Chiếc tàu ngầm Đức duy nhất bị oanh tạc cơ Anh bắt sống
Một oanh tạc cơ Anh phát hiện tàu ngầm U-570 của phát xít Đức nổi lên trên mặt biển liền thả bom chìm, buộc tàu Đức đầu hàng.
Chiếc U-570 sau khi bị bắt giữ. Ảnh: History Wings.
Trong cuộc chiến trên Đại Tây Dương thời Thế chiến II, phát xít Đức thường sử dụng tàu ngầm để tập kích các đoàn tàu hàng của phe Đồng minh, đặc biệt là các phương tiện tiếp tế cho Anh. Một trong những sự cố kỳ lạ nhất trong cuộc chiến này là tàu ngầm Đức đầu hàng trước máy bay Anh, theo War History.
Năm 1941, tàu ngầm U-570 được biên chế cho hải quân Đức, đóng quân ở Na Uy do trung tá hải quân Hans-Joachim Rahmlow chỉ huy. Dù là sĩ quan giàu kinh nghiệm, nhưng đó là lần đầu tiên Rahmlow phụ trách một tàu ngầm. Các thủy thủ còn lại là những người non kinh nghiệm và phần lớn mới nhập ngũ.
Ngày 23/8, Cơ quan tình báo hải quân Đức (B-Dienst) nghe lén các cuộc liên lạc của Anh, cho biết một biên đội tàu hàng Đồng minh quy mô lớn đã rời khỏi Iceland. 16 tàu ngầm Đức được lệnh xuất phát để phục kích đoàn tàu này.
Sáng hôm sau, tàu ngầm U-570 lên đường thực hiện chuyến tuần tra tác chiến đầu tiên. Tuy nhiên, thông điệp trên chỉ là cái bẫy phía Anh giăng ra để tiêu diệt tàu ngầm Đức.
Đến ngày 27/8, tàu ngầm U-570 đã hoạt động ở vùng biển động dữ dội được vài ngày nhưng không thấy đoàn tàu của quân Đồng minh đâu. Các thủy thủ trên tàu bị say sóng, trong đó một số thành viên nằm liệt giường. Tuyệt vọng vì phải chờ đợi, Rahmlow ra lệnh cho tàu nổi lên mặt nước, trái với quy định và những gì được huấn luyện, khiến tàu dễ bị phát hiện từ trên không.
Đúng lúc đó, trung sĩ Bathy Mitchel thuộc Phi đội 269 của không quân hoàng gia Anh đang tuần tra trên oanh tạc cơ Lockheed Hudson thì phát hiện tàu ngầm U-570 nổi lên mặt nước. Phi công này lập tức hạ độ cao, ấn nút thả bom chìm nhưng quả bom bị kẹt ở giá treo. Mitchell thông báo vị trí tàu ngầm Đức và chờ đồng đội trên không.
Phi đội 269 với các máy bay Lockheed Hudson. Ảnh: Defence of the Realm.
Trong khi đó, Rahmlow không hề biết sự hiện diệc của chiếc oanh tạc cơ Anh ngay phía trên đầu mình, có thể do non kinh nghiệm hoặc thậm chí không thèm quan sát qua kính tiềm vọng. Lúc 10h50, tàu U-570 nổi lên ngay dưới máy bay của James Thompson, chỉ huy Phi đội 269 vừa mới đến tiếp ứng. Dù bất ngờ, Thompson vẫn bay vòng lại và hạ thấp độ cao, rồi bay thẳng về phía tàu ngầm Đức với hy vọng quả bom không bị kẹt trên giá treo.
Video đang HOT
Rahmlow nghe thấy tiếng động cơ máy bay qua lớp vỏ tàu ngầm, vội vã ra lệnh cho tàu lặn xuống nhưng đã quá muộn. Thompson thả 4 quả bom chìm nặng 113 kg xuống biển ở góc 30 độ so với phần đuôi tàu. Chiếc U-570 tăng tốc di chuyển, tránh bị trúng bom trực tiếp.
Quả bom chìm cuối cùng của Thompson nổ cách tàu ngầm khoảng 9 m. Lực cộng hưởng từ các vụ nổ đã tác động đến chiếc tàu ngầm, khiến nó gần như chồm lên và đứng im. Động cơ bị hỏng, nước biển tràn vào trong tàu và thấm vào các cục pin, gây ra phản ứng hóa học hình thành khí độc, khiến các kỹ sư trên tàu hoảng loạn.
Rahmlow ra lệnh nổi lên, sau đó yêu cầu thủy thủ mặc áo phao và lên tháp chỉ huy. Cho rằng lính tàu ngầm Đức định sử dụng pháo phòng không chống trả, Thompson quay lại khai hỏa, cho đến khi nhìn thấy họ vẫy cờ trắng đầu hàng mới dừng lại.
Trên tàu U-570, Rahmlow liên lạc với cấp trên yêu cầu cử lực lượng ứng cứu, trong khi cấp dưới bắt đầu phá hủy máy mã Enigma và vứt sách chứa chìa khóa mật mã xuống biển. Trong cơn hoảng loạn, Rahmlow không mã hóa liên lạc của mình, khiến quân Anh nắm được thông tin.
Chỉ huy Đức ra lệnh cho các tàu ngầm U-boat đến hỗ trợ. Chiếc U-82 đến nơi nhưng không thể tiếp cận do lo sợ bị các oanh tạc cơ Đồng minh phát hiện. Trong khi đó, tàu kéo chống ngầm HMT Northern Chief của Anh đến vị trí chiếc U-570, dọa giết chết tất cả lính Đức, kể cả những người trên xuồng, nếu quân Đức cố tình đánh đắm tàu ngầm.
Sáng sớm ngày 28/8, mọi thứ trở nên xấu đi, người Đức yêu cầu cứu hộ ngay nhưng người Anh muốn bảo vệ tàu ngầm trước tiên. Trong lúc hai bên lời qua tiếng lại, một phi công Na Uy bay ngang qua và thả bom vào chiếc U-570 do không nắm được tình hình. Người này cho rằng Northern Chief là tàu cứu hộ Đức nên đã ngắm bắn, buộc tàu Anh bắn trả cho đến khi có lệnh ngừng bắn từ tàu khu trục HMS Burwell ở gần đó.
Thời tiết ngày càng tệ hơn. Quân Anh cố gắng gắn móc dây kéo vào chiếc tàu ngầm, nhưng quân Đức cản trở quyết liệt, buộc tàu Burwell bắn cảnh cáo làm 5 người bị thương.
Thủy thủ đoàn Đức trèo lên boong để thoát thân. Ảnh: History Wings.
Sau khi tàu kéo HMS Kingston Agate và HMCS Niagara đến nơi, phía Anh cuối cùng cũng gắn được dây kéo vào chiếc tàu ngầm và sơ tán thủy thủ Đức. Tàu ngầm U-570 được kéo về Iceland.
Sau khi sửa chữa và kiểm tra tính năng, U-570 cung cấp cho hải quân Anh và Mỹ các thông tin quan trọng về tàu ngầm Đức. Sau đó nó được biên chế cho hải quân Anh, trở thành chiếc tàu ngầm U-boat đầu tiên phục vụ trong hai phe trong Thế chiến II.
Duy Sơn
Theo VNE
Bí ẩn tàu ngầm uy lực 'tử nạn' vì... hỏng toilet
Tàu ngầm U-1206 chưa bao giờ nổi tiếng được như tàu Titanic, nhưng sự thật khó tin về việc tàu đã chìm như thế nào và tại sao vẫn khiến nhiều người sửng sốt.
Vào ngày 6/4/1945, tàu ngầm Đức mang số hiệu U-1206 khởi hành từ thành phố cảng Kristiansand của Na Uy (khi đó nằm dưới sự đóng quân của phát xít Đức), bắt đầu chuyến tuần tra đầu tiên. Được điều tới vùng biển Bắc Đại Tây Dương, nhiệm vụ của tàu là tìm và diệt các tàu của Anh và Mỹ ở ngoài khơi.
Bí ẩn tàu ngầm uy lực &'tử nạn' vì... hỏng toilet
Đối với 50 thủy thủ trên tàu ngầm U-1206, cuộc sống của họ không chỉ vô cùng nguy hiểm, mà còn rất khó chịu. Nơi sinh hoạt tù túng, và các nhà vệ sinh cũng không phải ngoại lệ.
Trên tàu chỉ có 2 nhà vệ sinh (toilet), và một trong số đó lại ngay cạnh bếp - nơi thường trữ thức ăn. Khi nhà bếp vận hành thì toilet này không thể sử dụng được, và toàn bộ đội thủy thủ phải dùng toilet còn lại.
Sức ép quá lớn
Hệ thống ống nước trên tàu ngầm Đức thời kỳ đó rất khác so với của Anh và Mỹ: Toilet của tàu Đức xả chất thải thẳng ra biển, thay vì giữ lại trong một thùng chứa. Bỏ thùng chứa nên tàu tiết kiệm được không gian, nhưng việc này cũng khiến tàu phải trả giá đắt.
Các toilet này chỉ có thể sử dụng khi tàu đang di chuyển hoặc gần bề mặt biển. Khi tàu lặn, sức ép bên ngoài thân tàu quá lớn, nên toilet không thể xả chất thải.
Nếu thủy thủ có nhu cầu vệ sinh trong các tình huống trên, họ phải sử dụng các loại ... thùng, hộp kẽm, hoặc bất cứ thứ gì có thể chứa được chất thải. Sau đó, chờ tới khi tàu nổi họ mới có thể đổ vào toilet và xả nước.
Hệ thống thông hơi trong các tàu ngầm Đức thời Thế chiến II đặc biệt kém. Ngay cả trong tình trạng hoạt động tốt nhất, không khí trong tàu lẫn với mùi dầu diesel, mùi cơ thể người và cả những mùi khác. Khi toilet ngừng hoạt động thì toàn bộ các vật dụng đựng chất thải góp phần làm trầm trọng thêm bầu không khí.
Tàu U-1206 có một hệ thống thông hơi mới và cải tiến. Không giống các tàu trong hạm đội, con tàu này có toilet áp suất cao, nên có thể sử dụng được khi ở dưới độ sâu lớn hơn so với các toilet thông thường. Nhưng hệ thống này lại rất khó vận hành, với các hướng dẫn phức tạp, và chỉ có vài thủy thủ được huấn luyện để sử dụng. Họ được coi là &'chuyên gia xả bể phốt'.
Chỉ trong tuần đầu đi tuần tra, Thuyền trưởng Karl Adolf Shlitt (lần đầu chỉ huy một tàu ngầm) của tàu U-1206 buộc phải sử dụng nhà vệ sinh, khi tàu ở độ sâu 61m, cách bờ biển Scotland 8 dặm. Thay vì nhờ tới trợ giúp của các &'chuyên gia xả bể phốt', Schlitt cố tự mình tìm hiểu hướng dẫn sử dụng. Nhưng rồi trục trặc xảy ra.
Và khi Schlitt nhờ chuyên gia toilet đến giúp, mọi chuyện vẫn không ổn. Chuyên gia này đã mở van bên ngoài (để mở ra biển), trong khi van bên trong đã mở trước đó, khiến nước tràn vào trong tàu ngầm.
Khí độc trong tàu
Một lỗi nữa trong thiết kế của U-1206 lúc đó mới lộ ra. Khi lặn, tàu chạy bằng các động cơ điện từ những khối pin khổng lồ, đặt ngay dưới khu vực toilet. Khi nước biển tràn vào, đã hòa lẫn với acid trong pin, tạo ra một thứ khí chlorine độc hại, lan tỏa khắp thân tàu.
Khí độc ngập đầy trong tàu ngầm, Schlitt buộc phải ra lệnh cho tàu nổi lên để thoát khí chlorine và đưa khí trong lành trở lại khoang tàu. Vì tàu nổi lên trong tầm ngắm của bờ biển Scotland, nên U-1206 nhanh chóng bị máy bay của quân Đồng minh phát hiện và tấn công. Một thủy thủ thiệt mạng trong lúc hỗn loạn, ba người khác bị rơi ra ngoài và chết đuối.
Tàu U-1206 bị hư hại nghiêm trọng sau vụ tấn công, và không thể lặn được nữa.
Thấy không còn cách nào cứu vãn con tàu, Thuyền trưởng Schlitt ra lệnh thủy thủ xuống tàu cứu sinh, rồi ông cho đắm tàu. U-1206 là con tàu duy nhất trong lịch sử hải quân bị chìm vì hỏng toilet. 36 thành viên trong thủy thủ đoàn được các tàu nhỏ trong khu vực cứu hộ, 10 người khác cập bờ và bị bắt.
Chỉ hơn 20 ngày sau thảm họa với tàu U-1206, trùm phát xít Adolf Hittler tự sát tại Berlin. Bảy ngày sau đó, Đức đầu hàng quân Đồng minh. Thế chiến II tại châu Âu kết thúc.
Thủ tướng Anh Winston Churchill sau đó thừa nhận, &'điều duy nhất khiến ông khiếp đảm lúc đó chính là hiểm họa mà tàu ngầm lớp U (của Đức) gây ra'. Tuy nhiên, khả năng sống sót của tàu ngầm Đức thời đó khá mong manh. 75% toàn hạm đội tàu ngầm U bị đánh chìm trong cuộc chiến, và 30.000 trong số 40.000 quân nhân trên tàu cùng nằm lại dưới biển.
Có thể chính chiếc toilet hỏng đưa con tàu U-1206 xuống đáy đại dương, nhưng lại cứu sống 46 thủy thủ trên tàu.
Theo Vietnamnet
Trận tập kích cảng biển phát xít Đức táo bạo của đặc nhiệm Anh Đặc nhiệm Anh đã phải trả giá đắt trong trận tập kích, khi hàng trăm binh sĩ thiệt mạng và bị bắt làm tù binh để phá hủy một cảng biển quan trọng của quân Đức. Tàu Cambeltown khi lao vào ụ nổi tại cảng. Ảnh: Wearethemighty Thời gian đầu Thế chiến II, sau khi chiếm được nước Pháp, phát xít Đức nắm...