Chiếc limousine chở ông Tập Cận Bình tại APEC 2022
Chủ tịch nước Trung Quốc sử dụng mẫu limousine Hongqi N701 tại Hội nghị cấp cao APEC lần thứ 29. Chiếc xe này vừa được phát triển và đưa vào phục vụ từ tháng 7 vừa qua.
Tại Hội nghị cấp cao APEC lần thứ 29 tại Thái Lan, bên cạnh những mẫu xe do Chính phủ Thái Lan cung cấp, một số nhà lãnh đạo mang theo dàn xe riêng, tiêu biểu như Trung Quốc. Thay vì sử dụng mẫu BMW i7, Chủ tịch nước Trung Quốc Tập Cận Bình sử dụng mẫu limousine riêng trong khuôn khổ hội nghị.
Đây là mẫu Hongqi N701, chiếc limousine mới vừa được phát triển để phục vụ Chủ tịch nước Trung Quốc, lần đầu xuất hiện cùng ông Tập trong chuyến đi tới Hong Kong hôm 1/7 vừa qua. Trước đó, ông Tập Cận Bình từng sử dụng các mẫu Hongqi L5, Hongqi L9 và Hongqi N501.
Tương tự như chiếc Aurus Senat của Tổng thống Vladimir Putin, ngoại hình của Hongqi N701 có một số điểm gây liên tưởng đến các mẫu xe Rolls-Royce, như lưới tản nhiệt cỡ lớn nan dọc, mạ chrome. Cụm đèn pha có thiết kế vuông vắn. Trên nắp capo của N701 có logo hình lá cờ đỏ đặc trưng của thương hiệu Hongqi (Hồng Kỳ).
Bên hông có nhiều chi tiết mạ chrome như viền cửa sổ, cột B, tay nắm cửa… Huy hiệu lá cờ đỏ Hồng Kỳ cũng được gắn sau chắn bùn trước. N701 được trang bị bộ mâm hợp kim cỡ lớn. Chưa có thông tin chi tiết về mẫu limousine N701, nhưng kích thước của xe tương đương chiếc Hongqi L5, với chiều dài hơn 5,5 mét.
Ở phía sau, cụm đèn hậu được thiết kế nằm ngang, đầu ra ống xả kép hình thang. Thông số kỹ thuật của N701 vẫn được giữ bí mật, một số nguồn tin cho rằng chiếc limousine N701 có thể sử dụng động cơ V8, hay thậm chí là V12, với công suất 350 mã lực và mô-men xoắn 650 Nm.
Cũng có khả năng xe được trang bị động cơ giống mẫu Hongqi H9 thương mại, với 2 tùy chọn gồm động cơ xăng 4 xy-lanh 2.0L tăng áp, tạo ra công suất 255,5 mã lực và mô-men xoắn 380 Nm, trong khi động cơ xăng V6 3.0L tăng áp lớn hơn tạo ra công suất 284 mã lực và mô-men xoắn 400 Nm.
Video đang HOT
Giống với các mẫu limousine chở nguyên thủ khác, Hongqi N701 cũng được thiết kế đặc biệt với thân xe có khả năng chống đạn và có hệ thống sơ cứu riêng trong xe. Là mẫu xe dành riêng cho người đứng đầu Trung Quốc, Hongqi N701 được sản xuất 50 chiếc trong vòng 10 năm.
Tại Việt Nam, thương hiệu Hongqi gia nhập thị trường vào đầu năm 2022 với 2 sản phẩm là mẫu sedan H9 giá từ 1,508 tỷ và chiếc SUV chạy điện E-HS9, giá từ 2,768 tỷ đồng.
Bên cạnh mẫu Hongqi N701 mà phái đoàn Trung Quốc mang sang Thái Lan, nhiều mẫu sedan hạng sang khác cũng được dùng để chở các nhà lãnh đạo tại Hội nghị cao cấp APEC lần thứ 29 như BMW i7, Mercedes-Benz EQS, BMW X7 xDrive40d M Sport, BMW 330 Li M Sport và BMW 530eM Sport.
Trong đó, BMW i7 là mẫu xe chủ chốt với số lượng hơn 30 chiếc. Các mẫu xe này đều được thiết kế lại với khả năng bảo vệ cao. Nâng cấp cụ thể được giữ bí mật, nhưng chắc chắn những mẫu xe này đều có hệ thống cung cấp oxy riêng và cả ngăn chứa súng tiểu liên MP5.
Quan hệ Nga Trung trong khủng hoảng Ukraine: Đối tác thời vụ hay bạn lâu dài?
Không có bạn bè vĩnh viễn hay kẻ thù vĩnh viễn, chỉ có lợi ích là vĩnh cửu. Trong khi Trung Quốc không tham gia vào cuộc xung đột ở Ukraine thì có lẽ không có quốc gia nào bị chú ý nhiều như Trung Quốc trong quan hệ với Nga hiện nay.
Ngày 4/2, chỉ 3 tuần trước khi Nga tiến hành chiến dịch quân sự ở Ukraine, Tổng thống Vladimir Putin đã tới Bắc Kinh gặp Chủ tịch nước Trung Quốc Tập Cận Bình và tái khẳng định sự hợp tác giữa hai quốc gia nhằm chống lại phương Tây.
Một tuyên bố dài 5.000 chữ được đưa ra sau đó nói rằng, quan hệ đối tác Nga - Trung Quốc là mối quan hệ hợp tác "không giới hạn" và "không có vùng cấm". Vào thời điểm Nga tăng cường lực lượng ở biên giới với Ukraine, mối quan hệ này đã làm dấy lên nhiều lo ngại ở các nước châu Âu và rung lên hồi chuông cảnh báo sau khi chiến dịch quân sự của Nga bắt đầu.
Tổng thống Nga Vladimir Putin và Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình. Ảnh: Getty
Tình thế của Trung Quốc trong cuộc chiến Nga - Ukraine
Phương Tây mất kiên nhẫn trước điều mà họ cho là sự ủng hộ ngầm của Trung Quốc dành cho Nga khi Bắc Kinh từ chối chỉ trích Moscow sau 4 tháng chiến tranh xảy ra. Phương Tây cũng cáo buộc Bắc Kinh đang lặp lại lập trường của điện Kremlin với NATO, phản đối sự hỗ trợ quân sự cho Kiev và lệnh trừng phạt chống Nga, mặc dù các nhà chức trách Trung Quốc tuyên bố họ ủng hộ chủ quyền và sự toàn vẹn lãnh thổ của Ukraine.
Sau khi phương Tây thực hiện hàng loạt biện pháp trừng phạt nhằm vào nền kinh tế Nga, các quan chức Mỹ, trong đó có Thứ trưởng Quốc phòng Mỹ Colin Kahl cho rằng Moscow hầu như có rất ít sự lựa chọn ngoại trừ việc hợp tác với Bắc Kinh.
Chắc chắn, Trung Quốc cũng coi mối quan hệ với Nga - cường quốc duy nhất có đủ tầm ảnh hưởng để ủng hộ Bắc Kinh một cách thực chất, có vai trò vô cùng quan trọng về địa chiến lược. Cả hai quốc gia này đều có mục tiêu chung là đối phó với Mỹ và thay đổi trật tự thế giới mà phương Tây thiết lập.
Tuy nhiên, sự liên kết này, điều mà Bắc Kinh khẳng định là dựa trên nguyên tắc "không liên minh, không đối đầu và không nhắm vào các bên thứ ba", có thể khiến Trung Quốc phải "trả giá" bằng mối quan hệ thương mại quan trọng với Bắc Mỹ và châu Âu - hiện chiếm hơn một nửa GDP thế giới.
Trong khi đó, Nga đang được hưởng lợi từ mối quan hệ ngày càng phát triển với Trung Quốc - thị trường nhộn nhịp nhất thế giới. Từ khi tiến hành chiến dịch quân sự ở Ukraine, Nga đã tăng sự phụ thuộc tài chính vào Trung Quốc. Nếu không có Nga, Trung Quốc sẽ bị Mỹ cô lập trên một loạt lĩnh vực từ thương mại đến công nghệ, ngoại giao và quân sự.
Nga cho biết mối quan hệ với Trung Quốc là một ưu tiên về chính sách đối ngoại. Ngoại trưởng Nga Sergey Lavrov nhận định đây thực sự là mối quan hệ song phương có "tiềm năng vô tận".
Trong cuộc điện đàm với Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình, Tổng thống Putin cũng gọi đây là mối quan hệ đang ở mức cao nhất từ trước đến nay và liên tục được cải thiện. Hai quốc gia cùng tìm kiếm những cơ hội hợp tác sâu hơn về quan hệ quốc phòng mà nhà lãnh đạo Nga cho rằng có thể "thay đổi cấu trúc an ninh khu vực Đông Bắc Á".
Trung Quốc tuyên bố nước này hợp tác với Nga để "bảo vệ trật tự quốc tế với Liên Hợp Quốc làm trung tâm".
Bạn lâu dài?
Một cuộc khảo sát công bố ngày 20/6 của Foreign Affair đã tham vấn ý kiến của các chuyên gia quan hệ quốc tế về triển vọng mối quan hệ Nga - Trung Quốc về dài hạn.
Ông Svetlana Krivokhizh, giáo sư tại Khoa Nghiên cứu châu Á và châu Phi tại Đại học HSE ở Moscow cho rằng: "Việc duy trì mối quan hệ song phương tốt đẹp là một lựa chọn thực tế cho cả Nga và Trung Quốc bởi họ có cùng quan điểm về quản trị toàn cầu và nền kinh tế của họ bổ trợ cho nhau".
"Tuy nhiên, liệu hai quốc gia có thể giải quyết những khác biệt trong mối quan hệ này những năm tới hay không vẫn là điều không chắc chắn", chuyên gia này bình luận.
Trong khi đó Bonny Lin, giám đốc Dự án nghiên cứu Quyền lực Trung Quốc tại Trung tâm Nghiên cứu Chiến lược Quốc tế (CSIS) cũng nhất trí rằng mối quan hệ này sẽ tiếp tục kéo dài.
"Khi cạnh tranh Mỹ - Trung gia tăng, Trung Quốc sẽ nhận thấy việc làm sâu sắc quan hệ với Nga có nhiều giá trị hơn, với tư cách là một đối tác chiến lược thân thiết. Thậm chí, nếu Nga suy giảm sức mạnh do cuộc chiến ở Ukraine thì Trung Quốc vẫn tin rằng Moscow có thể giành lại quyền lực trong những thập kỷ tới".
Đồng quan điểm với chuyên gia Bonny Lin, bà Bonnie Glaser, giám đốc Chương trình châu Á thuộc Quỹ Marshall Đức tại Mỹ nhận định: "Mặc dù không phải tất cả lợi ích của Nga và Trung Quốc đều trùng khớp với nhau nhưng cả Bắc Kinh và Moscow đều muốn làm suy yếu ảnh hưởng toàn cầu của Mỹ, cũng như điều chỉnh hệ thống quốc tế để có lợi hơn cho những lợi ích chung của họ". Bà Bonnie Glaser cũng cho rằng mối quan hệ này "sẽ không thay đổi trong tương lai gần".
Jude Blanchette, chuyên gia nghiên cứu về Trung Quốc thuộc Trung tâm Nghiên cứu Chiến lược Quốc tế cũng cho rằng quan hệ Nga - Trung sẽ kéo dài.
"Không có cường quốc nào khác có cùng quan điểm về thế giới với Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình và Bắc Kinh như Tổng thống Nga Vladimir Putin và Moscow. Điều đó sẽ không thay đổi và đó là lý do tại sao Bắc Kinh từ chối chỉ trích Moscow vì cuộc chiến ở Ukraine".
Hay đối tác thời vụ?
Tuy nhiên, quan điểm của các chuyên gia vẫn rất chia rẽ về bản chất cũng như xu hướng của mối quan hệ Nga - Trung. Chuyên gia Wang Jisi, Hiệu trưởng Trường Nghiên cứu Quốc tế thuộc Đại học Peking ở Bắc Kinh cho rằng, mối quan hệ hợp tác Nga - Trung sẽ không kéo dài lâu.
"Mối liên kết hay quan hệ hữu nghị chỉ kéo dài khi hai bên không chỉ thể hiện sự đoàn kết mà còn nỗ lực để thảo luận về những bất đồng một cách thẳng thắn và cởi mở. Liên minh Liên Xô - Trung Quốc vào những năm 1950 được khẳng định là mối quan hệ không thể phá vỡ nhưng những khác biệt vẫn xuất hiện và sự hữu nghị sớm biến thành thù địch".
Alina Polyakova, Chủ tịch Trung tâm Phân tích Chính sách châu Âu cũng cho rằng quan hệ Nga - Trung sẽ không kéo dài.
"Quan hệ Nga - Trung như là một liên minh sẽ không kéo dài bởi đây là quan hệ đối tác không thực chất. Chiến dịch quân sự của Nga ở Ukraine đẩy Bắc Kinh vào vị thế khó xử khi Trung Quốc có lợi ích kinh tế với phương Tây".
"Khoảng cách quyền lực quốc gia toàn diện giữa Nga và Trung Quốc ngày càng nới rộng", Giáo sư Feng Yujun thuộc Viện Nghiên cứu Quốc tế tại Đại học Fudan Thượng Hải cho hay.
"Sự phát triển của Trung Quốc đạt được là nhờ trật tự quốc tế hiện nay trong khi Nga muốn thay đổi nó một cách mạnh mẽ"./.
Toàn văn Tuyên bố chung Việt Nam - Trung Quốc Nhân chuyến thăm chính thức Trung Quốc theo lời mời của Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tập Cận Bình thành công tốt đẹp, hai bên ra Tuyên bố chung Việt Nam - Trung Quốc về tiếp tục đẩy mạnh và làm sâu sắc hơn nữa quan hệ đối tác hợp tác chiến lược toàn diện Việt Nam - Trung Quốc. 1. Nhận...