Chiếc xe gãy làm đôi và nỗi dằn vặt suốt đời của người mẹ trẻ
Thoát khỏi lưỡi hái của tử thần nhưng người phụ nữ 24 tuổi này cùng lúc mất đi cả chồng sắp cưới và con gái, đau đớn hơn khi cô lại chính là người đã giết họ.
Dù đã áp dụng nhiều biện pháp, hình thức cảnh báo, xử lý nhưng số vụ tài xế lái xe trong tình trạng say rượu bia vẫn không ngừng gia tăng tại hầu hết các nước trên thế giới. Đây cũng chính là nguyên nhân của nhiều vụ tai nạn đặc biệt nghiêm trọng đã trở thành nỗi sợ hãi ám ảnh với người tham gia giao thông, gây không ít bức xúc, phẫn nộ trong dư luận. Loạt bài “Những tai nạn thảm khốc do tài xế phê ma túy/say xỉn” sẽ phần nào giúp độc giả hình dung những gì mà cả hung thủ và nạn nhân đã phải trải qua để có được sự lựa chọn tốt nhất cho mình.
Tai nạn do chính mình gây ra
Ngày 30/4/2017 là ngày yên bình cuối cùng trong cuộc đời Carly Tomlinson dù rằng tròn 1 tháng nữa mới đến lễ cưới chính thức của cô, một cuộc sống mới tươi đẹp đang mở ra ngay trước mắt.
James Watson và cô con gái 6 tuổi – Ruby Watson
Tối hôm đó, cô cùng người bạn trai lâu năm và cũng là chồng sắp cưới James Watson với cô con gái 6 tuổi đáng yêu của họ – Ruby Watson tới dự tiệc mừng tại nhà một người bạn.
Buổi tối vui vẻ bắt đầu từ 20h. Carly cùng James được rót những ly cocktail khá mạnh trong lúc tán gẫu với người thân, bạn bè và nhún nhảy theo nhạc. Mọi thứ rất thật tuyệt.
1h sáng hôm sau, bữa tiệc mới kết thúc. “Tôi thấy hơi chếnh choáng nhưng cảm thấy mình vẫn chưa say trong khi James uống khá nhiều nên tôi quyết định ngồi vào vị trí của lái xe rồi nổ máy”, Carly nhớ lại.
Người phụ nữ 24 tuổi không hề do dự, cầm vô lăng và phóng với tốc độ gần 100 km/h trên con đường hai làn khá quen thuộc. Cả gia đình 3 người đã rất phấn khích sau một đêm vui vẻ, hát và cười ầm ĩ. Đó là ký ức đẹp đẽ cuối cùng của Carly.
Video đang HOT
Đi được nửa đường, chiếc xe bỗng mất kiểm soát, đâm vào lan can rồi vào cột điện báo và cuối cùng đâm vào một bức tường đá trên đường Kilbourne, ở Belper, Derbys. Xe gần như gãy làm đôi còn James Watson đã chết ngay tại chỗ. Cô bé Ruby Watson bị thương nặng ở đầu và cũng không qua khỏi sau đó.
Trong vụ tai nạn do chính mình gây ra, Carly cũng bị thương rất nặng. Cô bị gãy 12 xương sườn, lá lách bị rách, gãy xương chậu và xương đùi. Carly đã phải điều trị một tháng trời vì hôn mê bất tỉnh.
Nơi xảy ra tai nạn kinh hoàng
Nỗi ám ảnh theo suốt cuộc đời
“Trong suốt thời gian đó, bố mẹ luôn túc trực bên cạnh, nhưng họ không nói chuyện đã xảy ra. Và thực tế ấy như giáng cho tôi một đòn chí mạng. Lúc đó, tôi chỉ lờ mờ nhớ rằng chồng tôi nằm đó còn con gái thì vỡ hết đầu. Thảm cảnh hiện ra trước mắt mà sao đau đớn và ám ảnh quá”, Carly bật khóc kể lại.
Hơn 1 năm sau, Carly Tomlinson mới dám quay lại nơi xảy ra tai nạn
Kết quả xét nghiệm cho thấy nồng độ cồn trong máu Carly vượt gấp đôi ngưỡng cho phép. Dù bị thương rất nặng nhưng Carly vẫn phải chịu tội trước pháp luật. Vào ngày 22/6 vừa qua, Carly Tomlinson bị tòa án Notingham Crown tuyên phạt 2 năm tù và cấm lái xe trong vòng 4 năm. Thẩm phán trong tòa án tuyên bố, việc làm của Carly là một tội ác, một vụ tai nạn nghiêm trọng. Cô đã giết hai mạng người. Đó là những người cô yêu thương, chồng chưa cưới và con gái.
“Tôi đã rất đau lòng với những gì xảy ra vào đêm đó. Nếu chết được tôi sẽ thay thế cho James và Ruby”, Carly Tomlinson cảm thấy vô cùng hối hận và tự nhận bản thân là người đã gây ra tội ác ấy.
Carly cho biết những đau đớn về thể chất vẫn giày vò cô ngày qua ngày, nhưng nỗi ám ảnh về điều cô gây ra còn tệ hơn nhiều khi mà cái chết của chồng con cứ đè nặng lên tâm trí. “Mỗi khi cố chìm vào giấc ngủ, tôi đều gục mặt xuống gối gào khóc. Tôi thậm chí không muốn tỉnh giấc hay ăn uống. Tôi mòn mỏi chờ một cuộc gọi từ James hay Ruby, dù biết họ sẽ không bao giờ tỉnh lại. Tôi đã tự tay tước đi tất cả cuộc sống của mình”, người phụ nữ 24 tuổi đau đớn.
Theo Danviet
TQ gấp rút phát triển tiêm kích hạm mới thay thế "thảm họa J-15"
Trung Quốc đang theo đuổi dự án phát triển tiêm kích hạm mới phục vụ tham vọng thống trị đại dương, trong bối cảnh chiến đấu cơ J-15 liên tục gặp trục trặc, thậm chí gây tai nạn thảm khốc.
Coi J-15 là một thảm họa nhưng Trung Quốc hiện không có tiêm kích hạm thay thế.
Theo tờ Bưu điện Hoa nam Buổi sáng (SCMP), J-15 được Trung Quốc chế tạo dựa trên nguyên mẫu tiêm kích hai động cơ Su-33 của Nga. Đây là một thiết kế đã 30 năm tuổi.
Với trọng lượng cất cánh tối đa lên tới 33 tấn, J-15 là một trong những tiêm kích hạm nặng nhất thế giới. J-15 hiện đang được sử dụng trên tàu sân bay đầu tiên của Trung Quốc, tàu sân bay Liêu Ninh.
Trung Quốc cần phải chế tạo mẫu tiêm kích hạm mới nhằm đáp ứng yêu cầu của 4 nhóm tác chiến tàu sân bay để có thể cụ thể hóa tham vọng thống trị đại dương, theo chuyên gia hải quân Li Jie ở Bắc Kinh.
Theo ông Li, tiêm kích tàng hình FC-31 là ứng viên rất phù hợp để thay thế J-15. F-31 là mẫu tiêm kích tàng hình lần đầu bay thử nghiệm năm 2012 và nhẹ hơn nhiều so với J-15.
Trung tướng Zhang Honghe, phó tư lệnh không quân Trung Quốc, tiết lộ trên SCMP rằng, "mẫu tiêm kích hạm mới thay thế J-15" đang được phát triển.
Theo các chuyên gia, một lý do khác khiến Trung Quốc đẩy mạnh việc phát triển tiêm kích hạm mới là bởi hàng loạt những trục trặc, thậm chí tai nạn chết người liên quan đến J-15.
Nguồn tin giấu tên tiết lộ với SCMP rằng, ít nhất 4 vụ tai nạn chết người liên quan đến J-15 trong những năm qua. Các phi công dày dạn kinh nghiệm tử nạn trên chiếc J-15 được coi là tổn thất không thể khắc phục.
Tiêm kích J-15 mang theo vũ khí cất cánh trên tàu sân bay Liêu Ninh.
"J-15 là một mẫu tiêm kích có nhiều vấn đề. Hệ thống điều khiển không ổn định gây ra hàng loạt vụ tai nạn chết người trong hai năm qua", nguồn tin nói.
Phi công Zhang Chao, 29 tuổi, thiệt mạng trong vụ tai nạn tháng 4.2016, khi anh ta cố gắng cứu chiếc J-15. 3 tuần sau, đến lượt phi công ngoài 40 tuổi, Cao Xianjian, bị thương nặng khi cố gắng hạ cánh chiếc J-15. Vụ tai nạn khiến phi công này phải điều trị suốt 1 năm.
Toàn bộ tiêm kích J-15 phải ngừng hoạt động suốt 3 tháng sau đó để điều tra. Điều này làm ảnh hưởng đến tinh thần của lực lượng không quân và hải quân Trung Quốc.
Không chỉ J-15, nhiều chiến đấu cơ do Trung Quốc sản xuất cũng gặp nhiều vấn đề bởi Bắc Kinh thường chỉ nhái các mẫu chiến đấu cơ Nga, Mỹ chứ không nắm rõ được công thức chế tạo.
Một lý do khác khiến nhiều phi công Trung Quốc tử nạn là bởi họ được yêu cầu phải cố gắng "bảo vệ máy bay" cho đến cuối cùng, nên không còn thời gian thoát ra ngoài.
"Máy bay có thể được sửa chữa, chế tạo mới chứ tính mạng phi công thì không thể thay thế được", một cựu binh nói. Hồi đầu năm nay, đài truyền hình trung ương Trung Quốc CCTV đăng thông điệp ca ngợi phi công Zhang và Cao vì đã cố gắng cứu máy bay.
Hãi hùng cảnh hành khách bám víu vào phà đang chìm ngoài khơi Indonesia Một chiếc phà chở 138 người đã chìm ngoài khơi Indonesia, làm ít nhất 24 người thiệt mạng. Video tại hiện trường cho thấy hàng chục hàng khách cố gắng bám víu, đu mình vào một bên phà nhằm tránh bị rơi xuống biển. Hành khách bám víu, đu mình ở mạn phà để tránh bị rơi xuống biển trong lúc chờ đội...