‘Chiếc váy li dị’ làm điên đảo cộng đồng mạng
Một nữ sinh Anh đã nhanh chóng trở nên nổi tiếng sau khi đăng tải hình ảnh chiếc váy cưới làm từ đơn li dị.
Dựa trên thiết kế gợi nhớ tới chiếc váy Emanuelle nổi tiếng từng được công nương Diana mặc từ thế kỷ trước. Demi đã tận dụng tới 1.500 lá đơn li dị thật làm nguyên liệu thay cho vải.
Chiếc váy này thể hiện thực trạng ngày càng nhiều người nhanh chóng li dị nhau chẳng bao lâu sau khi tiến đến hôn nhân.
Ban đầu Demi Barnes (15 tuổi) chỉ định chia sẻ những bức ảnh chụp chiếc váy mình mới làm cho một bài tập mỹ thuật với người chị họ ở Italy thông qua Facebook.
Demi Barnes và chiếc váy
Thế nhưng chỉ trong vòng vài ngày sau đó, thiết kế ấn tượng của chiếc váy đã lan truyền chóng mặt trên trang mạng xã hội này và đạt tới 40.000 like.
Không chỉ vậy, một số người hâm mộ còn liên lạc với cô bé 15 tuổi tài năng này để nhờ thiết kế váy cho họ.
Thậm chí, một số nhà thiết kế đã ngỏ lời muốn được làm theo thiết kế của Demi, họ cho rằng chiếc váy thực sự là một tác phẩm công phu và phức tạp.
Giờ đây, Demi đang dự định sẽ tiếp tục cống hiến nhiều hơn cho công việc thiết kế thời trang.
Theo Tinngan
Lật lại lịch sử lãng mạn của váy cưới
Váy cưới luôn được chăm chút nhất nhằm tôn vinh vẻ đẹp cô dâu trong ngày trọng đại.
Video đang HOT
Váy cưới - Tôn vinh đẳng cấp và vẻ đẹp của tân nương
Hôn nhân được coi là một trong những sự kiện trọng đại của đời người. Trong suốt lịch sử, phụ nữ đã cố gắng làm cho chiếc váy cưới trở nên đặc biệt để khiến họ trông xinh đẹp và lộng lẫy hơn trong ngày hạnh phúc.
Nhằm mục đích này, từ xa xưa, các cô dâu đã không tiếc tiền của để chi trả cho những chiếc váy cưới làm từ chất liệu cao cấp như nhung, lụa, tơ, satin, lông thú và vải dệt bằng sợi vàng và sợi bạc.
Với sự ra đời của chế độ quân chủ lập hiến, đám cưới hoàng gia trở thành một sự kiện lớn được chú ý của cả đất nước, bởi những công chúa "xuất giá" xa quê hương vẫn muốn gây ấn tượng với các "thần dân" ở xứ sở mới. Chiếc váy cưới đầu tiên được ghi nhận thuộc về công chúa Philippa, con gái vua Henry IV nước Anh, trong đám cưới với hoàng tử Erik của Đan Mạch vào năm 1406.
Váy cưới thời xưa với chất liệu và phụ kiện trang trí xa xỉ chứng tỏ "đẳng cấp" của cô dâu
Tuy nhiên, bởi sự tốn kém, ở vài thế kỉ trước, chỉ những phụ nữ xuất thân hoàng gia hoặc giàu có mới có đủ "khả năng" sở hữu một chiếc váy cưới đặc biệt chỉ mặc duy nhất một lần trong đời. Nhưng để khiến mình trông xinh đẹp hơn, những cô dâu thuộc tầng lớp bình dân vẫn cố gắng "sao chép" trang phục của phụ nữ ở tầng lớp xã hội cao hơn.
Do hầu hết váy cưới thời trước đều được sản xuất thủ công, nên việc sử dụng càng nhiều chất liệu và phụ kiện trang trí sang trọng chỉ ra độ giàu có của một người hoặc vị trí trong hoàng tộc của họ. Những cô dâu quý tộc ưa thích gắn lên áo cưới thật nhiều vàng bạc, đá quý và trang trí lông thú.
Trong khi đó, một phụ nữ bình dân thường mặc váy cưới làm từ nhung hoặc vải lụa, và cố gắng "đắp" lên đó những thứ lông giá rẻ hơn như lông chồn, lông cáo hay lông thỏ để gây ấn tượng với khách khứa. Còn những cô dâu nghèo thì bằng lòng với váy làm từ lanh hoặc len. Những chiếc váy cưới sau đó được "chủ nhân" biến đổi mục đích sử dụng và phục vụ cho các hoạt động xã hội hoặc đi dự lễ nhà thờ, và điều này phổ biến trong suốt thế kỉ 19.
Thuật ngữ "váy cưới" chính thức được đặt ra trong những năm 1930, và thập kỉ này trở thành khoảng thời gian mang đầy vẻ quyến rũ của thời trang , bất chấp sự khó khăn về mọi mặt của đời sống.
Vì sao váy cưới lại mang sắc trắng?
Màu trắng, hoặc những sắc thái khác nhau của màu trắng luôn là màu được yêu thích và tượng trưng cho sự trong trắng của người con gái. Trên thực tế, váy cưới màu trắng không có lịch sử quá lâu đời và không phải lúc nào cũng là lựa chọn số 1 trong hôn lễ.
Ở các thế kỉ trước, cô dâu thường yêu thích những màu tươi sáng và sống động, bởi cho rằng nó thể hiện niềm hạnh phúc trong ngày cưới. Mỗi màu sắc váy cưới lại mang những ý nghĩa nhất định. Chẳng hạn, màu xanh được xem là hình ảnh của sự tinh khiết, chung thủy và tình yêu vĩnh cửu. Màu hồng cũng là một màu phổ biến, và được ca ngợi là sẽ đem lại sự may mắn. Màu vàng được ưa chuộng ở thế kỉ 18 và được coi là màu sắc sang trọng và hợp thời. Còn những cô dâu ở tầng lớp thấp hơn lại thường sử dụng váy cưới màu xám bởi nó dễ dàng "tái sử dụng". Nhìn chung, họ có thể lựa chọn bất kì màu nào, ngoại trừ màu đỏ thường được coi là màu dành cho cho gái mại dâm và màu đen biểu tượng cho sự tang tóc.
Váy cưới xuất phát không chỉ mang màu trắng, mà được ưa chuộng với nhiều màu sắc khác nhau mang ý nghĩa riêng
Nhiều người cho rằng, sắc trắng của váy cưới ngày nay bắt nguồn từ hoàng gia Anh. Bảo tàng hoàng gia Anh quốc vẫn còn lưu giữ váy cưới nổi tiếng của Nữ hoàng Victoria trong thánh lễ với Hoàng thân Albert vào năm 1840. Trong đám cưới, bà đã mặc chiếc váy màu trắng được thiết kế rất cầu kỳ. Chiếc váy mở ra trang sử mới cho phong cách thiết kế váy cưới còn giữ gìn tới tận ngày nay, thay cho các kiểu thiết kế màu sắc rực rỡ và trang hoàng diêm dúa theo nghệ thuật Phục hưng khắp châu Âu thời trước.
Nữ hoàng Victoria được cho là người mở đầu "trào lưu" váy cưới màu trắng
Đám cưới của công chúa Mary năm 1920
Chiếc váy cưới màu trắng thanh lịch của nữ hoàng, đắp ren tay phồng ngắn để lộ phần cổ vừa đủ cho chuỗi hạt quý giá trở thành chuẩn mực cho mẫu váy cưới trong mơ của các thiếu nữ ôm mộng làm công chúa. Từ đó về sau, màu trắng nguyên thủy, không tỳ vết chính thức được xem như gam màu "mặc định" cho các thiết kế cưới.
Dù cho ngày nay, sự giải phóng giúp phụ nữ tự tin lựa chọn màu sắc cho trang phục cưới của mình, nhưng màu tinh khiết của những chiếc váy trắng vẫn là sự lựa chọn số một của hầu hết các cô dâu như minh chứng cho sự trinh bạch, thanh cao, cho vẻ đẹp vĩnh hằng của tình yêu.
Sự biến đổi về kiểu dáng qua các thời kỳ hiện đại
Trong những năm 20 của thế kỉ 20, cùng với phong trào nữ quyền, những chiếc váy cưới dài với phần eo thắt chặt và lớp tùng nặng nề đã được thay bằng những chiếc váy kiểu dáng tự do và không bị gò bó. Đường chân váy cũng được nâng cao hơn, giúp cô dâu lần đầu dám "khoe" ra phần mắt cá chân, và sau đó là cả đầu gối.
Váy cưới ngắn thể hiện "nữ quyền" của Coco Chanel
Mặc dù phải trải qua thời kỳ suy thoái trầm trọng, nhưng trang phục cưới thập niên 30 lại phát triển theo chiều hướng vô cùng thanh lịch và quyến rũ, với kiểu dáng ôm sát và tôn vinh những đường cong phụ nữ. Đồng thời, thuật ngữ "váy cưới" cũng chính thức ra đời trong thập niên này.
Tới những năm 40, lấy cảm hứng từ trang phục quân đội trong thời kỳ Chiến tranh thế giới II, những chiếc váy dành cho cô dâu cũng trở nên "mạnh mẽ" hơn với phần vai vuông, kiểu dáng thẳng và mang tính hình khối. Nhưng khi chiến tranh kết thúc, váy cưới lộng lẫy lại một lần nữa trở thành niềm mơ ước của các cô gái trẻ, đặc biệt khi chứng kiến nữ hoàng Elizabeth II xuất hiện với váy cưới dài thêu hoa, đính ngọc trai và pha lê tuyệt đẹp trong đám cưới với hoàng tử Philip tại điện Edinburgh năm 1947.
Kiểu dáng váy cưới mang cảm hứng quân đội những năm đầu thập niên 40
Nữ hoàng Elizabeth II trong đám cưới năm 1947
Những thiết kế cưới thập kỉ 50 tràn ngập chất liệu ren, nhờ vào sự kết thúc những hạn chế về vải vóc thời kỳ chiến tranh. Những chiếc váy cưới được quan tâm hơn tới khía cạnh thời trang với muôn vàn kiểu dáng khác nhau. Những năm 50 cũng chứng kiến "phong trào" lên xe hoa của một loạt mỹ nhân huyền thoại như Audrey Hepburn, Marilyn Monroe, Elizabeth Taylor, Grace Kelly, Jacqueline Kennydy,...
Andrey chọn đầm ballet duyên dáng của NTK trứ danh Pierre Balmain trong đám cưới năm 1954, mở ra trào lưu tài trợ trang phục cho nàng thơ Hollywood từ các nhà thời trang lớn
"Huyền thoại mắt tím" Elizabeth Taylor lộng lẫy và xinh đẹp trong chiếc váy cưới
Một trong những chiếc váy cưới nổi tiếng nhất thời kỳ này thuộc về Jacqueline Bouvier trong đám cưới với cố tổng thống J.F.Kennedy năm 1953, với kiểu dáng toát lên vẻ nhạy cảm, khiêm tốn và nữ tính của bà
Nữ diễn viên Grace Kelly đẹp tựa một nàng công chúa đài các với váy cưới ren trong đám cưới với ông hoàng Monaco năm 1956. Chiếc váy ngốn đến một trăm mét vải lụa taffeta, ren hoa hồng đính pha lê và cần đến hơn ba chục nhân công lành nghề hoàn thành trong sáu tuần ròng rã
Những chiếc váy cưới "mini" và váy cưới kiểu dáng đơn giản trở nên phổ biến trong thập niên 60 và 70, với sự phát triển mạnh mẽ của dòng nhạc Rock &'n' Roll mạnh mẽ và phá cách. Váy cưới mini được "lăng xê" bởi các ngôi sao như Mia Farrow trong đám cưới năm 1966, hay Yoko Ono năm 1969 với danh ca John Lennon của nhóm nhạc The Beatles.
Đám cưới của Elvis Presley và Priscilla Presley những năm 60
Bianca Jagger mặc váy cưới "2 mảnh" với áo vest Yves Saint Laurent bên ngoài váy cưới trong hôn lễ với rocker Mick Jagger nhóm The Rolling Stones
Công nương Diana đã thiết lập phong cách cho thập kỉ 80 với chiếc váy cưới hoàng gia bằng lụa màu ngà dài tới 8m và được thiết kế phần vai bồng và cổ chữ V ren, sải bước bên thái tử Charles năm 1981. Đến những năm 90, phụ nữ đã trở nên thực sự tự do và có quyền lựa chọn bất cứ chiếc váy nào họ thích. Ngành công nghiệp thời trang thời kỳ này đã ghi nhận sự "lên ngôi" của một tên tuổi nhà nữ thiết kế với những chiếc váy tinh xảo mang phong cách hoàng gia - Vera Wang.
Váy cưới dài 8m với vai bồng của công nương Diana trở thành nguồn cảm hứng những năm 80
Nữ ca sĩ Mariah Carey với váy cưới được thiết kế bởi Vera Wang thập niên 90
Bước sang thế kỉ 21, váy cưới và thời trang cưới đã thực sự trở thành một lĩnh vực phát triển sôi nổi và thu hút nhiều sự quan tâm của thời trang. Không bó buộc trong bất cứ luật lệ hay khuôn khổ nào, váy cưới trở thành trang phục thể hiện hoàn hảo tính cách và sở thích của người sử dụng, từ những chiếc váy dài thướt tha cho đến kiểu dáng xòe ngắn tinh nghịch. Nhiều NTK, trong đó có Vera Wang còn mạnh dạn đưa vào những màu sắc tưởng chừng như khó xuất hiện trang phục cưới như đen, đỏ, xám.
Và dù mang hình dáng nào đi nữa, chiếc váy cưới, hơn hết là tác phẩm hoàn hảo nhất của thời trang nhằm vinh danh hạnh phúc của người phụ nữ.
John Galliano ưu ái tặng người bạn lâu năm Kate Moss chiếc váy trắng đính kim sa khi cô bước lên xe hoa năm 2011
Váy cưới ren đắt giá của Công nương Kate Middleton đã thực sự tạo nên "cơn sốt" với các cô dâu trẻ năm 2011
Mới nhất, chiếc váy cưới của Anne Hathaway năm 2012 do Valentino thiết kế đã trở thành nguồn cảm hứng cho nhiều BST cưới sau đó
Theo EVA
Những chiếc váy cưới 'để đời' của Vera Wang Vera Wang có vô số mẫu váy cưới đẹp, nhưng những thiết kế được cả thế giới biết đến phải là những chiếc váy dành riêng cho các cô dâu sành điệu của làng giải trí Hollywood. Năm 1999, khi làm lễ cưới với chàng cầu thủ điển trai David Beckham, cựu ngôi sao Spice Girl đã mặc chiếc váy cưới màu champagne...