Chiếc máy bay đầu tiên in bằng công nghệ 3D
Trông giống như một mô hình máy bay, nhưng thực tế, đây lại là một chiếc máy bay “xịn” với tất cả các bộ phận được sản xuất bằng công nghệ in 3D
Chiếc máy bay Airbus không người lái được sản xuất toàn bộ bằng công nghệ in 3D
Giữa những chiếc máy bay khổng lồ xung quanh, một chiếc máy bay nhỏ bé tên Thor vẫn là tâm điểm chú ý trong Triển lãm hàng không quốc tế ở Berlin, Đức. Đây là chiếc máy bay được in bằng công nghệ 3D đầu tiên trên thế giới.
Không có cửa sổ, nặng 21 kg, cao dưới 4 mét, chiếc máy bay không người lái Thor là viết tắt của “Test of High-tech Objectives in Reality” (tạm dịch: Thử nghiệm vật thể bay công nghệ cao thực tế”). Tuy là một chiếc máy bay thật sản xuất bởi hãng sản xuất máy bay hàng đầu của châu Âu Airbus, nó trông giống như một mô hình máy bay màu trắng.
Với Airbus, Thor là chiếc máy bay tiên phong cho xu hướng hàng không mới trong tương lai, khi công nghệ in 3D hứa hẹn tiết kiệm rất nhiều thời gian, năng lượng và tiền bạc.
Thor không có cửa sổ, nặng 21 kg, cao dưới 4 mét, là máy bay tiên phong cho xu hướng hàng không mới
“Đây là một bài thử nghiệm về việc chúng ta có thể làm gì với công nghệ in 3D”, Detlev Konigorski, người chịu trách nhiệm phát triển máy bay Thor, phát biểu tại Triển lãm hàng không quốc tế tại sân bay Schoenefeld.
Video đang HOT
“Chúng tôi muốn thử xem liệu có thể đẩy nhanh quá trình phát triển bằng cách sử dụng công nghệ in 3D cho các bộ phận riêng cũng như cho toàn bộ hệ thống sản xuất hay không.”
Thor “bay đẹp và ổn định”, kỹ sư trưởng Gunnar Haase, người thực hiện chuyến bay đầu tiên của Thor hồi tháng 11 năm ngoái cho biết.
Các bộ phận kim loại được sản xuất bằng công nghệ in 3D nhẹ hơn từ 30-50% và được sản xuất nhanh hơn
Airbus và Boeing, hãng sản xuất máy bay của Mỹ đều đang sử dụng công nghệ in 3D, đặc biệt trong việc sản xuất bộ phận của các máy bay chở khách A350 và B787.
“Các bộ phận máy bay được in 3D có ưu điểm không cần công cụ sản xuất và có thể được làm rất nhanh”, Jens Henzler tại Tổ Chức sáng chế Hofmann, một tổ chức chuyên về các công nghệ mới cho biết.
Các bộ phận kim loại được sản xuất bằng công nghệ in 3D cũng nhẹ hơn từ 30-50% so với công nghệ cũ, và hầu như không có chất thải sản xuất, Henzler nói thêm.
Công nghệ in 3D không bị giới hạn trên bầu trời. Các kĩ sư cũng đang lên kế hoạch sử dụng công nghệ in 3D trong những chuyến bay trên vũ trụ.
Theo Danviet
Airbus nhận được tín hiệu khẩn từ máy bay EgyptAir bị mất tích
Hãng hàng không Airbus đã nhận được tín hiệu phát ra từ bộ phát tín hiệu khẩn cấp của máy bay EgyptAir bị mất tích tại biển Địa Trung Hải, hãng truyền thông Ai Cập Al Ahram cho biết.
Theo CNN, bộ phát sóng định vị khẩn cấp của máy bay có thể tự động kích hoạt hoặc được kích hoạt bằng tay và gửi đi tín hiệu cấp cứu. Tín hiệu sóng định vị này khác với các tiếng ping do các hộp đen phát ra.
Khoanh vùng gặp nạn
Những tín hiệu này đã giúp nhóm cứu hộ đa quốc gia thu hẹp đáng kể khu vực tại biển Địa Trung Hải. Theo CNN, khu vực này đã giảm xuống từ tương đương kích cỡ của bang Connecticut xuống chỉ còn một khu vực có bán kính 5 km. Các tín hiệu này có thể giúp các nhóm tìm kiếm xác định được tín hiệu hộp đen dễ dàng hơn.
Trong vài ngày tới, một chiếc tàu hải quân của Pháp sẽ đến khu vực để lặn tìm xác máy bay. Theo BEA, cơ quan điều tra về các vụ tai nạn của Pháp, chiếc tàu có tên La Place đã rời cảng vào hôm 24-5 từ Porto Vecchio và tiến về phía bờ biển Ai Cập.
Ngoài ra, Pháp đang tính đến phương án cử thêm một tàu trang bị robot lặn để tìm kiếm ở các khu vực có độ sâu trên dưới 3 km. BEA cũng là cơ quan hỗ trợ kỹ thuật cho chính quyền Ai Cập trong việc tìm kiếm và cứu hộ dưới biển.
Trong lúc này, một số tàu lặn của Ai Cập và Pháp cũng đã tìm kiếm trong khu vực này trong một nỗ lực nhằm tìm dữ liệu chuyến bay và ghi âm trong buồng lái trước khi pin dự trữ của hộp đen cạn kiệt.
Mảnh vụn vớt được từ chiếc máy bay gặp nạn tại biển Địa Trung Hải. Nguồn: Mirror
Cho đến nay, một số mảnh vỡ từ máy bay - trong đó có áo phao, đồ dùng cá nhân và vài mảnh vụn từ máy bay - đã được phát hiện và thu giữ. Ngoài ra, nhiều bộ phận nhỏ của thi thể nạn nhân cũng được tìm thấy. Các quan chức Ai Cập đang cố gắng xác định các bộ phận này và khớp với danh tính các nạn nhân và phi hành đoàn.
Công cuộc tìm kiếm các bộ phận quan trọng của máy bay, bao gồm thân máy bay, hộp ghi dữ liệu chuyến bay và ghi âm buồng lái vẫn đang được tiếp diễn.
"Thời gian đang chống lại công tác cứu hộ" chuyên gia phân tích hàng không Justin Green cho biết. "Nếu họ không tìm thấy hộp đen trong vòng 30 ngày tới, công việc tìm kiếm sẽ khó khăn hơn nhiều vì hộp đen không còn gửi được tín hiệu nào để giúp nhóm cứu hộ nhận ra nó".
Tín hiệu từ thiết bị phát sóng trên máy bay?
Chiếc máy bay được ba máy phát định vị khẩn cấp, một trong số đó nằm ở phần đuôi sẽ ghi nhận các thông tin về chuyến bay. Hiện tại vẫn chưa biết rõ tín hiệu phát ra đến từ thiết bị nằm ở bộ phận nào của máy bay.
Truyền thông Ai Cập cho biết hãng Airbus đã gửi thông tin từ máy bay đến chính quyền Ai Cập; sau đó thông tin này được chuyển tiếp đến các đơn vị tìm kiếm cứu nạn.
Airbus chưa có bình luận gì về tín hiệu này: "Chúng tôi đang hỗ trợ các bên chịu trách nhiệm điều tra và chúng tôi không thể bình luận hay đóng góp cho bất cứ nhận định nào."
Các tín hiệu từ máy phát định vị khẩn cấp có thể được phát hiện bằng vệ tinh. Hiện vẫn chưa rõ Airbus đã nhận được tín hiệu này vào lúc nào, song theo CNN, thông thường hãng sẽ nhận được tín hiệu vào khoảng vài giờ sau khi xảy ra tai nạn chứ không phải vài ngày sau.
MINH TRƯỜNG
Theo_PLO
Phương Tây chế tạo trực thăng siêu tốc đấu Nga Với tốc độ bay tới 470km/h, trực thăng tốc độ cao của Tập đoàn chế tạo máy bay Airbus đang trở thành đối thủ đáng gờm trong phân khúc này với Nga. Theo Daily Mail ngày 25/5, Tập đoàn chế tạo máy bay Airbus đã đăng ký bản quyền dòng máy bay trực thăng thế hệ mới có khả năng đạt tốc độ...