Chiếc máy bay cuối cùng trong chiều 29/4/1975
Có môt câu chuyên đã thuôc vê lịch sử mà mọi người từng biêt: hình ảnh chiêc trực thăng với dòng người di tản trên sân thượng môt cao ôc ở Sài Gòn – đã từng được công luân trên thê giới xem là biêu tượng cho sự thât bại của Mỹ trong cuôc chiên tranh tại Viêt Nam.
Vây ai đã chụp bức ảnh ây? Ai lái chiêc trực thăng năm ây? Những hành khách cât từ nóc nhà tòa trên trực thăng là ai? Có phải nó cât lên tại Tòa nhà Đại sứ Mỹ? Bài viêt dưới đây phân nào giải thích được nhiêu điêu đằng sau tâm ảnh đó.
Tác giả bức ảnh lịch sử
Sau khi tâm ảnh được công bô trên phương tiên thông tin truyên thông trong những tháng ngày đâu tiên sau chiên tranh năm 1975, lâp tức ngay sau đó tuân báo People (Mỹ) đã phái nhiêu phóng viên đên 6 quôc gia khác nhau đê điêu tra. Sau nhiêu tháng xác minh, điêu tra, họ đã xác định: đâu tiên tâm ảnh được xác định do Hugh Van Es, môt nhiêp ảnh gia, môt phóng viên tự do và sau này là phóng viên Hãng thông tân UPI chụp. Ảnh chụp vào khoảng 5 giờ chiêu ngày 29/4/1975.
Hugh Van Es mât ngày 15/5/2009 tại Hông Kông (ông đã sông nơi đây 35 năm) đã kê cho phóng viên tuân báo People biêt rằng ông ta đã đứng trên sân thượng của môt khách sạn cách tòa nhà này môt vài dãy phô, Và ông đã dùng máy ảnh ông kính 300 mm đê chụp. Sau này nhớ lại, Van Es cho hay không phải tât cả trong sô khoảng 30 người leo thang khi đó di tản được, và chiêc Bell 205 đã quá tải khi cât cánh, chở vượt khả năng cho phép khoảng chục người.
Video đang HOT
Hugh Van Es
Tòa nhà và chiếc máy bay cuối cùng chiều 29/4/1975
Hugh Van Es đã phải mât rât nhiêu công sức và thời gian đê giải thích cho mọi người, rằng tòa nhà trong bức ảnh không phải như đã bị lâm tưởng là tòa nhà của Sứ quán Mỹ. Đó là từ nóc cao ôc Pittman sô 22- Lý Tự Trọng (TPHCM) hiên nay.
Chiêc trực thăng cât cánh, theo chú thích của nhiêp ảnh gia Van Es trên diên đàn báo chí lúc ây phỏng chừng đem theo 12 (có khi là 14) người trong khi trọng tải tôi đa theo “đê nghị của trực thăng” là… 8 người! Người đứng sát càng trực thăng và rìa tòa nhà (theo ảnh) là O.B. Harnage, môt nhân viên của CIA Mỹ. Những hành đông của Harnage trong buôi chiêu hôm ây đã được Tuân báo People này miêu tả trong sô ra ngày 30/4/1985 và thêm nhiêu sô tiêp theo.
Bức ảnh lịch sử
Sô hiêu của chiêc trực thăng Bell 205 ây không thây rõ trên ảnh chụp vì sô hiêu được sơn hai bên thân và đuôi cánh, trong khi bức ảnh lại cho thây chiêc trực thăng được chụp từ phía mũi. Vị trí này Hugh Van Es chụp đên… 6 tâm! Tuy nhiên biên tâp viên Debbie Bondulic của People tìm ra được… 42 phim âm bản Hugh Van Es chụp còn lưu giữ trong kho của UPI Bettman Corbis – New York. Trong sô này, có tât cả “tư thê bay” của chiêc Bell 205, ngay cả khi bay xa khỏi nóc nhà tòa nhà. Bằng kỹ thuât hiên đại, người ta xác định đây là chiêc Bell205 mang sô hiêu: N4 7004.
Ông Allen Cates, Chủ tịch Hãng Air America – Hãng hàng không của CIA, không hê muôn các phóng viên xác định viên phi công đã lái chiêc trực thăng ngày hôm ây. Tuy nhiên bí mât cuôi cùng cũng được mở: Hai viên Phi công trên chiêc trực thăng ây được xác định: Môt là Bob Caron nay sông ở bang Florida, môt là Jack Hunter. Riêng Bob Caron còn môt “nhân chứng sông” đó là lên tiêng mình còn giữ kỹ cuôn sô lịch trình bay trong ngày lịch sử 29/4/1975.
Ai xô đẩy chen lấn trên chiếc máy bay hôm ấy?
Đa sô những người Viêt ngôi trên chiêc trực thăng ây đêu là những viên chức cao câp của chê đô Ngụy- Sài Gòn. Đặc biêt trong chuyên “vượt qua cõi chêt” đó có tướng Trân Văn Đôn, là Tông trưởng Quôc phòng cuôi cùng của VNCH. Ngoài ra còn có bác sĩ Trân Kim Tuyên, môt trùm mât vụ Sài Gòn (mât tại Anh tháng 12-1995); bác sĩ quân y Huỳnh Minh Tòng, nay là bác sĩ y khoa, đang hành nghê tại Georgia, Mỹ.
Theo 24h
Một phóng viên tự do người Mỹ mất tích tại Syria
Một phóng viên tự do người Mỹ đã mất tích tại Syria trong hơn 1 tuần, công ty tuyển dụng gần đây nhất của anh này cho biết ngày 23/8.
Một bức ảnh của Austin Tice về lực lượng nổi dậy tại Syria. (Nguồn: Global Post)
Tờ nhật báo Washington Post và tập đoàn tin tức McClatchy nói rằng họ đã mất liên lạc với Austin Tice, một phóng viên và nhiếp ảnh gia 31 tuổi, người đã ở Syria để đưa tin về cuộc nổi dậy chống chính quyền Damascus.Washington Post cho biết Tice, một cựu quân nhân trong lực lượng lính thủy đánh bộ Mỹ đã vào Syria trong tháng 5 và sau một thời gian đi cùng lực lượng chống đối, đã tìm đường vào thủ đô Damascus để đưa tin về chiến sự.
"Thành viên gia đình và các biên tập viên đã làm việc với Tice đã không nghe thấy tin tức gì của anh kể từ đó," tờ báo nói. Các lãnh đạo Washington Post và McClatchy hiện đang rất quan ngại và đang tập trung vào việc đưa Tice trở lại an toàn.
Trước khi trở thành một phóng viên chiến trường từ tháng 1 năm nay, Tice đã là một đại úy trong Lính thủy đánh bộ Mỹ và đã tham chiến ở Iraq, Afghanistan.
"Chúng tôi hiểu được niềm đam mê của Austin trong việc đưa tin về cuộc nổi dậy ở Syria và rất tự hào về công việc mà con tôi đã làm ở đó," cha mẹ Tice là Marc và Debra, nói từ Houston, Texas.
Cơ quan bảo vệ truyền thông Các phóng viên không biên giới (RSF) nói rằng họ đã liên lạc với McClatchy và cũng có chung mối quan ngại.
"Syria là một trong những nơi nguy hiểm nhất cho các phóng viên hiện nay," RSF cho biết. Theo RSF, 10 phóng viên, với 5 là người Syria, đã bị giết kể từ khi chiến sự nổ ra. 30 người khác cũng đang bị chính quyền Syria bắt giữ.
Thêm 2 phóng viên khác, gồm ký giả Bashar Fahmi người Palestine và nhà quay phim Cuneyt Unal của Thổ Nhĩ Kỳ, vốn đang làm việc cho mạng truyền hình Al-Hurra được chính phủ Mỹ tài trợ, đã mất tích tại thành phố Aleppo vào ngày 20/8.
Trong 17 tháng, Syria đã ở trung tâm của một cuộc chiến dữ dội giữa ông Bashar al-Assad và các tay súng nổi dậy. Chính quyền Syria chỉ cấp một số lượng ít ỏi visa báo chí và nhiều phóng viên đã tìm cách xuyên biên giới vào trong nước này để đưa tin./.
Theo TTXVN