Chiếc hộp “kỳ diệu” làm lợi nghề trồng nấm
Trong lúc nghề trồng nấm rơi vào khó khăn, ông Đỗ Đình Hòa (thôn Thượng Sơn, xã Tây Thuận, huyện Tây Sơn, Bình Định) đã sáng chế ra thiết bị nâng nhiệt độ khử trùng bịch phôi, góp phần nâng cao năng suất và chất lượng nấm. Nhờ vậy, mỗi năm ông có lãi hơn 200 triệu đồng từ nghề trồng nấm.
Bí quyết thành công
Chúng tôi ghé thăm trại nấm của lão nông Đỗ Đình Hòa khi 10 nhân công đang tất bật phối trộn mùn cưa, đưa giá thể vào túi nylon, tiến hành nâng nhiệt, cấy giống… Nhờ hướng đi đúng đắn, mỗi năm trại nấm của ông có doanh thu khoảng 400 triệu đồng. Để có được thành công, ông Hòa đã trải qua rất nhiều thất bại.
Lão nông Đỗ Đình Hòa trong trang trại sản xuất nấm của mình. ảnh: D.T
Tạm nghỉ tay, ông Hòa cho biết: “Lúc mới khởi nghiệp làm nấm sò, tôi khử trùng bịch phôi nấm bằng cách lấy nhiệt từ chảo nước sôi nhưng lượng nhiệt này chỉ đạt dưới 100 độ C. Trong khi để có thể khử trùng triệt để cho bịch phôi nấm, cần độ nhiệt cao hơn. Do đó, trong những mẻ ương nấm, số lượng bịch phôi bị hỏng chiếm đến 20%…”. Theo dõi và tìm hiểu, ông Hòa nhận thấy, nếu sử dụng nồi áp suất thì nhiệt độ sẽ tăng lên. Thế nhưng, nồi áp suất chỉ nấu được mỗi mẻ hơn 600 bịch phôi, trong khi đó chi phí để sở hữu thiết bị này phải tốn đến gần 20 triệu đồng.
“Tôi đọc một bài báo về một kỹ sư người Đức thu gom hơi nhiệt con người tỏa ra ở những ga tàu điện ngầm bằng một thiết bị tích tụ nhiệt và từ lượng nhiệt này đã có thể “sưởi” cho toàn thành phố. Một hôm đứng đốt lò, thấy hơi nóng trong lò tỏa ra dữ dội, tôi nhớ lại bài báo kia và chợt nghĩ cần phải tận dụng được lượng nhiệt thừa này để làm tăng nhiệt độ trong lò khử trùng bịch phôi…”- ông Hòa nhớ lại.
Video đang HOT
Thiết bị mà ông Hòa sáng chế nên là một cái hộp sắt hình chữ nhật, nặng gần 30kg được hàn kín, rỗng ruột. Hộp sắt có kích thước 45×20x10cm, được đặt sát thành lò, bên cạnh đáy chảo, 2 đầu nối 2 ống sắt thông từ chảo nước dẫn nhiệt vào lò khử trùng bịch phôi. “Tôi đốt lửa đến khi chảo nước sôi bùng, hộp sắt “ăn” lửa đã đỏ rực, lúc này nhiệt của chiếc hộp sắt cung cấp cho lò khử trùng bịch phôi lên đến 160 độ C. Vì vậy, tỷ lệ bịch phôi hư hỏng giảm xuống chỉ còn 1 – 2%. Đặc biệt, làm thiết bị này tiêu tốn có 1,2 triệu đồng nhưng có thể khử trùng được hơn 6.500 bịch phôi mỗi lần, cao hơn gấp 10 lần so dùng nồi áp suất” – ông Hòa chia sẻ.
Sống khỏe nhờ nghề trồng nấm
Ông Đỗ Đình Hòa chia sẻ: “Nghề làm nấm không cần diện tích nhiều nhưng lại cho thu nhập cao. Đầu ra của nấm luôn ổn định, đặc biệt những dịp rằm hoặc cuối tháng bán nấm rất được giá. Chỉ cần khoảng 2-3 sào đất, mỗi năm cầm chắc khoản thu hơn 400 triệu đồng (lãi ròng hơn 200 triệu đồng)”.
Sau khi tìm ra được giải pháp kỹ thuật nâng nhiệt độ khử trùng bịch phôi nấm, ông Hòa đã nâng quy mô sản xuất từ 1.000 bịch phôi/lứa lên đến 100.000 bịch/lứa tại 18 trại sản xuất của mình. Mỗi lượt thu hoạch kéo dài 3-4 tháng “Với 18 trại sản xuất nấm, sản lượng 2,5 – 2,6 tấn nấm/tháng, giá bán thấp nhất hiện nay là 20.000 đồng/kg, mỗi tháng tôi thu 45 – 50 triệu đồng. Trừ hết chi phí, cầm chắc lãi ròng 20 triệu đồng, sống rất khỏe”- ông Hòa thổ lộ.
Hiện nay, ông Đỗ Đình Hòa là một trong những thành viên tích cực của “Câu lạc bộ nông dân sản xuất, kinh doanh giỏi 14.10″ do Hội ND tỉnh Bình Định sáng lập. Ngoài lao động tại trang trại, ông Hòa còn tích cực tham gia việc truyền nghề trồng nấm cho nông dân các địa phương.
Với sáng kiến kỹ thuật thiết bị nâng nhiệt độ khử trùng bịch phôi nấm sò, năm 2015, ông ỗ ình Hòa đã được Hội ND tỉnh Bình Định, Sở Khoa học và Công nghệ tỉnh trao giải Nhất tại Hội thi “ Sáng tạo nhà nông” và được Chủ tịch UBND tỉnh tặng bằng khen.
Theo Danviet
Đổi mới dạy nghề để nông dân vượt khó
Cuối tháng 12.2016, Bộ NNPTNT đã phê duyệt kế hoạch đào tạo nghề nông nghiệp cho lao động nông thôn giai đoạn 2016-2020. Mục tiêu trọng điểm là đào tạo nghề gắn với sản xuất hàng hóa, sản xuất công nghệ cao.
Nâng cao cả chất lẫn lượng
Theo ông Tạ Hữu Nghĩa - Trưởng phòng giảm nghèo Cục Kinh tế hợp tác (Bộ NNPTNT), vào cuối tháng 12.2016, đơn vị này đã phê duyệt ban hành kế hoạch dạy nghề cho lao động nông thôn (LĐNT) trong giai đoạn mới. Theo đó, mục tiêu đào tạo nghề cho hơn 1,4 triệu LĐNT. Riêng trình độ sơ cấp dưới 3 tháng là 1 triệu người. Trong đó, tỷ lệ LĐNT có việc làm ngay sau đào tạo đạt 80%. Tổng kinh phí thực hiện kế hoạch này là 2.000 tỷ đồng.
Đào tạo nghề cho LĐNT giai đoạn mới với tổng số vốn đầu tư lên tới 2.000 tỷ đồng (ảnh dạy nghề chăn nuôi thú y cho LĐNT ở Hà Giang). Ảnh: Minh Nguyệt
Thời gian tới Bộ NNPTNT sẽ ưu tiên dạy nghề cho những vùng được liên kết có quy hoạch để sản xuất hàng hóa, vùng người dân biết tổ chức sản xuất và có nhu cầu thực sự". Bà Nguyễn Hoàng Yến - Phó
Cục trưởng Cục Kinh tế hợp tác
Ông Nghĩa cho biết, các ngành nghề được đào tạo chủ yếu sẽ là: Sản xuất, trồng trọt, chăn nuôi, nghề rừng, nghề nuôi trồng, đánh bắt, khai thác thủy sản, chế biến nông, lâm, thủy sản và nghề muối cho người dân vùng nghèo, vùng đặc biệt khó khăn; ngành nghề đào tạo để thực hiện các chương trình chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi, ứng phó với biến đổi khí hậu và ô nhiễm môi trường biển.
"So với giai đoạn trước giai đoạn này dạy nghề cho LĐNT sẽ tập trung ưu tiên cho lao động vùng đặc biệt khó khăn. Thay vì dạy theo nhu cầu thì giờ đây sẽ chuyển mạnh sang dạy nghề theo định hướng" - ông Nghĩa nói.
Tăng kinh phí đào tạo và hỗ trợ
Không chỉ đổi mới về cách tiếp cận, mục tiêu và phương pháp, vấn đề kinh phí thực hiện và kinh phi hỗ trợ cho LĐNT tham gia học nghề cũng được đầu tư mạnh trong giai đoạn 2016-2020.
Theo ông Nghĩa mức hỗ trợ cho LĐNT tham gia học nghề đã được điều chỉnh tăng hơn nhiều và được quy định trong Quyết định 46/2015/QĐ - TTg.
Theo quyết định này, mức hỗ trợ tiền ăn gấp đôi. Nếu trước đây, một người học chỉ được hỗ trợ tiền ăn 15.000 đồng người/ngày thì giờ đã tăng lên 30.000 đồng người/ngày. Mức hỗ trợ tiền học cũng tăng từ 2 triệu đồng người/khóa học (mức hỗ trợ tối đa), nay tăng lên từ 2,5 đến 3 triệu đồng/người/khóa học. Ngoài ra, Nhà nước còn hỗ trợ 200.000 đồng tiền xe/khóa học với những đối tượng nhà ở cách xa nơi học 15 km. Riêng với các đối tượng người khuyết tật, tham gia học nghề thì mức hỗ trợ tối đa là 6 triệu đồng người/khóa học và tiền hỗ trợ đi lại là 300.000 người/khóa học nếu chổ ở cách xa nơi học 5km.
Theo bà Nguyễn Hoàng Yến - Phó Cục trưởng Cục Kinh tế hợp tác, so với dự thảo đề án Dạy nghề giai đoạn mới trước đó thì mức kinh phí đầu tư cũng đã cao hơn. Trước đó, trong dự thảo mức kinh phí hỗ trợ đào tạo nghề giai đoạn 2016 - 2020 chỉ đạt hơn 1.700 tỷ đồng.
Theo Danviet
Hải Phòng: Hơn 21 nghìn tỷ đồng xây dựng NTM giai đoạn 2017 - 2020 Con số này nằm trong Kế hoạch thực hiện Chương trình xây dựng nông thôn mới (NTM) giai đoạn 2017 - 2020 do HĐND TP Hải Phòng vừa thông qua. Giai đoạn 2011-2016, Hải Phòng đã có 49 xã hoàn thành 19 tiêu chí NTM. Theo Kế hoạch trên, từ nay đến năm 2020, thành phố phấn đấu toàn bộ 90 xã còn...