Chiếm 46,4% thị phần, Canon dẫn đầu thị trường máy ảnh kỹ thuật số VN
Giới công nghệ không chỉ xoay quanh sự cạnh tranh giữa những chiếc smartphone, mà còn chứng kiến “cuộc chiến” của cả thương hiệu máy ảnh, cái tên nổi bật trong đó có Canon.
Khi thị trường máy ảnh ngày càng mở rộng cùng với sự gia tăng nhanh chóng số lượng nhiếp ảnh gia chuyên nghiệp, các hãng công nghệ cũng phải không ngừng đổi mới, nắm bắt thị hiếu để không bị bỏ lại phía sau.
Cộng đồng nhiếp ảnh gia Việt ngày càng lớn mạnh
Vài năm về trước, bản đồ nhiếp ảnh thế giới chỉ ghi nhận vài tên tuổi đến từ Việt Nam như nhiếp ảnh gia Maika Elan – người đoạt giải Word Press Photo 2013 cho bộ ảnh The pink choice; nhiếp ảnh gia Hoàng Giang Hải – chủ nhân tác phẩm vào top những bức ảnh đẹp nhất của National Geographic… Tuy nhiên những năm gần đây, nhiều tên tuổi Việt đã trở nên quen thuộc với giới nhiếp ảnh quốc tể.
Giải thưởng uy tín SkyPixel đã gọi tên không ít nhiếp ảnh gia Việt. Điển hình, nhiếp ảnh gia Tuấn Nguyễn giành giải nhì cho hạng mục “Niềm vui” với tác phẩm Salt harvest; Trung Phạm chiến thắng thuyết phục ở hạng mục Thể thao với tác phẩm Running through sand dunes. Gần đây nhất, nhiếp ảnh gia Lê Văn Vinh là chủ nhân của giải nhất hạng mục Con người trong thiên nhiên của cuộc thi do Tổ chức bảo vệ thiên nhiên quốc tế The Nature Conservancy triển khai với tác phẩm Dance in the sea.
Bức ảnh Dance in the sea (Vũ điệu trên biển) đạt giải nhất cho hạng mục “Con người trong thiên nhiên” của nhiếp ảnh gia Lê Văn Vinh.
Không khó nhận ra, cộng đồng nhiếp ảnh tại Việt Nam đang chứng kiến sự chuyển mình lớn, khi người yêu nhiếp ảnh trở nên đông đảo và ngày càng chuyên nghiệp hơn. Nhiếp ảnh hiện nay cũng được xem là một nghề thực thụ, có thể mang lại nguồn thu nhập tốt, thậm chí “khủng” cho người có thực lực và muốn sống bằng niềm đam mê.
Thương hiệu máy ảnh được lòng giới nhiếp ảnh gia Việt
Video đang HOT
Thị trường máy ảnh tại Việt Nam luôn chứng kiến sự cạnh tranh, vận động, các hãng sản xuất không ngừng tung ra những mẫu máy ảnh mới, đáp ứng đa dạng nhu cầu của người đam mê nhiếp ảnh chuyên nghiệp và nghiệp dư. Trên đường đua dành cho nhiếp ảnh gia chuyên nghiệp, Canon luôn chứng tỏ vị thế cao.
Đã hơn 30 năm từ ngày Canon đánh dấu sự chuyển mình với chiếc máy ảnh DSLR đầu tiên với nhiều thăng trầm, hãng công nghệ vẫn được lòng giới nhiếp ảnh gia. Trong 3 quý đầu năm, Canon tiếp tục đứng đầu về dòng máy DSLR với 70,9% thị phần tại Việt Nam. Tính đến tháng 9, mảng máy ảnh kỹ thuật số của hãng chiếm 46,4% thị phần, tăng 4% so với 2018.
Canon EOS-1D X Mark III – máy ảnh sắp ra mắt vào đầu năm 2020, hứa hẹn tạo dấu ấn mạnh trong dòng DSLR.
Không ngủ quên trên chiến thắng
Giới nhiếp ảnh không chỉ xoay quanh những dòng máy như DSLR. Canon càng nhận thức được điều này rõ ràng. Vì vậy, hãng không chỉ tập trung phát triển một dòng sản phẩm. Những nỗ lực nghiên cứu và sản xuất được chia đều cho cả máy ảnh kỹ thuật số DSLR và không gương lật ( mirroless).
Canon vừa vượt mốc 100 triệu chiếc máy ảnh EOS được sản xuất vào tháng 9 vừa qua.
Sự ra đời của chiếc máy ảnh không gương lật là một bước ngoặt lớn trong giới nhiếp ảnh. Riêng với Canon, việc ra mắt chiếc máy ảnh mirroless EOS R hay EOS RP đã minh chứng cho hành trình luôn đổi mới để đáp ứng thị trường đầy tiềm năng. Theo thống kê của hãng, tháng 9 đánh dấu cột mốc đáng nhớ với dòng EOS khi EOS R là chiếc máy ảnh thứ 100 triệu thuộc dòng này được sản xuất.
Nhận được phản hồi tích cực của người yêu nhiếp ảnh Việt, chỉ sau một thời gian ngắn tập trung tham gia phân khúc này tại Việt Nam, những chiếc máy ảnh này đã đưa tên tuổi của Canon lên vị trí thứ hai với 32,9% thị phần máy ảnh không gương lật.
Canon iNSPiC – dòng máy ảnh góp phần làm sống dậy trào lưu chụp và in ảnh liền của giới trẻ.
Vào tháng 6 vừa qua, Canon lần đầu tiên ra mắt chiếc máy ảnh chụp và in ảnh liền tại Việt Nam. Canon tin rằng giới trẻ Việt ngày nay không chỉ thích ngắm ảnh qua màn hình điện thoại, họ cũng thích in những tấm ảnh lưu giữ khoảnh khắc để giữ làm kỷ niệm, trưng bày hoặc trang trí. Đó là yếu tố khuyến khích Canon nghiên cứu và ra mắt máy ảnh chụp và in ảnh lấy liền như iNSPiC. Đây là bước tiến mạnh dạn của Canon, khi hãng không ngần ngại nghiên cứu, phát triển nhiều thiết bị hình ảnh đa dạng bên cạnh những dòng vốn có chỗ đứng vững chắc, nhằm tạo ra nhu cầu mới và tăng tính cạnh tranh trên thị trường công nghệ hiện nay.
Theo Zing
Phong trào tẩy chay của người Hàn thất bại trước máy ảnh Nhật
Không có sự thay thế từ các hãng nội địa, người Hàn dù phát động tẩy chay mạnh mẽ đồ Nhật cũng không thể loại bỏ máy ảnh Nhật Bản, theo Koreantimes.
Bốn hãng máy ảnh của Nhật đang thống trị thị trường Hàn Quốc. Theo số liệu từ Euromonitor International, một công ty nghiên cứu thị trường, thị phần gộp của Sony, Canon, Nikon và Panasonic đã lên đến 97% ở Hàn Quốc trong năm ngoái. Dự báo năm 2019 này có thể thị phần nhích lên tiếp 97,4%. Hãng dẫn đầu là Sony với 41,1%, theo sau là Canon 34,5%, Nikon 19,9% và Panasonic vỏn vẹn 1,5%. Đối với Sony, họ đã dẫn đầu thị trường mirrorless Hàn Quốc 8 năm liên tiếp.
Đây là một kết quả không làm người ta ngạc nhiên. Mặc dù căng thẳng chính trị đang khiến người dân Hàn Quốc tây chay dữ dội hàng hóa, du lịch Nhật Bản, nhưng họ không thể làm gì với sản phẩm ghi hình xứ mặt trời mọc. Nguyên nhân bởi các hãng công nghệ trong nước như Samsung, LG không cung cấp lựa chọn thay thế tương xứng nào ở máy ảnh, máy quay. Do vậy, Sony hay Canon không vấp phải cạnh tranh từ thương hiệu trong nước.
Phong trào bài Nhật bùng nổ mạnh mẽ ở Hàn Quốc không làm gì được mặt hàng máy ảnh
Thất bại ở thị trường camera của doanh nghiệp Hàn đã tạo cơ hội cho thương hiệu Nhật Bản chiếm lĩnh quê nhà họ, khiến người tiêu dùng không còn lựa chọn nào khác. Theo số liệu do Danawa cung cấp, doanh số bán máy ảnh tháng Bảy vừa qua đã tăng nhẹ 15% so với tháng Năm, bất chấp việc phong trào tẩy chay lên cao. Không như đồ uống, quần áo, đồ tiêu dùng hàng ngày, xe hơi,... máy ảnh và máy quay là thứ Nhật Bản không thể bị thay thế.
Tuy nhiên, Euromonitor International lưu ý thêm rằng nhu cầu mua sắm camera của người dân Hàn Quốc đang xuống thấp. Năm 2014, có 950.000 chiếc được tiêu thụ. Nhưng đến 2018 thì con số giảm mạnh còn 452,700 sản phẩm mà thôi. Nhà phân tích James Kang làm việc tại đây giải thích rằng chính smartphone là thủ phạm gây ra suy giảm. Chẳng phải vì khuynh hướng bài Nhật như nhiều lo ngại, mà do các hãng smartphone ngày càng cải tiến chức năng camera, khiến người dùng ít có nhu cầu mua thiết bị chuyên dụng hơn.
Thất bại ở thị trường camera của doanh nghiệp Hàn đã khiến người tiêu dùng không còn lựa chọn nào khác ngoài máy ảnh Nhật
Tuy vậy, các công ty Nhật Bản vẫn "quan sát chặt chẽ diễn biến tiếp theo" thay vì thả lỏng. Họ đều rất cẩn trọng không tiết lộ về tăng trưởng doanh số máy ảnh. Gần đây Sony ra mắt chiếc compact RX100 VII tại Hàn Quốc nhưng không tổ chức sự kiện nào. Họ trình làng sản phẩm "trong sự im lặng" chứ không tìm cách thu hút chú ý từ công chúng. Tất cả đều từ chối bình luận về phong trào bài Nhật đang lan rộng, khuynh hướng chính trị hay doanh số. Các hoạt động quảng bá sản phẩm mới cũng bị dẹp bỏ, tránh gây ồn ào tại thời điểm nhạy cảm này.
Trong khi các hãng máy ảnh Nhật gặp khó khăn để duy trì hình ảnh trước công chúng Hàn Quốc, thương hiệu nước Đức Leica lại rất tích cực. Mặc dù chịu bất lợi về giá bán đắt đỏ so với đối thủ, công ty vẫn đang tăng cường sự hiện diện của mình. Vào tháng Bảy, chi nhánh Hàn Quốc đã mở một cửa hàng độc lập ở Cheongdam-dong, phía nam Seoul. Đây là nơi tập trung tất cả cửa hàng của các thương hiệu tiêu dùng xa xỉ. Không chỉ cho phép trải nghiệm và tư vấn về sản phẩm, cửa hàng Leica ở Cheongdam-dong cũng kiêm luôn cả dịch vụ hậu mãi.
Theo VN Review
Canon gây quỹ cộng đồng cho máy ảnh có kích thước chỉ bằng chiếc USB, cảm biến 13MP Trước bối cảnh máy ảnh ngày càng thất thế bởi sự phổ biến của smartphone, các hãng máy ảnh như Canon phải tìm biện pháp nhằm thu hút các nhiếp ảnh gia không chuyên. Camera trên smartphone ngày càng được cải thiện theo thời gian và dần dần thay thế hoàn toàn cho các mẫu camera point-and-shoot truyền thống. Mặc dù vẫn còn...