Chiếc mũ giúp học sinh TQ ngồi cách nhau 1-2m
Trong ngày đầu tiên trở lại trường, những học sinh tại một trường tiểu học ở Hàng Châu, Trung Quốc đã đội chiếc mũ đặc biệt giúp các em đảm bảo khoảng cách an toàn trong mùa dịch.
Ngày 26/4, Trường Tiểu học Yangzheng ( Chiết Giang, Trung Quốc) đón học sinh tiểu học quay lại trường sau kỳ nghỉ dài ngày vì Covid-19. Từ sáng sớm, những đứa trẻ đầu đội chiếc mũ dài 1 mét vui vẻ đi đến trường.
Từ sáng sớm, những đứa trẻ đầu đội chiếc mũ dài 1 mét vui vẻ đi đến trường.
Hiệu trưởng nhà trường cho biết: “Đây là sáng kiến do chúng tôi khởi xướng với mong muốn nhắc nhở học sinh duy trì khoảng cách trên từ 1 mét với bạn học”.
Trước ngày quay lại trường, giáo viên đã liên hệ với phụ huynh cùng con làm chiếc mũ một mét, sau đó đội chúng đến trường ngay trong ngày đầu tiên.
Chiếc mũ được làm từ những chất liệu an toàn, thân thiện với môi trường, dưới sự sáng tạo của học sinh. Nhà trường cũng yêu cầu các em tuân thủ mọi yêu cầu như không chạm vào người khác hay làm hư hỏng mũ của bạn học.
Chiếc mũ được làm dưới sự sáng tạo của học sinh
Hiệu trưởng cho biết, thông qua cách làm này, nhà trường muốn học sinh cảm nhận một cách trực quan về khoảng cách 1-2 mét. Điều này cũng giúp các em ghi nhớ rằng luôn phải duy trì khoảng cách an toàn.
Ngoài ra, trong ngày đầu tiên đi học, học sinh của trường cũng được thực hiện bài kiểm tra kiến thức chống dịch, giới thiệu về chiếc mũ mình đã làm hoặc cùng hát vang bài ca chống dịch,… Những điều này nhằm giúp trẻ phát triển thói quen tốt thông qua các hoạt động trải nghiệm.
Video đang HOT
Theo dõi những hình ảnh này, nhiều người cho biết, “chiếc mũ một mét” với “đôi cánh lớn” trông giống như chiếc mũ mà các vị quan nhà Tống từng đeo trong các bộ phim truyền hình.
Nhiều người cũng ca ngợi đây là một ý tưởng sáng tạo để các trường khác có thể học hỏi và nhân rộng.
Học sinh đội mũ ngay trong lớp
Hiệu trưởng cho biết, thông qua cách làm này, nhà trường muốn học sinh cảm nhận một cách trực quan về khoảng cách 1-2 mét
Học sinh trang trí theo sở thích
Chiếc mũ được làm từ những chất liệu an toàn
Nhiều người cho biết, “chiếc mũ một mét” với “đôi cánh lớn” trông giống như chiếc mũ mà các vị quan nhà Tống từng đeo trong các bộ phim truyền hình.
Trường Giang
Cô giáo Trung Quốc dạy online giữa rừng núi giá rét
Mỗi sáng sớm, khi sương vẫn còn bao phủ các đỉnh núi cao, cô giáo Liao Xiaolan lại ra ngồi bên những gốc cây và dùng laptop để giảng bài online cho các học sinh cách đó hơn 700km.
Cô Liao Xiaolan là giáo viên khoa học tại một trường trung học ở Hàng Châu, Chiết Giang (Trung Quốc). Cô Liao bị mắc kẹt tại làng quê do dịch bệnh Covid-19 bùng phát tại Trung Quốc.
Quê của cô Liao ở khu vực dãy núi Jinggang, tỉnh Giang Tây, đã ghi nhận 2 ca nhiễm Covid-19. Cô Liao cùng chồng về thăm cha mẹ nhân dịp Tết Nguyên đán và được yêu cầu ở lại quê nhà trong thời gian lâu hơn nhằm ngăn ngừa và kiểm soát dịch bệnh lây lan.
Ngày 10/2, trường của cô Liao quyết định mở lại các lớp học theo hình thức học online, giống như nhiều ngôi trường khác tại Trung Quốc.
Cô giáo Liao Xiaolan dạy online cho học sinh giữa rừng núi giá rét vào mùa đông.
Việc này gây ra khá nhiều khó khăn cho cô Liao vì ngôi làng cô ở bao quanh bởi những dãy núi và rất khó kết nối với mạng lưới 4G để có thể dạy online.
Cô Liao cũng không thể quay trở lại Hàng Châu. Lệnh phong tỏa ban ra vào ngày 8/2 cũng khiến cô Liao không thể rời làng để tới thị trấn gần đó nhằm sử dụng mạng Internet.
Để giải quyết khó khăn, cô Liao cùng chồng, vốn theo học chuyên ngành kỹ sự, tự chế một bộ thu tín hiệu Internet từ những thanh tre, dây điện và một số bảng mạch.
Trước khi lớp học online bắt đầu, cô Liao cùng chồng ra ngoài từ sáng sớm để tìm nơi có tín hiệu Internet ổn định. Họ tìm được địa điểm thích hợp trong khu rừng cách nhà 1km.
Vào ngày bắt đầu lớp học online, cô giáo 40 tuổi vẫn cảm thấy đôi chút hồi hộp, dù đã có kinh nghiệm nhiều năm đứng lớp giảng dạy học sinh.
Tất cả những dụng cụ hỗ trợ cho cô Liao chỉ gồm chiếc laptop, bộ khuếch đại tín hiệu Internet, một chiếc bàn, chiếc ghế. Mỗi khi giảng xong những bài học dài 2 tiếng ngoài trời mùa đông, hai chân cô Liao dường như đông cứng lại.
Liu Xuan, một học sinh của cô Liao, cho biết: "Khi cháu nhìn thấy khung cảnh đầy những thân cây trụi lá và lá rụng đầy nơi miền núi xa xôi, cháu lại càng kính trọng cô giáo nhiều hơn".
Trong tuần đầu sau khi học kỳ mới bắt đầu, cô Liao đã giảng 6 tiết học online. Tới ngày 17/2, cô đã quay trở lại Hàng Châu và rất mong muốn được gặp lại các học sinh trong những lớp học trên lớp.
Cô Liao cho rằng học online khá thuận tiện trong một số trường hợp, nhưng phương pháp này thiếu đi tương tác trực tiếp khi so sánh với các lớp học tại trường.
Khi học online, học sinh không thể giơ tay đặt câu hỏi và giáo viên khó có thể biết được liệu các em đã hiểu bài hay chưa.
Sau tất cả những đóng góp của mình, cô Liao vẫn khiêm tốn rằng: "Trách nhiệm của tôi là dạy dỗ lũ trẻ. So với các bác sĩ, y tá đang mạo hiểm tính mạng để cứu chữa các bệnh nhân covid-19, những việc tôi làm chẳng đáng để được nhắc tới".
Minh Hương
Giáo viên vào rừng dạy online Mỗi sáng, cô Liao Xiaolan, 40 tuổi, mang theo bàn ghế, laptop, modem cùng bộ khuếch đại tín hiệu Internet vào khu rừng cách nhà một km để dạy online. Liao Xiaolan là giáo viên bộ môn Khoa học tại một trường trung học ở Hàng Châu, tỉnh Chiết Giang, trở về thăm nhà bố mẹ ở vùng núi Jinggang vào dịp Tết...