Chiếc ô tô 5 chỗ này đang giảm giá cực mạnh tới 378 triệu đồng/chiếc tại VN
Nhờ hưởng lợi của thuế nhập khẩu 0% mà mẫu ô tô 5 chỗ ngồi này đang được giảm giá mạnh tại thị trường Việt Nam.
Sự kiện: Ô tô – Xe máy
Song song với việc nhà máy rộng hơn 100.000 mét vuông của Subaru chính thức đi vào hoạt động tại khu công nghiệp Ladkrabang (Bangkok, Thái Lan), chiếc ô tô Forester bán tại thị trường Việt Nam cũng được đổi từ nhập khẩu Nhật sang nhập từ Thái Lan.
Do đó, nhờ hưởng thuế nhập khẩu 0% nội khối ASEAN, chiếc ô tô sang chảnh này “trút” đi được gánh nặng thuế, dẫn đến mức giá giảm mạnh.
Forester 2019 giảm giá mạnh tại Việt Nam.
Cụ thể, mức giá mới của Forester giảm xuống 317-378 triệu đồng. Cụ thể hơn, Forester 2019 sẽ có 3 phiên bản, tương ứng với mức giá 1,128 tỷ đồng, 1,218 tỷ đồng và 1,288 tỷ đồng. Trong khi đời cũ có 2 phiên bản, giá 1,445-1,666 tỷ đồng.
Tại Việt Nam, Forester nằm cùng phân khúc SUV hạng trung với Honda CR-V hay Mazda CX-5. Mẫu xe này sở hữu kích thước tổng thể dài x rộng x cao là 4.625 x 1.815 x 1.730 mm. Trục cơ sở 2.670 mm. Khoảng sáng gầm xe 220 mm.
Video đang HOT
Xe được trang bị đèn LED hoàn toàn, gồm đèn chiếu sáng chính (projector), định vị ban ngày, sương mù, xi-nhan và đèn hậu. Bộ vành 5 chấu có kích thước 18 inch. Thiết kế Forester ít thay đổi qua các thế hệ
Mẫu xe 5 chỗ ngồi này được trang bị nội thất khá phong phú với ghế chỉnh điện, ghế lái nhớ 2 vị trí, đề nổ nút bấm, màn hình giải trí 8 inch, điều hoà tự động 2 vùng, gương chiếu hậu chống chói, phanh đỗ điện tử, lẫy chuyển số trên vô-lăng, cửa sổ trời lớn…
Động cơ của xe là máy 2 lít cho công suất 156 mã lực và mô-men xoắn 196 Nm, kết hợp số tự động vô cấp CVT và hệ dẫn động 4 bánh.
Hệ thống an toàn của xe bao gồm cảnh báo làn đường, báo đảo làn liên tục, báo giao thông phía trước, ga tự động thích ứng, ngăn chặn va chạm trước với hỗ trợ phanh tự động và kiểm soát chân ga, cảnh báo điểm mù.
Theo vietq.vn
Kinh nghiệm không 'mất tiền oan' khi mua xe tại Việt Nam
Chuyển tiền đặt cọc cho nhân viên bán hàng, không đọc kỹ hợp đồng...là những tình huống khách hàng dễ mất tiền oan khi mua xe.
Khách hàng Việt khi mua ô tô không ít người gặp phải tranh chấp khi xung đột lợi ích giữa người bán và người mua, chủ yếu xảy ra khi giao tiền - nhận xe. Dưới đây là một số trường hợp cần lưu ý theo lời khuyên của những chuyên gia bán hàng của các hãng xe lớn tại Việt Nam.
1. Không kiểm tra thông tin về đại lý
Trước khi chọn mua xe ở một nơi nào đó, khách hàng nên tìm hiểu kỹ thông tin về năng lực giao dịch, độ tin cậy, khả năng sửa chữa, bảo dưỡng... Nhiều khách thường chọn đại lý gần nhà để mua xe mà bỏ qua những yếu tố khác, điều này là không nên để tránh xảy ra sai sót đáng tiếc.
2. Chuyển tiền đặt cọc cho nhân viên bán hàng
Thông thường khách phải đặt cọc một số tiền nhất định khoảng vài chục triệu khi làm hợp đồng mua xe, số còn lại được giao khi nhận xe. Khoản tiền này nên được chuyển hoặc nộp trực tiếp cho đại lý chứ không phải một cá nhân nào đó.
Không chuyển tiền đặt cọc cho nhân viên bán hàng
Tiền đặt cọc này nhất định phải được chuyển vào tài khoản của công ty, đại lý nơi mua xe. Nếu nộp tiền mặt tại đại lý sẽ có phiếu thu đóng dấu đầy đủ. Thực tế có những trường hợp do khách hàng thân quen với nhân viên tư vấn bán hàng mà chuyển khoản trực tiếp dưới danh nghĩa cá nhân. Để đảm bảo an toàn, nhân viên phải mang tiền về nộp cho đại lý và lấy phiếu thu giao cho khách.
Khách hàng nên chắc chắn cầm được phiếu thu trong tay để có căn cứ pháp lý, tránh những phát sinh không đáng có.
Chỉ có một trường hợp chuyển tiền dưới danh nghĩa cá nhân là tiền đóng phí trước bạ, nhân viên bán hàng đi nộp hộ cho khách. Đây là tiền mà khách hàng phải đóng cho cơ quan thuế, vì thế đại lý bán xe không thể nhập vào tài khoản của đại lý.
3. Không đọc kỹ hợp đồng
Mọi tranh chấp đều phải giải quyết theo thỏa thuận của hai bên trong hợp đồng, đó là căn cứ luật pháp. Vì vậy, nếu không đọc kỹ hợp đồng rất dễ nảy sinh những tranh cãi không đáng có.
Hồi đầu tháng 9, nhiều khách hàng nói rằng đặt cọc mua CR-V tại đại lý nhưng sau đó được thông báo hết xe và trả lại cọc. Nhiều người cho rằng phải đòi đại lý đền bù, nhưng theo các chuyên gia luật, nếu trong hợp đồng không có điều khoản nào quy định về việc giao muộn hay không có xe để giao thì khó có cơ sở để khởi kiện.
Việc xe giao chậm hay thậm chí không có xe để giao không phải chuyện lạ trong ngành. Ví dụ đại lý nhận cọc nhưng không biết kế hoạch sản xuất của nhà máy, do đó không đủ xe để phân phối, dẫn tới thiếu xe giao cho khách hoặc chờ đợt khác nên giao chậm.
Trường hợp này, tốt nhất hai bên nên có một biên bản thỏa thuận đi kèm hợp đồng mua bán. Bản thỏa thuận này ghi đầy đủ thông tin giao chậm, không có xe giao thì xử lý thế nào...
4. Trả hết tiền khi chưa nhận xe
Hồi đầu tháng 7, thị trường ôtô nóng lên bởi scandal đại lý Kia Hà Đông lừa đảo, chiếm đoạt tài sản. Cụ thể, sau khi ký hợp đồng, khách hàng thanh toán 100% tiền mua xe nhưng không nhận được xe theo đúng thời hạn, đại lý lần lữa một thời gian dài. Cuối cùng, đại lý đóng cửa, chủ kinh doanh không xuất hiện.
Đây cũng là một trường hợp nhắc nhở khách hàng tìm hiểu kỹ về đại lý trước khi đặt xe và không nên trả hết tiền khi chưa chắc chắn có nhận được xe hay không.
Ngoài ra, khách hàng cũng cần chốt được mức giá với đại lý, giá sẽ tại thời điểm ký hợp đồng, hay thay đổi theo chính sách tại thời điểm bán... đều cần thể hiện rõ ràng trong hợp đồng.
Theo Autobikes
Sốc: Honda Civic chỉ tốn 4 lít xăng/100 km Trên đường trường và giữ tốc độ tối ưu nhất, Honda Civic 1.5 Turbo gây sốc khi chỉ tốn hơn 4 lít xăng/100 km. Để kiểm chứng khả năng tiết kiệm nhiên liệu tối ưu nhất cho mẫu sedan hạng C-Civic 1.5 Turbo, Honda Việt Nam vừa tổ chức chương trình "Honda VTEC Turbo Fuel Challenge 2017" (thử thách nhiên liệu VTEC Turbo...