Chiếc taxi mổ cướp nội tạng khiến MXH Hàn rùng mình 7 năm về trước: Say xỉn bắt taxi, hành khách bị bỏ lại ở cánh đồng với chiếc bụng đầy máu
Đây là truyền thuyết đô thị không có căn cứ xác đáng nhưng vẫn đủ khiến dân mạng sởn da gà mỗi khi nhắc đến.
Hẳn ai cũng từng nghe đến câu chuyện một người thức dậy trong bồn tắm đầy đá và phát hiện nội tạng của mình đã bị lấy đi mất. Theo tờ Snopes, đây là truyền thuyết đô thị đã được mọi người truyền tai nhau từ năm 1991. Tại Hàn Quốc, một truyền thuyết đô thị tương tự nhưng liên quan đến chiếc taxi ở thành phố Gwangju cũng được lan truyền rộng rãi và luôn khiến dân mạng rùng mình mỗi khi nhắc đến.
Không ít những trang web và bản tin Hàn Quốc đưa tin về một truyền thuyết đô thị nói về việc hành khách đi taxi bị chuốc thuốc và khi tỉnh dậy thì đã bị mất một bên thận. Tin đồn được lan truyền nhanh chóng trên mạng xã hội kèm theo đó là một đoạn tin nhắn vào năm 2013 để làm cho mọi thứ trở nên đáng tin cậy hơn.
Nội dung đoạn tin nhắn như sau:
A: Đừng đi taxi quanh tòa thị chính. Một người mà bạn tôi quen đã phải đi phẫu thuật vào hôm qua bởi vì một bên thận của cậu ấy bị lấy đi đấy.
B: Trời.
A: Cậu ấy lên taxi lúc say xỉn.
B. Thận của cậu ấy hả? Ôi trời.
A: Ai đó đã đâm kim tiêm vào cổ khiến cậu ấy mất ý thức và không thể phản kháng. Khi tỉnh dậy, cậu ấy phát hiện mình bị bỏ rơi ở cánh đồng và bụng thì chảy máu không ngừng. Cậu ấy được đưa đến bệnh viện và bác sĩ nói rằng một bên thận của cậu ấy đã biến mất.
Video đang HOT
Được biết, câu chuyện này có rất nhiều phiên bản khác, như tình tiết chiếc “taxi dù” tẩm thuốc mê trên nắm cửa khiến khách hàng rơi vào giấc ngủ và trở thành con mồi lúc nào không hay.
Theo CNBC Hàn Quốc, bức ảnh chụp đoạn tin nhắn kia từng nhận được hơn 70 nghìn lượt thích trên Facebook. Tiêu đề của bài đăng nói rõ câu chuyện này xảy ra ở thành phố Gwangju khiến cảnh sát lo sợ truyền thuyết đô thị này sẽ gây ảnh hưởng đến danh tiếng của thành phố.
Không ai có thể chứng minh được câu chuyện trên là thật hay giả nhưng không thể phủ nhận nó đã tạo ra không ít nỗi lo sợ đối với một vài người nhất định. Theo Joins MSN, một người đàn ông 45 tuổi nhận được tin nhắn của vợ khi ông đang say xỉn và ngồi phía sau xe taxi, cảnh báo về việc mổ cướp nội tạng. Ngay lập tức, người đàn ông này đã liều mạng nhảy khỏi taxi đi chạy trên đường và kết quả là bị gãy tay.
Theo lời cảnh sát Hàn Quốc, truyền thuyết đô thị được mọi người nhắc đến nhiều hơn vào mỗi mùa hè đến và không mọi người không nên tin vào những câu chuyện không có tính xác thực như taxi mổ cướp nội tạng. Cảnh sát cũng đã vào cuộc điều tra câu chuyện này nhưng không thu được kết quả gì. Trong quá khứ, họ còn tiến hành bắt giữ những cá nhân tung ra tin đồn vô căn cứ này.
Giống như những truyền thuyết đô thị khác, câu chuyện này cũng mở đầu bằng những lời kể nghe có vẻ gần gũi và đáng tin như: “ Anh này/cô này mà bạn tôi quen gặp chuyện này, chuyện kia”. Chúng không hề nhắc đến những sự vật, sự việc cụ thể.
Ở Hàn Quốc, truyền thuyết đô thị và những câu chuyện ma mị khiến ai cũng sởn tóc gáy thường được kể nhiều hơn vào mùa hè. Điều này dường như đã trở thành “truyền thống” ở xứ sở kim chi. Đây cũng là lý do mà hầu hết các bộ phim kinh dị Hàn Quốc đều chọn thời gian này để phát hành chứ không phải mùa thu, gần lễ hội Halloween, như nhiều quốc gia khác trên thế giới. Câu chuyện taxi mổ cướp nội tạng ở Hàn Quốc không được mọi người truyền miệng mà được lan truyền rộng khắp mạng xã hội với sức lan tỏa mãnh liệt hơn rất nhiều lần.
Người Việt ở Hàn chống chọi với mưa lũ lớn giữa Covid-19
Nhìn nông trại hoa màu ngập giữa biển nước, chị Tuyết Nhung đau lòng, bỏ ăn cả ngày hôm đó bởi công sức mấy tháng đã trôi theo mưa lũ.
"80% nông trại của gia đình tôi bị dập nát, hư hỏng, chỉ còn vài cây ớt, đậu bắp, dọc mùng sót lại. Chúng tôi đành kết thúc mùa rau sớm", chị Tuyết Nhung, một cô dâu Việt ở huyện Damyang Gun, tỉnh Jeolla Nam, tây nam Hàn Quốc, chia sẻ với VnExpress.
Sang Hàn lấy chồng 8 năm thì chị Nhung trồng hoa màu Việt Nam cũng đã được 6 năm. Trong nông trại rộng khoảng 3.000 m2 là những luống rau muống, mồng tơi, mướp đắng, đậu bắp, rau dền, ớt... được chị cung cấp cho cộng đồng người Việt và một siêu thị địa phương.
Cả tuần nay Damyang Gun mưa không ngớt nhưng mấy ngày gần đây bắt đầu mưa lớn hơn. Nước từ đồi núi và các vùng cao đổ xuống những nông trại nằm ở vùng thấp, tràn vào nhà dân và các vườn hoa màu gây ngập nặng.
"Sáng 8/8 thức dậy, tôi bàng hoàng thấy nước ngập tới bánh xe hơi của mình. Đường sá xung quanh mênh mông nước không di chuyển được", chị kể. "Hôm sau, khi đến kiểm tra nông trại cách nhà 20 phút, tôi chỉ có thể đứng ở ngoài nhìn dòng nước cao tới thắt lưng nhấn chìm vườn rau trái của mình mà không thể vào trong cứu vãn. Xót đứt ruột gan, cả ngày tôi bỏ ăn vì đau lòng".
Vùng Damyang Gun vốn chưa bao giờ xảy ra lũ lớn nên người dân địa phương cũng như gia đình chị Nhung không hề lường trước được hậu quả nghiêm trọng này.
"Mẹ chồng tôi bảo lần đầu tiên thấy mưa lũ lớn như thế. Tiền giống tiền phân không đáng bao nhiêu, nhưng tôi tiếc bao công sức mình bỏ ra vun trồng, chăm sóc vườn rau, giờ phải dọn dẹp, bỏ hết, làm đất trồng lại từ đầu".
Tuy nhiên, chị cảm thấy mình may mắn hơn nhiều cô dâu Việt khác ở Damyang Gun khi gia đình vẫn an toàn và còn nhà để ở.
"Nhiều nhà chị em bị nước lũ tràn vào, cuốn trôi tài sản, phải sơ tán ra trung tâm tạm trú", chị kể. "Những cô dâu Việt ở địa phương chúng tôi đã vận động nhau mỗi người góp một chút để động viên và giúp đỡ họ vượt qua khó khăn này".
Nước sông dâng cao do mưa lớn lịch sử ở thành phố Gwangju. Ảnh: Nhân vật cung cấp
Ở thành phố Gwangju, cách đó không xa, Lý Nhã My, sinh viên đại học Nữ sinh Gwangju, cũng đã nghỉ việc làm thêm ở một nông trại 5 ngày qua vì mưa lớn. Nhiều nhà cửa, công ty và khu công nghiệp gần sông bị ngập nặng, hàng hoá bị cuốn trôi, hư hỏng.
"Có nông trại bị nước lũ ngập gần tới nóc. Chủ vườn lo lắng không ngủ được vì mất trắng nông sản, chi phí để khắc phục và gây dựng lại rất tốn kém, còn những nhân công như em và nhiều người Việt khác đều phải tạm nghỉ", My cho biết.
Tranh thủ nghỉ hè, My muốn kiếm thêm chút tiền để trang trải sinh hoạt phí nhưng Covid-19 khiến các hàng quán hầu như đóng cửa hoặc phải cắt giảm nhân viên. Tìm được công việc làm nông chưa bao lâu thì thiên tai xảy ra.
"Hy vọng những ngày sắp tới tạnh mưa, cuộc sống trở lại bình thường, tụi em lại được đi làm lại. Dịch bệnh vẫn còn hoành hành, cộng thêm thêm mưa lũ kéo dài thì làm quán cũng không được, làm đồng cũng không xong. Sinh viên tụi em cũng chưa biết xoay xở như thế nào".
Theo hãng thông tấn Yonhap, lũ lụt và lở đất do mưa lớn ở các vùng miền trung và tây nam Hàn Quốc đã khiến 31 người thiệt mạng, 11 người mất tích, hơn 6.000 người phải sơ tán chỉ trong một tuần qua. Khoảng 23.000 hecta đất nông nghiệp bị ngập hoặc vùi lấp, hơn 13.300 công trình công cộng và tư nhân bị hư hại.
Trận mưa lịch sử cuối tuần qua tại khu vực Gwangju Jeolla Nam đã khiến ít nhất 10 người chết, một người mất tích và hơn 3.000 người mất nhà cửa. Đất nông nghiệp và hệ thống giao thông bị tàn phá nặng nề. Nhiều chuyến bay cũng bị hủy.
Lượng mưa trong ba ngày 7-9/8 tại Gwangju là 533,7 mm, tại huyện Damyang là 612 mm. Hôm qua, thống đốc tỉnh Jeolla Nam đã đề nghị chính quyền trung ương ban bố một số thành phố ở đây là khu vực thiên tai đặc biệt.
Sống ở Gwangju 3 năm qua, chị Thanh Vân, một nghiên cứu sinh tại Đại học Quốc gia Chonnam, cũng chưa bao giờ chứng kiến mưa lũ lớn như những ngày qua.
"Năm nay thiên tai thật sự bất thường, lại xảy ra giữa lúc dịch bệnh nên càng khó khăn. Có những người Việt đã sống ở đây 10 năm cũng chưa khi nào thấy lũ lụt hoành hành như vậy", chị Vân cho hay. "Các huyện ngoại thành bị ảnh hưởng nghiêm trọng, đường sá không đi lại được, nước sông dâng cao tràn qua cầu".
Khung cảnh trước phòng thí nghiệm của chị Vân ở Đại học Quốc gia Chonnam, Gwangju, sau mưa lớn. Ảnh: Nhân vật cung cấp
Trường của chị Vân tại trung tâm thành phố cũng bị ngập nhưng may mắn sau vài tiếng nước rút. Hoạt động học tập và nghiên cứu ở đây vẫn diễn ra như bình thường bất chấp mưa lớn và Covid-19.
Khoảng một tháng trước, chị lo lắng khi Gwangju trở thành tâm dịch thứ hai của Hàn Quốc với sự bùng phát các ca lây nhiễm cộng đồng. Chính quyền đã nhanh chóng ra cảnh báo và áp dụng các biện phòng dịch.
"Một số phòng thí nghiệm ở trường mình tự khử trùng, kiểm tra thân nhiệt người ra vào, yêu cầu đeo khẩu trang, sát khuẩn tay. Các sinh viên Hàn Quốc đã chủ động đeo khẩu trang và không còn chủ quan như làn sóng Covid-19 đầu tiên", chị kể. "Dịch bệnh dù vẫn tiếp diễn nhưng đã có xu hướng thuyên giảm".
Hôm qua chị Vân vừa vui mừng thấy trời hửng nắng thì nay lại nhận được cảnh báo bão từ văn phòng tỉnh. Bão Jangmi, cơn bão thứ 5 của mùa mưa bão tại Hàn Quốc, đã đổ bộ khu vực phía nam nước này hôm nay và đang di chuyển theo hướng đông bắc.
Cơ quan khí tượng Hàn Quốc cảnh báo dù được dự kiến suy yếu dần, bão Jangmi sẽ gây mưa lớn ở một số vùng, trong đó có tỉnh Jeolla Nam, những nơi vốn đang ngập nặng.
30 người bị thương vong trong vụ cháy bệnh viện ở Hàn Quốc Tại Hàn Quốc, sáng 10/7 đã xảy ra một vụ hỏa hoạn tại bệnh viện ở huyện Goheung, cách thủ đô Seoul 473 km về phía Nam, khiến ít nhất 2 người thiệt mạng và 28 người khác bị thương, trong đó 8 người đang trong tình trạng nguy kịch. Hiện đám cháy đã được dập tắt. Các cửa sổ bị vỡ do...