Chiếc ôtô và cái thói “ăn cắp vặt” của người Việt
Chẳng đâu như ở Việt Nam, ôtô đỗ dưới đường mà sểnh ra là mất đồ. Nhiều nhất là bị vặt gương, khi thì mất cái lôgô, lúc bị “ẵm” nguyên cả 4 bánh xe.
Lâu nay, thói tắt mắt, ăn cắp vặt diễn ra khá phổ biến trong xã hội, từ việc vặt quả táo trong vườn khi chủ nhà đi vắng, cân thiếu cho khách hòng kiếm lời, bớt tiền ăn của cơ quan mong kiếm chác được ngần nào hay ngần ấy… Thế nó mới ứng vào cái chuyện chiếc xe ôtô, nước ngoài người ta trộm nguyên cả chiếc xe, ta chuyên chỉ trộm mấy thứ lặt vặt. Mấy thứ lặt vặt mà thành cái vấn nạn mới “chết”.
Trộm bánh xe – chuyện dường như chỉ có ở Việt Nam
Nạn vặt gương trở thành “chuyện thường ngày ở huyện” khiến khối anh “mất ăn, mất ngủ”. “Thà trộm nó cứ lấy nguyên cả cái xe thì mình còn dễ tìm, dễ truy tung tích. Đằng này cứ lấy ba cái thứ nhỏ nhặt, cơ mà mất thì vừa bất tiện lại vừa mất cả đống tiền chứ chẳng chơi” – một anh bức xúc.
Có người mất gương tới 2-3 lần trong vài tháng.Thế mới điên. Phòng cách nào cũng chả xong, cứ nhãng ra là mất. Anh nào xài xe càng sang, càng có nguy cơ bị mất. Có anh sở hữu chiếc Porsche Panamera trị giá 4 tỉ than thở: “Một tháng mà hai lần bị vặt gương. Ở Hà Nội này chỉ sểnh ra 5 phút đồng hồ là bọn trộm vặt mất gương xe ngay”.
Nạn vặt gương trở thành vấn nạn phổ biến ở Việt Nam
Anh này cho biết, anh mới mua chiếc Porsche Panamera gần 2 năm nhưng đã bị trộm vặt gương 6-7 lần. Có lần về đến nhà vội chưa kịp cho xe vào gara được mà quay ra quay vào chỉ trong vòng 10 phút đồng hồ, 2 gương chiếu hậu của xe đã “được” trộm vặt và ôm đi mất rồi.
Không chỉ vặt trộm gương xe của những chiếc xế hộp xịn, có giá tiền tỷ mà ngay cả những chiếc xế hộp bình dân bọn trộm cũng không tha.
Video đang HOT
Hơn thế, bọn trộm phụ tùng ôtô giờ hoành hành khắp nơi, chủ xe cứ hở ra cái là mất. “Xe của tôi để trước của nhà, hết bị vặt gương lại bị vặt lôgô, thậm chí cả đến ốp lazăng chúng cũng không tha”, một chủ xe nói.
Thực tế, với chủ xế hộp, cảnh mất mặt gương, thậm chí cả củ gương chỉ sau 5-10 phút rời chiếc xe thân yêu đã là điều “quá bình thường” ở đất Hà Nội. Nạn mất cắp phụ tùng ôtô hoành hành một cách ngang nhiên khiến các chủ xế hộp phải lo lắng, đứng ngồi không yên.
Hình ảnh vừa nực cười vừa thấy xấu hổ
Hết vặt gương, vặt logo, bọn trộm giờ chôm cả bánh xe. Một năm vẫn có không dưới chục vụ chủ xe khi thì mất 2 bánh trước, lúc mất 2 bánh bên, đau nhất là có xe bị trộm tháo cả 4 bánh rồi còn kê gạch cẩn thận trước khi bỏ đi.
Nạn “vặt” gương, trộm lôgô, ăn cắp bánh khiến rất nhiều lái xe ôtô rơi vào cảnh dở khóc dở cười, vì mỗi khi đỗ xe ở đâu, chỉ lơ đi một chút là đã bị kẻ trộm “vặt” mất như chơi. Nực cười ở chỗ, lái xe hoặc chủ xe chỉ cần ra chợ Trời (phố Huế, Hà Nội) là có thể tìm mua ngay được chính những chiếc gương và bộ phận của xe mình đã bị tháo trộm.
Bọn trộm vặt lấy bất cứ thứ gì “hở” ra trên chiếc ôtô
Nói nhiều, kêu nhiều mà sao nạn trộm vặt vẫn tồn tại? Đơn giản vì nó đã trở thành “truyền thống” và cái văn hóa ứng xử. Loại bỏ thói ăn cắp vặt thế nào nếu hôm qua vẫn nghe tin một cô BTV đài Truyền hình quốc gia hẳn hoi vào siêu thị nước bạn ăn cắp mà vẫn đứng phụ trách chương trình văn hóa. Xóa ăn cắp vặt ra sao khi đâu đó nghe giới sao của showbiz cũng có tật “cầm nhầm”, một ông giáo sư, một vị sếp cũng có sở thích ăn cắp vặt…
Người nổi tiếng, kẻ có học mà còn giở thói ăn cắp vặt thì nạn chôm đồ ôtô bao giờ mới hết, vì những tên vặt gương, trộm lôgô kia rặt là một bọn ăn cắp vặt chuyên nghiệp.
Thế Đạt (TTTĐ)
Sắm phụ kiện cho xe đạp cưng: Đồng hồ tốc độ không dây
Đồng hồ tốc độ là loại phụ kiện rất phổ biến đối với người chơi xe đạp hiện nay. Nó có vẻ là món đồ chơi đầu tiên mà người ta nghĩ đến sau khi mua mới một chiếc xe đạp.
Đồng hồ tốc độ ngoài chức năng đo vận tốc của xe thường là có thêm nhiều chức năng hữu ích khác ví dụ như đồng hồ thời gian, số km đi được (ODO), quãng đường đi được, thời gian chạy xe... Hôm nay mình sẽ giới thiệu với các bạn một chiếc đồng hồ tốc độ không dây của hãng Cateye kèm theo hướng dẫn sử dụng và lắp đặt.
Trên thị trường hiện có rất nhiều loại đồng hồ cho xe đạp, chủ yếu khác nhau về thương hiệu và chất lượng, còn chức năng thì không khác nhau nhiều. Tuy nhiên, tất cả những loại đó có thể chia ra làm 2 loại chính: có dây và không dây. Loại không dây mắc hơn nhưng được cái gọn gàng và đẹp. Loại mình đang cầm là Cateye Padrone, không dây, giá bán 1.050.000 đồng. Bạn có thể mua tại các shop chuyên bán xe đạp và phụ kiện.
Video trên tay đồng hồ không dây dành cho xe đạp
Nguyên tắc hoạt động của đồng hồ xe đạp (loại không dây)
Bộ sản phẩm Cateye Padrone bao gồm 3 thành phần chính:
Nam châm là một cái cục tròn nhỏ, giống như viên pin đồng hồ, được gắn lên căm bánh xe. Khi bánh xe quay, cục nam châm này cũng sẽ quay theo. Mỗi lần nam châm quay ngang qua vị trí gắn cảm biến trên phuộc trước thì cảm biến sẽ đếm đó là 1 vòng, 2 vòng... Tùy theo đường kính bánh xe và vận tốc quay của bánh mà đồng hồ phía trên sẽ tính toán ra vận tốc đang chạy hiện tại của bạn là bao nhiêu và hiển thị lên trên màn hình. Nhờ vậy mà vận tốc luôn được tính toán theo thời gian thực y như cách mà bạn thường thấy trên đồng hồ của xe máy và xe hơi.
Các chức năng của đồng hồ Cateye Padrone
Video hướng dẫn lắp đặt:
Trong hộp sản phẩm có kèm theo tờ giấy hướng dẫn sử dụng, bên trong có hình vẽ hướng dẫn cách lắp ráp rất dễ hiểu. Sau khi ráp xong thì về cơ bản bạn sẽ có được 3 món mà mình đã kể ở trên. Còn khi lắp lên xe thì bạn cần phải chú ý các điểm sau đây:
Đồng hồ: đồng hồ phải được lắp song song với mặt đất, không được quá dốc hoặc quá nghiêng.
Trước khi gắn đồng hồ lên xe thì bạn phải chỉnh thông số "L" (bốn chữ số) cho nó nước. Để đo "L", bạn phải coi bánh xe của mình đường kính là bao nhiêu, kích thước thế nào. Thông số này bạn coi trên vỏ bánh xe hoặc trên website của nhà sản xuất, ví dụ như xe mình là 70035C. Sau đó bạn tra con số này trên tờ giấy hướng dẫn của đồng hồ và chỉnh lại thông số L cho chính xác (xe mình 70035C là2168). Mặt sau của đồng hồ có các phím cứng, những loại đồng hồ khác nhau có thể số nút sẽ khác nhau. Bạn nhớ dùng các nút này để chỉnh số L cho đúng trước khi gắn lên xe đạp.
Cảm biến: bạn có thể lắp bên trái hay bên phải phuộc trước đều được, gắn sát lên phía trên và lưu ý phải xoay mặt có chữ SENSOR vào bên trong bánh xe, không được quay ra ngoài vì như thế nó sẽ không đọc được tín hiệu từ cục nam châm ở trên căm.
Nam châm: có rãnh và ốc vặn để gắn lên căm của xe. Vị trí gắn xoay vào trong và phải ngang hàng với vị trí của chữ SENSOR nằm ở mặt bên trong của cảm biến.
Sau khi lắp xong, bạn tiến hành bẻ cảm biến xoay vào bên trong bánh xe sao cho nó càng gần vị trí của cục nam châm càng tốt, vì nếu xa quá nó sẽ không đọc được tín hiệu của nam châm. Sau khi cân chỉnh xong hết, bạn hãy ngồi lên xe và đạp thử, nếu đồng hồ bắt đầu chạy (hiển thị được tốc độ) là coi như hoàn tất. Nếu đồng hồ không chạy thì hãy xem lại coi vị trí đặt cảm biến và nam châm có đúng hay chưa, có nằm xa quá không. Xem video hướng dẫn bên trên để thấy rõ cách mình lắp nhé.
Theo Infonet
Trộm 20 bánh xe ngay tại đại lý Một đại lý Kia ở Hà Lan trình báo cảnh sát về vụ trộm xảy ra trong đêm 12/7 khi 5 mẫu mới nằm trong bãi đỗ đều không còn bánh xe. Những xe bị lấy mất bánh gồm 3 mẫu Cee'd hatchback, một chiếc Rio và một Sorento. Ngoài ra, cửa kính của 2 xe trong số đó bị đập vỡ để...