Chiếc máy bay bị mất tích chứa điều gì bí mật của Malaysia?
Malaysia liên tục từ chối công bố toàn bộ số hàng hóa trên chiếc máy bay mất tích khiến chiến dịch tìm kiếm cứu nạn hiện do Úc dẫn đầu lại càng thêm khó khăn.
Tại sao Malaysia không công bố toàn bộ hàng hóa trên chuyến bay mất tích? Ảnh: Think Stock.
Trong bối cảnh hoạt động tìm kiếm chiếc máy bay mất tích của Malaysia đang bước sang tuần thứ 3, manh mối đáng kể nhất là “những vật thể trôi nổi trên biển khả nghi” ở vùng biển phía nam Ấn Độ Dương do vệ tinh của Úc, Trung Quốc và gần đây nhất là do vệ tinh Pháp phát hiện hôm 23/3.
Việc xác định được những vật thể này có thuộc chuyến bay MH370 mất tích hay không đòi hỏi nhiều thời gian và kỹ thuật. Nếu đó không phải là mảnh vỡ của máy bay mất tích thì vẫn không thể loại trừ khả năng chúng thuộc các gói hàng trên máy bay. Tuy nhiên, giới chức Malaysia lại một mực từ chối công bố toàn bộ bản kê khai hàng hóa trên chiếc Boeing 777-200ER mất tích hôm 8/3. Lý do đưa ra là toàn bộ tài liệu đó đã được đưa cho cảnh sát Malaysia – cơ quan đang tiến hành cuộc điều tra riêng về nguyên nhân mất tích của chiếc máy bay.
Chủ tịch Cơ quan Giải pháp Hàng không Chiến lược Úc Neil Hansford cho rằng chẳng có lý do gì để Malaysia không thể công khai hàng hóa trên chuyến bay mất tích, trừ khi “họ muốn giấu giếm điều gì đó”.
“Không thể giải thích được việc Malaysia không trao cho Cơ quan An toàn Hàng hải Úc (AMSA) bản kê khai hàng hóa để phục vụ tìm kiếm” – ông Hansford nhấn mạnh.
Video đang HOT
Được biết AMSA đã yêu cầu bản kê khai này từ Malaysia Airlines ngay từ ngày đầu tiên cơ quan này dẫn đầu hoạt động tìm kiếm ở Nam Ấn Độ Dương. Bản kê đó được là tài liệu hữu hiệu phục vụ việc xác định các vật thể tìm thấy trên Ấn Độ Dương, xem nó có rơi từ chiếc máy bay mất tích hay không.
Giáo sư Jason Middleton, Trưởng Khoa Hàng không của Đại học New South Wales cho rằng lý do duy nhất khiến Malaysia không chia sẻ thông tin hàng hóa có thể là “do nó có liên quan tới lợi ích quốc gia của Malaysia”.
Ông Middleton nhận định có khả năng có một vật gì đó lẽ ra không nên có mặt trên chuyến bay đã được mang lên khoang hàng hóa của chiếc máy bay mất tích.
Các hình ảnh vệ tinh của Úc, Trung Quốc, Pháp đã thu được những vật thể nghi từ chuyến bay mất tích chở 239 hành khách và phi hành đoàn, trong khi các máy bay quần thảo ở khu vực Nam Ấn Độ Dương hôm 23/3 phát hiện một tấm ván chuyển hàng bằng gỗ cùng với một số dây đai hoặc dây buộc.
Chủ tịch Cơ quan Giải pháp Hàng không Chiến lược Úc Neil Hansford nhấn mạnh Úc đã chi hàng chục triệu USD để tìm kiếm chiếc máy bay mất tích ở những khu vực xa xôi hẻo lánh nhất ở Ấn Độ Dương, cách thành phố Perth 2.500km về phía Tây Nam và “Malaysia lại không muốn hợp tác, thậm chí không muốn nói với chúng tôi về những món hàng họ mang trên máy bay” – ông Hansford nói.
Giám đốc điều hành Malaysia Airlines Ahmad Jauhari Yahya hôm 18/3 tiết lộ MH370 chở “3 đến 4 tấn” măng cụt. 4 ngày sau, ông này cũng xác nhận với báo giới rằng chiếc máy bay chở một số ắc quy lithium-ion, đồng thời cũng nhấn mạnh việc chuyên chở này hoàn toàn tuân thủ nguyên tắc của Tổ chức Hàng không Dân dụng Quốc tế (ICAO).
Theo Xahoi
Máy bay mất tích: Vệ tinh Trung Quốc thấy vật thể dài 22m
Ngày 22/3, Trung Quốc đã công bố ảnh vệ tinh cho thấy một vật thể trôi ở phía nam Ấn Độ Dương. Tấm ảnh chụp ngày 18-3 cho thấy một vật thể dài 22m và rộng 13m.
Hải quân Trung Quốc tìm kiếm máy bay mất tích
Tuy nhiên khi công bố tấm ảnh này, Cơ quan Khoa học, công nghệ và kỹ nghệ quốc phòng quốc gia của Trung Quốc vẫn chưa khẳng định nó thuộc chiếc Boeing 777 của Malaysia Airlines mất tích hai tuần qua.
Trước đó, phía Malaysia đã thông báo rằng Trung Quốc có trong tay những tấm ảnh quan trọng trên. Trong cuộc họp báo hằng ngày, quyền bộ trưởng giao thông Malaysia Hishammuddin Hussein cho biết: "Trung Quốc sẽ gửi tàu đến đó để kiểm tra".
Còn theo Tân Hoa xã của Trung Quốc, điểm chụp được vật thể trên nằm cách nơi vệ tinh Úc từng phát hiện hai vật thể trôi khoảng 120km ở phía nam Ấn Độ Dương.
Tuy nhiên, dù cả chính quyền Malaysia lẫn Úc đều tin tưởng hai vật thể lạ thu được từ hình ảnh vệ tinh hôm 20/3 là "manh mối đáng tin cậy nhất" cho công cuộc tìm kiếm, cho đến lúc này mọi phương tiện tìm kiếm vẫn trở về với bàn tay trắng.
Khi đến thăm căn cứ không quân ở thành phố Perth hôm qua, Phó thủ tướng Úc Warren Truss tuyên bố nước này sẽ "tiếp tục tìm kiếm vô thời hạn". Úc đã huy động sáu máy bay từ căn cứ này để tìm kiếm trên khu vực rộng 23.000km2 ở vùng biển cách Perth khoảng 2.500km về phía tây nam.
Trong khi đó, Ấn Độ hôm qua chính thức thông báo với Malaysia không có bằng chứng trong dữ liệu rađa của họ về việc máy bay mất tích đã bay vào không phận nước này, AFP dẫn các nguồn thạo tin cho hay.
Cùng ngày, báo Telegraph (Anh) công bố bản ghi chép đoạn thoại kéo dài 54 phút cuối cùng giữa cơ phó máy bay MH370 và các đài kiểm soát không lưu trước khi mất tích.
Tờ này cho rằng có hai điểm nghi vấn trong cuộc đối thoại trên, bao gồm việc cơ phó lặp lại tin nhắn thông báo độ cao của máy bay đúng vào thời điểm máy bay ngừng gửi tín hiệu và việc máy bay đổi hướng đúng vào thời điểm chuyển giao giữa kiểm soát không lưu tại Kuala Lumpur và TP.HCM.
Telegraph cho biết đã thông báo với phía Malaysia về đoạn hội thoại trên nhưng chưa nhận được câu trả lời.
Trong khi đó tại Bắc Kinh, cảnh sát đã phải can thiệp khi một nhóm thân nhân các hành khách mất tích không giữ được bình tĩnh và lao vào các quan chức Malaysia vì cho rằng nước này đang lừa dối họ về số phận chuyến bay MH370.
Vụ đụng độ xảy ra tại khách sạn Lido và các quan chức Malaysia đã rời khỏi đó an toàn nhờ sự hỗ trợ của cảnh sát.
Theo Xahoi
Truy tìm người phụ nữ bí ẩn gọi điện cho cơ trưởng MH370 Một phụ nữ gọi điện thoại tới cơ trưởng của chuyến bay MH370, nhưng người này dùng số thẻ căn cước giả để đăng ký SIM điện thoại. Cơ trưởng Zaharie Ahmad Shah. Ảnh: Facebook Zaharie Ahmad Shah, cơ trưởng của chuyến bay MH370 hôm 8/3, nhận một cuộc gọi ngay trước khi phi cơ khởi hành tại sân bay quốc tế Kuala...