Chiếc tàu ngầm Pháp chìm ở Cam Ranh
Ngày 15/6/1939, tàu ngầm Phénix của Pháp vĩnh viễn nằm lại dưới vịnh Cam Ranh sau một cuộc huấn luyện thường kỳ.
Ngày 15/6/1939, tàu ngầm Phénix của Pháp vĩnh viễn nằm lại dưới vịnh Cam Ranh kéo theo thủy thủ đoàn 71 người trong một cuộc diễn tập được cho là không có gì quá phức tạp, cũng như không phải là trong tình huống chiến đấu. Mọi nỗ lực cứu hộ trong những ngày đó hoàn toàn vô vọng, nguyên nhân vụ tai nạn cũng không bao giờ được công bố bởi đơn giản người ta cũng không rõ chuyện gì đã xảy ra.
Tàu ngầm Phénix (Q157) là một trong 31 tàu ngầm tuần tra đại dương lớp Redoutable của Hải quân Pháp được chế tạo trong Chiến tranh Thế giới thứ 2. Đây được xem là lớp tàu ngầm lớn nhất của Hải quân Pháp thời bấy giờ, được đánh giá là đáng tin cậy, tầm hoạt động xa và có hỏa lực mạnh mẽ.
Tàu ngầm Phénix có lượng giãn nước toàn tải khi nổi lên tới 1.500 tấn, khi lặn 2.000 tấn, dài tới 92,3m, rộng 8,2m, mớn nước 4,9m.
Video đang HOT
Tàu ngầm lớp Redoutable được chế tạo với kiểu thân đôi nhằm mục tiêu đạt tốc độ lớn trên mặt nước và tầm hoạt động xa. Nó được trang bị hai động cơ diesel – điện công sức 4.300 mã lực và hai động cơ phát điện cung cấp tốc độ cao nhất trên mặt biển liên tới 20 hải lý/h, dưới mặt biển chỉ là 10 hải lý/h. Tàu ngầm Phénix có khả năng lặn trong vòng 30-40 giây, di chuyển liên tục dưới mặt nước 160km với vận tốc 5 hải lý/h, lặn sâu tối đa 120mm (nhưng chỉ hoạt động ở độ sâu chừng 80m là tốt nhất).
Tàu ngầm Phénix nói riêng và lớp Redoutable nói chung cơ bản được đánh giá rất cao. Tuy nhiên động cơ đáng tin cậy của nó bị cho là rất ồn ào, ngoài ra hệ thống hỗ trợ sự sống cho thủy thủ đoàn nghèo nàn, thiếu hệ thống thông gió.
Thủy thủ đoàn đầy đủ 79 người (gồm 5 sĩ quan), tuy nhiên nó có thể hoạt động với số người ít hơn. Cận cảnh thượng tầng của tàu ngầm lớp Redoutable.
Hỏa lực của lớp tàu ngầm này cũng được đánh giá cao vào thời điểm bấy giờ với một pháo 100mm và hai đại liên 13,2mm lắp trên thân tàu dùng để chiến đấu khi nổi trên mặt nước.
Còn khi lặn, nó được trang bị tới 11 ống phóng ngư lôi (4 trước, 3 giữa và 3-4 ống ở sau đuôi) gồm 9 ống cỡ 550mm và 2 ống cỡ 400m với 13 quả ngư lôi chống ngầm, chống hạm tàu mặt nước.
Theo các tài liệu ít ỏi điều tra vụ tai nạn tàu ngầm Phénix ở Cam Ranh thì vào ngày hôm đó, tàu này cùng chiếc Hope thực hiện cuộc diễn tập tấn công dưới mặt nước. Sau bài lặn, chiếc Hope nổi lên chỉ sau vài phút nhưng Phénix thì mất dạng. Ngay lập tức, các hoạt động tìm kiếm được triển khai.
Sau cùng, người ta đã tìm thấy xác tàu ngầm Phénix ở bãi cát tại độ sâu 92m trong vùng vịnh Cam Ranh. Các ngày sau đó, mọi nỗ lực cứu hộ và trục vớt con tàu vô vọng. Toàn bộ thủy thủ đoàn được xác định là đã chết, còn nguyên nhân thì người ta không thể đưa ra được. Có những giả thuyết cho rằng, khi lặn xuống các thủy thủ đã sơ suất không đóng kín cửa, hoặc có thể xảy ra một vụ nổ bên trong khiến con tàu chìm chỉ trong ít phút. (Theo báo Kiến Thức)
Theo_Báo Đất Việt
Tàu hải quân Australia thăm TP. Hồ Chí Minh
Tàu hải quân Australia, HMAS ANZAC thực hiện chuyến thăm thiện chí đến TP Hồ Chì Minh từ 30/5 đến 2/6. Chuyến thăm này góp phần tăng cường hơn nữa quan hệ giữa hải quân hai nước cũng như quan hệ giữa Australia và Việt Nam.
Theo đó, hôm nay (30/5), tàu hộ vệ tên lửa HMAS ANZAC của Australia đến TP Hồ Chí Minh với thủy thủ đoàn bao gồm 28 sỹ quan và 156 thủy thủ.
Sỹ quan chỉ huy tàu và thủy thủ đoàn sẽ gặp gỡ các sỹ quan cao cấp và thủy thủ đoàn của Hải quân Nhân dân Việt Nam và tham gia các hoạt động giao lưu thiện chí cũng như thực hiện trao đổi nghiệp vụ liên quan đến hoạt động tàu chiến. Thủy thủ đoàn của HMAS ANZAC cũng sẽ có hoạt động giao hữu thể thao với các học viên của trường Trung Cấp Kỹ Thuật Hải Quân. Bên cạnh đó, chuyến thăm thiện chí này là cơ hội để thủy thủ đoàn khám phá nền văn hóa giàu bản sắc và con người Việt Nam.
Đại tá Darren Kerr, Tùy Viên Quốc Phòng Australia tại Việt Nam phát biểu: "Đây là cơ hội tuyệt vời để củng cố hơn nữa mối quan hệ hợp tác quốc phòng Australia - Việt Nam. Mối quan hệ này đã được xây dựng từ năm 1999 và ngày càng phát triển cả về chất lẫn lượng kể từ thời điểm đó. Từ năm 1999, Quân đội Australia đã giúp đào tạo hơn 1.500 quân nhân của Quân đội Nhân dân Việt Nam tại Việt Nam và Australia. Hiện tại, Australia đang hỗ trợ Quân đội Nhân dân Việt Nam trong công tác chuẩn bị cho các nhiệm vụ gìn giữ hòa bình của Liên Hợp Quốc. Tôi được biết thủy thủ đoàn của tàu HMAS ANZAC đang rất mong chờ chuyến thăm tới thành phố Hồ Chí Minh lần này và đây sẽ là một điểm nhấn trong hải trình lần này của tàu."
Đại sứ Australia ông Hugh Borrowman phát biểu: "Chúng tôi vui mừng chào đón tàu HMAS ANZAC tới Việt Nam trong khuôn khổ chương trình thăm Việt Nam thường xuyên của tàu hải quân Australia. Tôi xin đặc biệt lưu ý rằng thuyền trưởng của tàu lần này là nữ Trung tá hải quân Belinda Wood, một trong số ngày càng nhiều phụ nữ nắm vị trí lãnh đạo trong Hải quân Hoàng Gia Australia".
Tàu HMAS ANZAC là tàu hộ vệ tên lửa thuộc lớp ANZAC với các chức năng phòng không, chống tàu ngầm, năng lực chống tàu mặt nước, giám sát, ngăn chặn và trinh sát. Nặng 3.600 tấn và dài 118 mét, tàu HMAS ANZAC được trang bị tên lửa phòng không Evolved Sea Sparrow, mô-đun tên lửa chống hạm Harpoon Block 2, pháo tự động Mk 45 127 mm và 6 ống phóng lội Mk32. Tàu HMAS ANZAC cũng có sân cho trực thăng cất hạ cánh và khoang chứa cho loại trực trăng đa năng S-70B-2 Sea Hawk. Tàu có tốc độ tối đa 27 hải lý/giờ.
PV
Theo_VnMedia
Vì sao Hải quân Nga thèm được trở lại Cam Ranh? Hải quân Nga vẫn rất mong muốn được thiết lập lại căn cứ tại vịnh Cam Ranh, Việt Nam, và gần đây việc này lại được đưa ra. Trong cuộc trả lời phỏng vấn với tờ Sputnik, Chủ tịch Ủy ban Quốc phòng và An ninh của Hội đồng Liên bang Nga Viktor Ozerov cho biết, vấn đề về khôi phục căn cứ...