Chiếc máy bay nhẹ hơn không khí cất cánh lần đầu tiên
Chiếc máy bay kiểu mới có khả năng biến thành một quả cầu nhẹ hơn không khí được kỳ vọng sẽ tạo ra một cuộc cách mạng trong ngành công nghiệp viễn thông.
Chiếc máy bay Phoenix nhẹ hơn không khí.
Chiếc máy bay Phoenix được thiết kế để có thể dễ dàng chuyển đổi giữa trạng thái nặng hơn và nhẹ hơn không khí để tạo ra lực đẩy, giúp máy bay duy trì trạng thái bay trên không.
Máy bay Phoenix do các nhà khoa học Scotland nghiên cứu chế tạo. Hồi tháng 3/2019, chiếc máy bay đã thực hiện chuyến bay thử nghiệm đầu tiên với quãng đường 120m.
Phoenix có chiều dài 15m, sải cánh dài 10,5m và được thiết kế phục vụ cho nghiên cứu khoa học và thương mại. Các nhà nghiên cứu hy vọng Phoenix sẽ tạo ra một cuộc cách mạng trong ngành công nghiệp viễn thông.
Video đang HOT
Thân máy bay chứa khí heli giúp bay lên cao và một túi khí để hút và nén khí giúp máy bay hạ cánh. Cánh và đuôi máy bay được trang bị các thiết bị năng lượng mặt trời để sạc pin cung cấp năng lượng cho các van và máy bơm bên trong.
Airlander 10 – chiếc máy bay sử dụng khí heli được coi là chiếc phi cơ lớn nhất thế giới, dự kiến sẽ được đưa vào khai thác thương mại trong vài năm tới.
Theo Danviet
Xuất hiện tình tiết mới liên quan sự mất tích bí ẩn của MH370
Phần cánh của chiếc Boeing 777 mất tích bí ẩn năm 2014 từng bị hư hại nghiêm trọng trong một sự cố va chạm với máy bay khác.
Express dẫn lại dữ liệu của Mạng lưới An toàn Hàng không (ASN) cho biết chiếc máy bay chở 239 hành khách biến mất bí ẩn cách đây 5 năm của Malaysia Airlines từng xảy ra va chạm với một máy bay khác vào năm 2012.
Cụ thể, chiếc Boeing 777 đã va chạm với đuôi của chiếc A340 của China Eastern Airlines. 2 chiếc máy bay khi đó đều đang di chuyển ở đường băng tại sân bay quốc tế Phố Đông, Thượng Hải, Trung Quốc.
Vụ mất tích MH370 cho tới nay vẫn là bí ẩn lớn nhất của hàng không thể giới. (Ảnh: Getty)
"Phần đầu cánh của chiếc Boeing 777 cắm vào đuôi của chiếc Airbus A340 và bị hư hại nặng", một hành khách viết khi đăng ảnh về sự cố trên mạng xã hội.
Theo dữ liệu của ASN, chiếc máy bay sau đó đã được sửa chữa và quay trở lại hoạt động bình thường.
Tuy nhiên, nhiều người cho rằng có thể nó đã không được sửa chữa kỹ càng như Malaysia thông báo, dẫn tới sự cố sau đó 2 năm khiến chiếc máy bay cho tới nay vẫn bặt vô âm tín.
Tuy nhiên các chuyên gia hàng không khẳng định khả năng phần cánh máy bay vẫn có thể bị hư hại trở lại sau vài tháng được sửa chữa nhưng vài năm là một giả thiết không mấy khả thi.
Ngày 8/3/2014, chiếc Boeing 777 mang số hiệu MH370 từ Kuala Lumpur, Malaysia cất cánh đi Bắc Kinh, Trung Quốc chở theo 239 người.
Trong báo cáo công bố ngày 30/7/2018 dài 495 trang, các điều tra viên Malaysia cho biết họ vẫn chưa thể xác định nguyên nhân chính xác máy bay biến mất.
Hồi đầu tháng 3, chính phủ Malaysia tuyên bố sẽ cân nhắc mở lại chiến dịch tìm kiếm chiếc Boeing 777-200 của Malaysia Airlines nếu xuất hiện các bằng chứng mới hợp lý.
(Nguồn: Express)
SONG HY
Theo VTC
Máy bay tư nhân rơi do bị gãy cánh khi thao diễn, 2 người thiệt mạng Chiến máy bay Zodiac có hai chỗ ngồi này đã bị gãy một cánh trong khi bay thao diễn và rơi xuống bãi đất trống gần một sân vận động khiến phi công và hành khách duy nhất trên khoang thiệt mạng. Theo AP, ngày 20/4, nhà chức trách Bulgaria cho biết một máy bay tư nhân cỡ nhỏ đã bị rơi xuống...