Chiếc phong bì chứa 100 triệu và lời đề nghị của bố chồng khiến con dâu bối rối
Khi tàn tiệc sinh nhật con gái, bố chồng dúi vào tay tôi một phong bì cày cộp. Mở ra, tôi không khỏi bất ngờ và choáng váng.
Sau khi cưới, tôi sống trong một ngôi nhà khá rộng với bố chồng, anh trai và chị dâu chồng. Mẹ chồng tôi mất cách đây đã 5 năm, bố tôi không đi bước nữa mà quyết định ở vậy, vui vầy cùng con cháu. Bố chồng tôi rất dễ tính, ông không xét nét hay để ý gì. Bố cũng sẵn sàng làm các công việc nhà khi các con đi làm về muộn.
Bạn bè tôi khi biết vợ chồng chúng tôi sống chung với bố và anh chị chồng thì đều thắc mắc rằng “phức tạp lắm”, “chẳng thoải mái”. Thế nhưng tôi không hề cảm thấy có bất cứ phiền toái nào bởi anh chị chồng tôi cũng rất ý tứ và tốt bụng.
Trái lại, tôi thương anh Thành – chị Duyên hơn vì họ lấy nhau 10 năm mà không có con. Gần 10 năm chạy chữa mà mãi tin vui chẳng đến. Chính vì thế, tất cả sự yêu thương, bao bọc trong gia đình đều dành cho đứa con gái bé nhỏ của tôi.
Tôi băn khoăn không biết nên làm thế nào khi nhận lời đề nghị của bố chồng. Ảnh minh họa
Cách đây 1 tuần, gia đình chúng tôi tổ chức sinh nhật tròn 2 tuổi cho con bé. Tàn tiệc, mọi người về phòng nghỉ ngơi còn tôi đang dọn dẹp, bố chồng tôi xuống nhà dúi vào tay tôi một chiếc phong bì dày cộp. Mở chiếc phong bì ra, tôi choáng váng khi thấy ở bên trong khoảng 100 triệu.
Video đang HOT
Khi tôi hỏi thì bố chồng tôi chậm rãi nói: “Con thấy đó, thằng Thành và cái Duyên cưới nhau đến nay đã hơn 10 năm mà chưa có được một mụn con. Bố thương hai đứa lắm. Bố biết cái Duyên không thể mang thai nhưng bố không trách gì nó cả.
Đó không phải là lỗi của nó. Nay bố cho con một chút để bồi dưỡng và muốn nhờ con mang thai hộ vợ chồng anh chị. Con thấy có được không? Con bàn với chồng xem có giúp được không? Mình cũng là người một nhà, thấy chúng nó vậy bố cũng xót xa lắm”.
Nghe bố chồng nói, tôi vừa bất ngờ, vừa rưng rưng xúc động. Thực lòng tôi nửa muốn giúp anh chị, nửa lại có phần lăn tăn. Mang thai vốn vất vả, hơn nữa khi có bầu con đầu lòng tôi nhiều lần bị dọa sinh con, thường xuyên phải vào bệnh viện để truyền thuốc giữ thai. Nếu tôi giúp anh chị mang thai hộ lần này thì cơ hội để vợ chồng tôi có thêm một đứa con nữa là rất mong manh.
Trước đề nghị thiết tha của bố chồng, tôi đành nói: “Con… để con bàn với chồng con, chúng con sẽ nói chuyện lại với bố sau”. Ông gật đầu với tôi, ánh mắt đầy hy vọng khiến tôi day dứt.
Vài hôm nay, vợ chồng chúng tôi cũng bàn bạc, suy tính nhiều nhưng chưa dám trả lời bố. Nhìn thấy bố hàng ngày làm việc nhà rồi chơi đùa tíu tít với cháu mà tôi thấy áy náy và thương quá. Tôi có nên đồng ý với lời đề nghị này không?
Theo Eva
Bất mãn với chồng thì không bao giờ có hạnh phúc
Có một đặc điểm chung ở các cặp vợ chồng là ít người cảm thấy mãn nguyện về nhau. Cả hai đều bất mãn về nhau, nhưng đàn ông thường ít khi biểu hiện sự bất mãn về vợ ra bên ngoài, còn phụ nữ thì ngược lại. Họ thường xuyên kêu ca phàn nàn về chồng mình, đến mức trở thành như một cái tật... khó bỏ. Họ kêu chán chồng, bất mãn về chồng nhưng tuyệt nhiên bỏ chồng thì không.
Bệnh "than" của các bà vợ
Chị Hoàng Lan, nhân viên văn phòng ở Hà Nội vẫn thường được các đồng nghiệp đặt cho một biệt danh là "Lan Quảng Ninh". Bị đặt cho biệt danh đó là bởi chị hay than thở, than phiền về chồng chứ không phải chị sinh ra hay sống ở Quảng Ninh. Chị Lan có một cái tật là hễ cứ ai hỏi chuyện hay ngồi tâm sự cùng bạn bè đồng nghiệp một lúc là chị lại kêu chán. Lúc chị kể chồng chị léng phéng với cô này cô kia, lúc thì kêu ca vì chồng thô lỗ, lúc nói về chuyện vô trách nhiệm về tiền bạc, lúc kêu chồng không làm việc nhà. Nhiều hôm nghe chuyện của chị, cứ tưởng chị sắp bỏ chồng đến nơi. Thế nhưng, ngay hôm sau đã thấy chị ôm eo chồng rất tình cảm đi xe máy ngoài đường.
Cùng một chủ đề vợ chồng to tiếng cãi vã, chồng điên lên tự dưng chửi vợ này nọ khiến chị không thể chấp nhận nổi nhưng hết lần này rồi lượt khác, câu chuyện ứng xử đó vẫn lặp đi lặp lại đối với chị Lan như một điệp khúc. Một số bạn bè, đồng nghiệp mỗi lần thấy chị Lan nước mắt ngắn dài kể tội chồng, họ tội nghiệp cho chị lắm. Họ nói với chị rằng: "Chồng như thế thì thà không có còn hơn". Những lúc như vậy, khí thế bỏ chồng của chị Lan lên ngùn ngụt. Ai cũng nghĩ rằng, chị Lan sắp ly dị đến nơi. Thế nhưng hơn chục năm nay, cứ mỗi lần vợ chồng chị giận nhau một trận lớn thì ngay sau đó họ lại có thêm một đứa con. Đến nỗi, một số bạn bè đồng nghiệp của chị Lan cho biết, giờ đây mỗi lần nhìn thấy những đứa con khôi ngô xinh xắn của vợ chồng chị Lan, họ cảm thấy như mình có lỗi với chúng vì có một thời họ đã khuyên chị Lan "bỏ chồng".
Ảnh minh họa
Không riêng gì chị Lan, bệnh bất mãn chồng trên thực tế là câu chuyện không của riêng ai. Trước đây trên mạng xã hội, chị em đã từng lập một hội có tên "Hội những người chán chồng". Gần đây, các bà vợ lại thêm một phiên bản mới đó là họ lập thêm một cái hội rất đặc biệt, đó là "Hội bất mãn chồng". Như tiêu đề ra mắt Hội bất mãn chồng thì Hội được lập ra để cho "các mẹ" bày tỏ nỗi lòng bức xúc, giúp xả hơi và cùng nhau giải quyết vấn đề theo hướng tích cực. Những câu chuyện được chia sẻ chủ yếu trên Hội Bất mãn chồng vẫn chủ yếu là nỗi lòng bức xúc về cách ứng xử của các đức lang quân.
Một thành viên mới của Hội rất chân thành bày tỏ: "Các bà ơi, cho tôi trút nỗi lòng với. Nếu tôi liệt kê ra đây các vấn đề của ông chồng khiến cho tôi bức xúc, chắc các bà sẽ đọc mất hai ngày đấy, nên tôi tạm kể lể vài cái lớn nhất, cũng đủ khiến cho tôi chết dần chết mòn rồi đây". Mặc dù mào đầu là chỉ kể vài chuyện nhưng sau đó thành viên này đã liệt kê ra một loạt tội của anh chồng và kết thúc một câu đầy cảm xúc hết sức buồn thảm "chỉ muốn xách hai đứa con ra khỏi cái nơi chỉ có nước mắt đó, buồn lắm".
Những thứ tội của chồng mà thành viên này bức xúc đó là: Thứ nhất, không chia sẻ tài chính, có lương giữ lại tiêu riêng. Thứ hai, tư tưởng "trọng nam khinh nữ", yêu con trai hơn con gái, con ốm không đoái hoài gì vẫn đi chơi tenis qua đêm không về. Thứ 3, coi vợ như ô sin trong nhà, việc gì trong gia đình cũng quy về trách nhiệm của vợ. Thứ 4, bỏ bê lạnh nhạt chuyện chăn gối. Thứ 5, xem vợ như người tàng hình, ốm đau không hỏi han quan tâm. Thứ 6, uống rượu như nước lã...vân vân và vân vân.
Đòi hỏi nhiều sẽ bức xúc nhiều
Theo chuyên gia tâm lý Nguyễn Diệu Hoa, Tổng đài Tư vấn tâm lý tình cảm 1088 (Hà Nội), hiện tượng phụ nữ hay phàn nàn về chồng là có thật. Điều đáng chú ý là những điều khiến các bà vợ bức xúc cũng là có thật. Tuy nhiên, trên thực tế các ông chồng có tệ đến mức như họ nghĩ không lại là một chuyện khác.
Trên thực tế, đã là vợ chồng thì đương nhiên sẽ phải cư xử với nhau hơn người dưng. Bất cứ ai cũng vậy, dù là đàn ông hay phụ nữ, người mà họ lo lắng và phải suy nghĩ nhiều nhất vẫn là người bạn đời và những đứa con của họ. Có cần đến nhau thì người ta mới lấy nhau. Có thấy người kia có giá trị mới rước họ về làm vợ, hay theo người ta về nhà chồng. Nói một cách dễ hiểu thì chồng bao giờ cũng là "số 1" mà vợ bao giờ cũng là "number one". Có gì hay ho nhất, quý giá nhất đương nhiên là phải dành cho người bạn đời của mình. Ngược lại, cái gì dở nhất cũng sẽ tặng cho người bạn đời.
Chuyên gia Nguyễn Diệu Hoa cho rằng, vợ chồng với nhau mặc dù có lo lắng đấy, có ưu tư đấy, có quan tâm đấy nhưng trên thực tế ít ai có thể làm hài lòng được người bạn đời của mình. Nguyên nhân là bởi, không phải người chồng quá tệ hay người vợ quá tồi mà là do chính sự đòi hỏi của mình sinh ra mọi bức xúc. Đòi hỏi về người khác càng nhiều thì bức xúc càng lớn. Mà vợ chồng lại hay đòi hỏi ở nhau nên nếu mà nói trong cuộc đời, bạn bức xúc về ai nhất thì chính là bức xúc về vợ hoặc chồng mình.
Vì thế, theo chuyên gia Nguyễn Diệu Hoa, cách để hạn chế sự bất mãn hay bức xúc trong lòng mình thì tốt nhất là hạn chế sự đòi hỏi về người bạn đời của mình. Học sống đơn giản, ít nhu cầu, hài lòng với những gì mình có thì cuộc sống của mỗi người trong hôn nhân sẽ bớt đi sự nặng nề, sẽ có được sự an vui.
Theo Giadinh.net
Khi ra khỏi tòa, tôi thấy mẹ chồng vỗ vai chồng và nói: "Con yên tâm, mẹ sẽ tìm cho con đứa khác tốt hơn nhiều" Con dâu ốm nằm một chỗ mẹ chồng chẳng hỏi han mà vào tận trong phòng chửi bới, xúc phạm tôi. Mệt sẵn trong người, lại thấy chồng im bặt khi mẹ chửi vợ nên tôi đã cãi nhau với mẹ chồng. Tôi từng hy vọng sẽ sống cùng mẹ chồng hòa thuận dưới một mái nhà. Nhưng có thể tôi chưa đủ...