Chiếc răng ‘mọc’ trong mũi người đàn ông
Bị nghẹt mũi và chảy nước mũi hơn hai năm, người đàn ông Đan Mạch 59 tuổi phát hiện có một chiếc răng thừa ẩn trong khoang mũi.
Theo BMJ, tháng 2 người đàn ông đến Bệnh viện Đại học Aarhus với những lời phàn nàn về tình trạng lỗ mũi trái bị tắc, chảy nước mắt và khứu giác suy giảm. Kiểm tra mũi bệnh nhân, các bác sĩ nhận thấy vách ngăn (cầu sụn ở giữa mũi) bị uốn cong sang trái và dường như có một khối gì đó được đặt trong khoang mũi.
Chiếc răng “mọc” trong mũi bệnh nhân. Ảnh: BMJ.
Hình ảnh chụp cắt lớp cho thấy sự tắc nghẽn là do một chiếc răng đã trồi lên trong mũi bệnh nhân. Người đàn ông nhanh chóng được phẫu thuật xoang nội soi để loại bỏ chiếc răng. Ông phải uống kháng sinh và nước muối rửa mũi 10 ngày.
Hiện bệnh nhân hồi phục hoàn toàn và không còn triệu chứng bất thường nào.
Chiếc răng trong mũi bệnh nhân đặt cạnh đầu bút bi. Ảnh: BMJ.
Video đang HOT
Giải thích trường hợp hy hữu trên, các bác sĩ cho rằng bệnh nhân từng trải qua chấn thương vùng mặt khi còn trẻ dẫn đến gãy mũi và xương hàm. Chấn thương có vẻ không ảnh hưởng đến răng của ông vào thời điểm đó nhưng có thể một chiếc răng đã bị dịch chuyển, sau đó chui vào khoang mũi.
Các bác sĩ cho rằng có thể chiếc răng đã ở đó trong suốt phần lớn cuộc đời trưởng thành của bệnh nhân, dù các dấu hiệu bất thường mới xuất hiện vài năm gần đây. Theo bác sĩ Milos Fuglsang phụ trách ca bệnh, người đàn ông có thể giữ lại răng nếu muốn nhưng sau này sẽ gặp một số triệu chứng.
Bệnh viện Đại học Aarhus cho biết hiện tượng răng “mọc” trong mũi rất hiếm gặp, chỉ xảy ra ở 0,1-1% dân số. Năm 2014, một thanh niên 22 tuổi ở Ả Rập Saudi bị ra máu mũi thường xuyên cũng do răng trong mũi. Tuy nhiên, nguyên nhân đến nay chưa được làm rõ.
Mai Hương
Theo VNE
Không nên dùng thuốc cảm lạnh cho trẻ dưới 6 tuổi
Không nên dùng thuốc chống ngạt mũi cho trẻ dưới 6 tuổi vì không có bằng chứng cho thấy chúng có tác dụng.
Các thuốc không kê đơn (OTC) này không có hiệu quả làm giảm những triệu chứng như nghẹt mũi hoặc chảy nước mũi, nhưng lại tiềm ẩn những tác dụng phụ nguy hiểm đối với trẻ, theo BS. An De Sutter, trưởng khoa y học gia đình và chăm sóc sức khỏe ban đầu tại Đại học Ghent, Bỉ.
Một số thuốc chống ngạt mũi "có thể gây tác dụng phụ nghiêm trọng, như tăng huyết áp, kích động và co giật".
Tổng kết bằng chứng mới đã làm tăng thêm sức nặng cho cảnh báo năm 2008 của FDA rằng không nên dùng các thuốc trị ho và cảm lạnh cho trẻ dưới 2 tuổi và phải thận trọng khi dùng cho trẻ lớn.
Hội Nhi khoa Mỹ cũng khuyến cáo không nên sử dụng thuốc OTC và thuốc cảm lạnh cho trẻ dưới 4 tuổi, BS. Jeffrey Gerber, giám đốc y khoa của Chương trình Quản lý Kháng sinh tại Bệnh viện Nhi đồng Philadelphia cho biết.
"Nói chung, ở người lớn, nguy cơ và lợi ích có thể tương đương. Còn ở trẻ em, nguy cơ lớn hơn lợi ích".
Cảm lạnh thường do vi-rút gây ra, và các triệu chứng thường hết trong vòng bảy đến 10 ngày. Trẻ em thường bị khoảng 6 đến 8 đợt cảm lạnh mỗi năm, so với 2 đến 4 đợt ở người lớn.
Bằng chứng nay từ các thử nghiệm lâm sàng cho thấy thuốc chống sung huyết rất ít hoặc không có tác dụng giảm bệnh cho trẻ em.
Các tác giả nghiên cứu kết luận rằng không nên dùng các thuốc chống sung huyết hoặc thuốc có chứa kháng histamin cho trẻ dưới 6 tuổi và thận trọng khi dùng cho trẻ từ 6 đến 12 tuổi.
Sự đánh đổi chỉ đơn giản là không xứng đáng, BS. Gerber nói, ngay cả khi khả năng xảy ra tác dụng phụ nghiêm trọng là rất nhỏ.
"Ví dụ, bạn có thể bị tương tác thuốc khiến tim đập nhanh", ông giải thích. "Nếu đã có sẵn bệnh lý từ trước mà không biết, thuốc có thể làm trầm trọng thêm và gây ra loạn nhịp tim. Điều này không thường xảy ra, nhưng đó là một khả năng."
Các thuốc OTC không có tác dụng tốt hơn nhiều lắm đối với người lớn. Sử dụng thuốc chống sung huyết đơn thuần hoặc cùng với thuốc kháng histamin hoặc thuốc giảm đau có thể có hiệu quả chút ít đối với mũi bị tắc hoặc chảy nước mũi, trong tối đa ba đến bảy ngày.
Nhưng người lớn có nguy cơ tăng tác dụng phụ như mất ngủ, ngủ gà, đau đầu hoặc kích ứng dạ dày. Một nghịch lý là sử dụng lâu dài thuốc chống sung huyết để giảm nghẹt mũi có thể dẫn đến nghẹt mũi mãn tính.
Cũng chưa có đủ bằng chứng ủng hộ việc sử dụng các thuốc OTC hoặc điều trị tại nhà khác, như xông, máy làm ẩm không khí nóng, thuốc giảm đau, cạo gió, echinacea hoặc probiotics.
Theo báo cáo, rửa mũi hoặc nhỏ mũi bằng nước muối sinh lý là cách an toàn nhất của cha mẹ để làm giảm nghẹt mũi cho trẻ, nhưng những cách này có thể không hiệu quả.
Cha mẹ có thể sử dụng acetaminophen (Tylenol trẻ em) hoặc ibuprofen (Motrin trẻ em) để hạ sốt, đau nhức cho trẻ, và máy tạo ẩm phun sương mát có thể giúp co mạch ở đường mũi để thở dễ dàng hơn. Ngoài ra, trẻ nên uống nhiều nước để giữ đủ nước.
Cẩm Tú
Theo WebMD
Bạn có biết cách hỉ mũi? Hỉ không đúng cách sẽ gây hại cho bạn Thay đổi thời tiết vào cuối năm khiến nhiều người dễ bị cảm lạnh hơn. Bệnh thường gây nghẹt mũi, chảy nước mũi. Chúng ta thường phản ứng bằng cách hỉ mũi, nhưng cách này thật ra có thể gây hại. Hỉ mũi quá mạnh có thể gây tổn thương lớp niêm mạc bên trong mũi - SHUTTERSTOCK Người lớn hay dạy trẻ...