Chiếc móc sắt nằm trong đường tiêu hóa của bé trai
Bé trai 18 tháng tuổi được bác sĩ Bệnh viện Nhi đồng 2 phối hợp Chợ Rẫy nội soi lấy chiếc móc sắt khỏi đường tiêu hóa.
Bác sĩ Nguyễn Minh Ngọc, Trưởng Khoa Tiêu hóa Bệnh viện Nhi đồng 2 cho biết, bệnh nhi được bệnh viện ở Đăk Lăk chuyển đến. Trước đó bé nuốt một cọng sắt nhưng không ói, không đau bụng. Hình ảnh X-quang ghi nhận dị vật hình dáng như vật dùng để cố định trong kẹp quần áo.
Chiếc móc sắt nằm trong đường tiêu hóa của bé trai. Ảnh bệnh viện cung cấp.
Các bác sĩ nội soi, nhận định đây là trường hợp khó vì dị vật có hai cạnh sắc nhọn kích thước lớn. Khi gắp, dị vật có thể gây tổn thương niêm mạc đường tiêu hóa. Tuy vậy cần phải xử lý lấy dị vật ngay trước khi nó di chuyển sâu hơn, gây biến chứng thủng ruột.
Các bác sĩ Bệnh viện Nhi đồng 2 phối hợp đồng nghiệp Bệnh viện Chợ Rẫy nội soi, dùng các dụng cụ che chắn được cạnh sắc nhọn của móc sắt và lấy được dị vật ra ngoài mà không gây trầy xước thêm đường tiêu hóa của bé.
Trường hợp này, bác sĩ cho rằng có thể chiếc móc sắt trong kẹp quần áo bị rớt ra và bé nhặt chơi xong cho vào miệng nuốt. Bác sĩ khuyến cáo phụ huynh kiểm soát các vật dụng trẻ chơi, tránh tai nạn đáng tiếc.
Video đang HOT
Mỹ Lê
Theo vnexpress.net
Tác dụng phụ khi sử dụng quá nhiều chanh
Chanh có rất nhiều lợi ích đối với sức khỏe của chúng ta, tuy nhiên chanh còn có một số tác dụng phụ mà ít người biết.
Làm loét dạ dày
Lượng axit dư thừa trong dạ dày, thực quản hay ruột non có thể tạo thành những vết loét, gọi chung là loét dạ dày. Khi ăn chanh, tức là bạn đã tăng lượng axit cho dạ dày.
Trào ngược dạ dày thực quản (GERD)
GERD là một bệnh khác liên quan tới đường tiêu hóa. Buồn nôn, nôn, đau ngực và loét họng là một số triệu chứng phổ biến của bệnh này. Sử dụng quá nhiều chanh có thể gây bệnh này. Axit chứa trong chanh có thể làm yếu lớp ngăn tách giữa dạ dày và thực quản.
Điều này có thể tăng cường sản sinh axit trong dạ dày dẫn tới chúng dễ dàng di chuyển lên họng gây nóng rát cổ họng và làm mòn lớp niêm mạc thực quản, gây ra các triệu chứng GERD.
Quá lợi tiểu
Mặc dù trái cây này chứa đầy vitamin C, một chất dinh dưỡng thiết yếu cho cơ thể của chúng ta, nhưng chanh nếu dùng nhiều lại khiến bạn phải chạy WC nhiều lần gây ra hiện tượng mất nước.
Đau nửa đầu
Nhiều nghiên cứu chỉ ra rằng sử dụng một lượng chanh đáng kể có thể dẫn tới những cơn đau nửa đầu. Thủ phạm là axit amin tyramine có trong chanh với số lượng khá lớn. Dư thừa loại axit amin này khiến máu đột ngột dồn lên não gây ra những cơn đau nửa đầu.
Sỏi thận
Vỏ chanh cũng được sử dụng rộng rãi trong nấu ăn và vô tình nó có thể dẫn tới sỏi thận. Đó là do hàm lượng oxalat trong vỏ chanh. Khi vào cơ thể oxalatbiến thành tinh thể, ngăn ngừa sự hấp thu canxi, do đó dẫn đến sự hình thành sỏi thận.
Các vấn đề về răng miệng
Hiệu quả ăn mòn của chanh đối với răng là nhờ vào acid citric và acid ascorbic có trong rất nhiều trong loại quả này. Những axit này khi kết hợp với hàm lượng đường tự nhiên có thể dễ dàng ăn mòn men răng và gây ra sâu răng.
Tức và đầy bụng
Uống quá nhiều nước chanh tươi có thể dễ dàng dẫn đến các vấn đề về dạ dày. Điều này là do liều lượng vitamin C trong chanh nhiều hơn cơ thể chúng ta có thể hấp thụ. Để giảm sạch lượng vitamin C dư thừa, chỉ có cách rửa ruột khiến bạn bị tiêu chảy và buồn nôn.
Chúng ta đều biết rằng thứ gì quá nhiều đều gây hại cho sức khỏe cho dù đó là thứ tốt như mật hoa. Do vậy quả chanh cũng không ngoại lệ. Để có thể tận dụng được hết tác dụng của loại quả này, bạn cần sử dụng có điều độ. Để giảm cân, bạn cần một chế độ ăn uống khoa học chứ không phải một cốc nước chanh cho bữa sáng như nhiều người vẫn làm.
Theo www.phunutoday.vn
Thực phẩm kháng viêm tốt cho trẻ Theo BS Diane Barsky - khoa tiêu hóa và dinh dưỡng, Bệnh viện Nhi Philadelphia (Hoa Kỳ), chế độ ăn từ những thực phẩm có tác dụng kháng viêm rất ích lợi để phòng ngừa bệnh cho các bé. Khuyến khích những thực phẩm tươi sạch và tránh chế biến sẵn, hóa chất nhân tạo, nhiều đường và chất béo trans - Ảnh:...