Chiếc máy độc nhất vô nhị cắt bánh tròn thành miếng bằng nhau, không lệch cm nào
Một nhóm học sinh trung học của Nhật Bản đã giành chiến thắng trong cuộc thi đổi mới bằng việc sáng tạo ra thiết bị công nghệ cao, chia bánh pizza thành các phần bằng nhau, không lệch cm nào.
Một vấn đề tồn tại từ lâu trên thế giới đó là làm thế nào cắt chiếc bánh hình tròn thành nhiều hơn hai phần bằng nhau, không lệch cm nào.
Nhóm sáng tạo ra chiếc máy độc nhất vô nhị cắt bánh tròn thành miếng bằng nhau, không lệch cm nào
Giờ đây, nhờ sự khéo léo của một nhóm học sinh Nhật Bản từ trường trung học ở tỉnh Oita, tây nam Nhật Bản việc chia bánh hình tròn thành phần hoàn toàn bằng nhau không còn là vấn đề nữa.
Lấy cảm hứng từ những trận chiến khốc liệt trong gia đình để giành miếng bánh cuối cùng còn sót lại, một nhóm ba học sinh Trường trung học Kundong đã phát minh ra một thiết bị có thể cắt bánh tròn và bánh pizza một cách đồng đều, bất kể miếng bánh được cắt ra bao nhiêu.
Nhóm học sinh đã tạo ra dụng cụ có thể tính toán góc cắt một cách chính xác nhất để chia bánh thành phần bằng nhau theo số lượng cần thiết. Thiết bị có tên là ‘hãy chia vui’ đã hoàn thiện sau quá trình thử nghiệm và sửa lỗi kéo dài hai tháng.
Wataru Onoda, 16 tuổi, một trong những thành viên của nhóm sáng tạo chia sẻ rằng bản thân được truyền cảm hứng để tạo ra thiết bị công nghệ cao từ chính gia đình mình. Trong một lần sinh nhật, thay vì cắt bánh thành 7 phần cho 7 thành viên trong gia đình, mẹ của Wataru Onoda đã cắt thành 8 lát. Phần bánh thừa khiến nổ ra cuộc chiến tranh giành giữa Wataru Onoda và chị gái.
Cùng với hai người khác học cùng trường là Rinto Kimura, 17 tuổi và Mitsumi Zaimae, 18 tuổi, nhóm đã tạo ra thiết bị độc đáo cho phép bất kỳ ai cũng có thể chia bánh tròn thành những phần bằng nhau một cách chính xác nhất.
Thiết bị gồm một bàn xoay để người dùng đặt chiếc bánh và một hệ thống laser chiếu góc chính xác, có thể dễ dàng điều chỉnh thiết bị để tạo ra những số lượng phần bánh theo nhu cầu. Tất cả những gì người dùng phải làm là điều chỉnh một thanh trượt hình mũi tên đến số lượng lát cắt mong muốn và chùm tia laze sẽ hướng con dao vào vị trí để cắt những phần hoàn toàn bằng nhau.
Sử dụng kiến thức hình học và toán học, Wataru Onoda và các cộng sự đã tính toán kích thước và góc chính xác tạo ra các lát cắt cần tạo ra bằng nhau, không lệch cm nào.
Thiết bị công nghệ cao của nhóm Wataru Onoda đã giành được Giải thưởng của Thống đốc Oita được tổ chức lần thứ 80 trong khuôn khổ Triển lãm phát minh Kufu, một sự kiện thường niên nhằm mục đích nuôi dưỡng tinh thần sáng tạo, trí tuệ cao và sự khéo léo của học sinh.
Lá thư trong chai 'xuất phát' từ Nhật Bản đến Mỹ sau 37 năm
Một học sinh trung học ở Nhật Bản đã thả xuống biển một chai thuỷ tinh cùng bức thư đặc biệt. Sau 37 năm người ta tìm thấy ở vùng biển Hawaii.
Lá thư trong chai 'xuất phát' từ Nhật Bản đến Mỹ sau 37 năm
Một bé gái 9 tuổi đã phát hiện chai thuỷ tinh có chứa lá thư viết tay bên trong ở vùng biển Hawaii, Mỹ.
Bức thư do các học sính trung học viết vào năm 1984 gửi từ vùng biển Chiba, Nhật Bản. Sau 37 năm, bức thư trong chai đã trôi đến vùng biển cách vị trí ban đầu khoảng 6.000 km.
Các học sinh trung học đã thả bức thư đựng trong chai thuỷ tinh xuống biển ở Nhật Bản như một phần trong thí nghiệm để nghiên cứu các dòng hải lưu.
Bức thư trong chai có tiêu đề 'Điều tra dòng chảy đại dương', viết từ tháng 7/1084, được cho là xuất phát từ dòng hải lưu Kuroshio gần Đảo Miyajima, miền tây Nhật Bản. Bên trong có viết yêu cầu ai tìm thấy cái chai hãy trả lại cho trường trung học Choshi.
Cô bé Abbie Graham, 9 tuổi, đã tìm thấy chai đựng thư trên một bãi biển ở gần thành phố Hilo, Hawaii trong chuyến đi du lịch cùng gia đình vào tháng 6. Đến tháng 9, gia đình cô bé mới liên hệ với trường trung học Choshi
Nhà trường cho biết họ đã thả tổng cộng 450 chai thuỷ tinh vào năm 1984 và 300 chai nữa vào năm 1985. Tất cả đều nằm trong một phần của cuộc khảo sát dòng chảy đại dương.
Cho đến nay, 51 chai thuỷ tinh đã được tìm thấy và trả lại cho nhà trường. Bức thư trong chai mà cô bé Abbie Graham tìm thấy và trả lại cho nhà trường là chai duy nhất được tìm thấy kể từ năm 2002.
Những chai thuỷ tinh từ thí nghiệm ở Nhật Bản đã trôi dạt vào một số khu vực trên thế giới như bang Washington ở Mỹ, Canada, Philippines và quần đảo Marshall ở trung tâm Thái Bình Dương.
Mayumi Kanda, một cựu học sinh của trường trung học Choshi, từng là thành viên của câu lạc bộ khoa học năm 1984, cho biết cô rất ngạc nhiên vì cái chai đã xuất hiện trở lại sau một thời gian dài. Nghe được tin này đã "làm sống lại ký ức hoài niệm về những ngày tháng cấp ba' của Mayumi Kanda.
Đại diện trường trung học Choshi cho biết các học sinh đang theo học ở đây đã lên kế hoạch viết thư cho Abbie để cảm ơn cô bé vì đã gửi trả lại cho nhà trường.
Nhà trường sẽ gửi kèm một là cờ Tairyo-bata thu nhỏ như một món quá, đây là một loại cờ của ngư dân từng được sử dụng để biểu thị họ có được một mẻ lưới bội thu nhiều hải sản.
Loài cá chuyển giới thành con đực để tranh giành lãnh thổ Loài cá Kobudai sống dưới tầng nước sâu ở biển Nhật Bản có khả năng tự chuyển đổi giới tính. Khi những con cái đủ tuổi, chúng sẽ "lột xác" trở thành con đực to lớn.