra Bộ Công an đã tiến hành thực nghiệm điều tra, cho Dũng dùng chìa khóa mà dũng đã khai tự đánh mở khóa phòng làm việc của Trưởng phòng 14, kết quả Dũng mở được khóa phòng làm việc này.
Ông Nguyễn Đức Chung dùng số điện thoại nước ngoài, Viber liên lạc với đồng phạm Cựu Chủ tịch Hà Nội Nguyễn Đức Chung dùng 2 số đi động, trong đó có số thuê bao nước ngoài, cùng các ứng dụng Viber, Zalo để liên lạc với đồng phạm. Cơ quan An ninh điều tra Bộ Công an vừa hoàn tất kết luận, đề nghị VKSND Tối cao truy tố cựu Chủ tịch UBND TP Hà Nội Nguyễn Đức...