Chiếc giấy vay nợ
Bố nhìn tôi đưa trả tiền mà ngây người ra nhìn rồi đi vào trong nhà, lấy ra tờ giấy vay nợ. Bố không đưa cho tôi mà xé nó nát vụn.
Năm ấy tôi tốt nghiệp đại học. Một đêm, hai bố con tôi nói chuyện với nhau rất lâu. Bố khuyên tôi ở lại quê nhà nhưng tôi quyết chí tìm việc ở nơi xa.
Cuối cùng, bố rít một hơi thuốc, nói dằn từng tiếng: “Con lớn rồi, không cần bố mẹ nữa. Con muốn như thế nào thì cứ làm thế ấy”.
Sáng hôm sau, tôi sắp xếp hành lý, lưỡng lự một hồi rồi đành phải chìa tay xin bố tôi tiền đi đường. Từ khi học tiểu học đến khi tốt nghiệp đại học, mười mấy năm trời không biết tôi đã chìa tay xin bố bao nhiêu lần. Duy nhất lần này tôi lại do dự ái ngại. Tôi tự nhủ lòng mình: “Đây là lần cuối cùng xin tiền của bố”.
Tôi đi tìm bố. Không biết bố đi đâu mà không thấy. Mẹ đang nấu ăn sáng nói vẻ buồn buồn: “Bố con lên thị trấn từ sáng sớm để lo tiền cho con. Đi ra ngoài lạ nước lạ cái, không có tiền xoay sở thế nào được. Hoàn cảnh nhà ta chắc con biết rồi”.
Gần nửa buổi thì bố tôi về, theo sau là một người buôn bán lương thực. Bố tôi phải bán số lúa mạch còn lạ trong nhà. Với người dân quê, lương thực dự trữ là tối cần thiết. Những lúc thật bí bố vẫn không muốn bán, nhưng lần này bố phải bán đi mấy tạ lấy tiền cho tôi đi đường.
Không đợi tôi mở mồm, bố đặt vào tay tôi 2 ngàn đồng. Tôi cảm động ứa nước mắt, lúng túng nói không ra lời. Nhưng thái độ tiếp theo của bố làm tôi không hài lòng. Bố nghiêm nét mặt giọng lạnh lùng: “Số tiền này là bố cho con vay. Con phải viết một giấy vay nợ. Con đã lớn rồi, con phải tự chịu trách nhiệm và lo liệu cho bản thân mình”.
Lời nói của bố dứt khoát. Tôi trố mắt đứng nhìn bố như nhìn một người xa lạ. Sau đó bố lấy giấy bút đặt lên bàn, thái độ của bố không hợp với tình người làm cho tôi vô cùng thất vọng. Trước lúc tôi ra đi, bố không khuyên tôi một câu gì tốt lành mà lại lạnh lùng bắt tôi viết giấy vay nợ!
Video đang HOT
Nỗi uất hận trào dâng trong lòng, tôi cầm lấy bút viết rất nhanh rồi cúi đầu bước khỏi nhà, nước mắt ròng ròng. Tôi ngấm ngầm thề rằng phải rất nhanh trả lại món nợ này để bố biết tôi không phải là đứa con vô dụng.
Tôi lên thành phố cố gắng xoay xở, một ngày, hai ngày, ba ngày… Tôi như con kiến leo cành cộc đi khắp thành phố để tìm việc làm. Một tuần sau tôi thử việc ở một công ty quảng cáo và được nhận vào làm. Nửa năm sau tôi chuyển đến làm cho một tờ báo có tiếng trong thành phố. Trong thời gian này, tôi chỉ hai lần gọi điện về nhà cho có lệ, mỗi lần tôi đều lấy lý do công việc bận rồi vội vàng tắt máy, trong lòng vẫn tràn đầy uất hận với bố.
Khi lĩnh tháng lương đầu tiên ở tòa báo, tôi tranh thủ về nhà ngay. Bố như cảm thấy bất ngờ khi tôi về nhà mà không báo trước. Bố hỏi tôi sống ở trên thành phố như thế nào, có vất vả không, lần này về nhà có việc gì gấp à? Tôi chỉ ậm ừ trả lời cho qua chuyện rồi sau đó trịnh trọng lấy ra 2 nghìn đồng trả khoản nợ cho bố.
Bố nhìn tôi đưa trả tiền mà ngây người ra nhìn rồi đi vào trong nhà, lấy ra tờ giấy vay nợ. Bố không đưa cho tôi mà xé nó nát vụn rồi ngồi xuống rút ra một điếu thuốc, nói vẻ xót xa: “Lúc bấy giờ bố bắt con phải viết giấy vay nợ là sợ con còn trẻ ngông cuồng, giữa đường đứt gánh nên bố phải bức con phải tự vươn lên. Nhìn ánh mắt của con lúc ra đi đến bây giờ bố vẫn không chịu nổi. Nếu nói về nợ thì con nghĩ xem, liệu 2 nghìn này có đủ không?”.
Mặt tôi đỏ bừng. Đúng là tôi trẻ tuổi bồng bột, không hiểu được nỗi khổ tâm của bố.
- Ở thành phố phải chi tiêu nhiều, tiền cầm lấy mà dùng. Điều tốt nhất của con cái đền đáp lại bố mẹ là có thể tự lực tự cường, ở đâu cũng có thể sống tốt bằng chính bàn tay và trí tuệ của mình.
Bố nói xong, lấy bàn tay thô ráp lau nước mắt làm cho tôi thấy đau nhói trong lòng. Tôi ngồi xuống nhặt những mảnh của tờ giấy vay nợ rồi dán nó lại. Tôi sẽ giữ nó suốt đời vì nó là một kỷ niệm mà tôi không bao giờ quê.
Theo Guu
Sự thật về con quỷ và tình yêu của người cha
Cha vẫn cố lấy tay che hết mắt tôi và ông nói rất nghiêm: "Có một con quỷ rất đáng sợ, cha con mình ra ngay khỏi đây thôi!".
Một tối nọ tôi và cha đi xem phim, bộ phim không hấp dẫn lắm nên hai cha con đã quyết định về sớm. Khi đến ngã rẽ gần nhà, cha tôi đột nhiên dừng lại, trông nét mặt ông rất khác, rồi ngay sau đó ông lấy tay che kín mắt tôi. Ông nói với tôi: "Con đừng nói, đừng nhìn nhé". Tôi nghĩ cha đang đùa và muốn bỏ tay ông ra khỏi mặt mình, tuy nhiên cha vẫn cố lấy tay che hết mắt tôi và ông nói rất nghiêm: "Có một con quỷ rất đáng sợ, cha con mình ra ngay khỏi đây thôi!".
Nghe đến quỷ là tôi đã sởn gai ốc rồi! Ma quỷ rất đáng sợ, quỷ sẽ bay tới và ăn thịt trẻ con như mấy câu chuyện tôi được nghe kể..., sợ quá nên tôi cứ để tay cha che hết mắt mình từ lúc đó tới khi về nhà. Về nhà rồi tôi vẫn còn run rẩy vì sợ.
Sau khi đã bình tĩnh lại, tôi hỏi cha: "Con quỷ cha nhìn thấy trên đường ban nãy trông nó như thế nào?". Cha im lặng một lát rồi nói: "Con đừng hỏi, nếu biết con sẽ không thể thoát khỏi nó đâu". Tôi về phòng nhưng vẫn thấy tò mò về con quỷ vừa rồi. Tôi gặp mẹ và kể cho bà nghe chuyện đó. Mặt mẹ tự dưng tái nhợt, bà mãi mới cất lời: "Cha con nói đúng đấy, không nên hỏi về chuyện này, nếu không con không thể thoát khỏi nó đâu".
Sau lần ấy mỗi khi ra đoạn rẽ đó, tôi luôn nhìn xung quanh để xem có con quỷ nào xuất hiện hay không. Tuy nhiên tôi chưa bao giờ đối diện bất kỳ một con quỷ nào như tối hôm hai cha con bỏ bộ phim về nhà sớm. Cũng thật kỳ lạ, có đôi chút thay đổi trong gia đình tôi kể từ hôm ấy...
Trước đó cha mẹ hay cãi cọ và mẹ muốn ly hôn, sau hôm đó cha lại nói đồng ý li dị, nhưng mẹ không chấp nhận. Và lập tức không khí trong gia đình thay đổi đến kỳ lạ, hai người không còn cãi cọ nữa và tỏ ra hạnh phúc bên nhau, để cho chúng tôi trưởng thành trong mái ấm thực sự.
30 năm sau kể từ hôm ấy, cha mẹ tôi không còn cảnh mặt tưng bừng lớn tiếng quát tháo nhau.... Người cha 70 tuổi của tôi đã qua đời trong vòng tay yêu thương của vợ. Khuôn mặt ông nở nụ cười nhẹ nhàng. Lo an táng ông xong, tôi thu dọn di vật của cha và nhìn thấy cuốn nhật ký. Trong đó ông viết về cái đêm khi chúng tôi gặp "con quỷ"..., câu đố cuối cùng đã được giải đáp ...
Trong nhật ký ông viết:
"Xem phim xong dắt con trai về nhà, bất chợt đến ngã rẽ vào hẻm nhìn thấy vợ mình cùng một người đàn ông lạ đang âu yếm nhau. Tôi cảm thấy như rơi xuống vực thẳm vì linh cảm của mình đã đúng. Tôi đã hết mực yêu thương vợ mình và cô ấy ngấm ngầm phản bội lại tôi và gia đình. Tôi thấy thương con trai, sự thật này quá tàn nhẫn với nó, có thể là bóng đêm ám ảnh suốt cuộc đời con trẻ. Con liệu có thể chấp nhận việc người mẹ yêu dấu của mình có hành vi như vậy!
Tôi không thể tưởng tượng nổi con trai mình sẽ như thế nào nếu biết việc này. Mặc dù cô ấy đã xử tệ với tôi, nhưng tôi cũng phải ghi nhận rằng cô ấy từng tốt với mình, và còn con trai yêu dấu của tôi nữa. Vì vậy tôi đành phải nói dối con về con quỷ đó ..."
Sau khi đọc nhật ký của người cha quá cố, mắt tôi đẫm lệ. Cha đã che giấu sự thật để gìn giữ hình ảnh hoàn mỹ về mẹ trong trái tim con trai bà, cũng bởi vì vậy mà cha mẹ tái hợp để cứu vãn cuộc hôn nhân đang trên bờ vực sụp đổ của họ.
Tôi đi vào phòng, trìu mến ôm người vợ đang mang bầu của mình, tiếp đó tôi xóa sạch mọi thông tin về người bạn gái cũ cũng như những thông tin khác... Bởi vì tôi đã học được một điều thật quý giá qua câu chuyện "con quỷ", lĩnh hội bài học làm người cha tốt.
Cha đã vì tình yêu thương với tôi mà dẹp bỏ nỗi giận dữ và tự ái nhẽ ra nên trút lên đầu mẹ để duy trì hạnh phúc gia đình. Bất kỳ ai trong hoàn cảnh gia đình có nguy cơ đổ vỡ cần phải xem xét lại bản thân và thông cảm cho đối phương với tấm lòng vị tha.
Không ai muốn chuốc lấy tổn thương về mình, nhưng cha đã làm vậy để cho tôi một cuộc sống hạnh phúc trong mái ấm gia đình. Xin hãy chia sẻ câu chuyện này tới mọi người để trên thế gian sẽ còn nhiều người cha tốt như thế, để các bậc phụ huynh luôn tìm cách giải quyết xung đột và cho những đứa con thơ một mái ấm hạnh phúc bên mẹ cha.
Theo Guu
Hai cha con Cha con cách nhau gần hai thế hệ. Vì thế, mối quan tâm của chúng tôi rất khác nhau; sở thích cũng chẳng giống nhau, cách suy nghĩ, nếp sống lại càng khác. Hai cha con chúng tôi cách nhau 41 tuổi. Khi cháu đến tuổi teen thì tôi đã ngoài 50. Ra đường, nhiều người tưởng nhầm là hai ông cháu. Cha...