Chiếc ghế trống

Theo dõi VGT trên

Hình như Thoa có đến, có ẵm theo thằng Tiến. Có điều, dù chỉ đến trong giấc mơ mòn mỏi, Thoa cũng không bao giờ ngồi lên cái ghế để sẵn đó lần nào…

Cầm vén cái màn màu xanh đã thủng lỗ chỗ che tạm phía sau quán, đút đầu vô cái hộp chật nghẹt mà mọi người đang chen chúc nhau ngồi tự tay hóa trang cho mình, tằng hắng khi nhìn thấy Sáng:

- Anh Sáng à, bữa nay đông khách, em bán luôn cái ghế của anh nghen.

Sáng đang kẻ chân chim con mắt cho vai ông già Tám hiền lành trong vở Cánh đồng gió, nghe kêu tới tên, liền gầm lên:

- Không à nghen, để cái ghế đó cho tui.

- Đi mà anh, khách điện thoại năn nỉ nè…

- Đã nói không là không. Tui xí cái chỗ đó, tui trả tiền đàng hoàng.

Cầm ngoe nguẩy bỏ ra, không quên làu bàu đủ cho Sáng và mọi người nghe thấy:
- Khùng, lần nào cũng chừa một ghế cho ma nó coi.

Chiếc ghế trống - Hình 1

Ảnh minh họa

Mới hôm qua, diễn xong về, nằm trằn trọc khó ngủ, đến khi ngủ thì trong giấc mơ sâu, Sáng thấy mẹ con Thoa ngồi ở cái ghế đó rõ ràng. Ban đầu cũng tưởng là Thoa không tới. Mấy lần, Sáng đứng bên góc hậu đài ghé mắt nhìn xuống khán phòng tối thui. Cái ghế vẫn để trống, nhưng rồi đến sát giờ kéo màn thì Thoa tới, Thoa ẵm theo thằng Tiến. Lúc ra vai, nhập tâm, Sáng không biết thằng nhỏ ngủ hay thức. Nhưng khi chuyển cảnh, chờ tới hồi đến phiên mình, Sáng lại ghé mắt nhìn và thấy nó nằm ngủ cuộn tròn trong lòng Thoa, còn Thoa thì cầm cây quạt giấy phe phẩy đuổi muỗi cho thằng nhỏ mà mắt vẫn hướng về sân khấu như chờ đến vai của Sáng.

Cảm giác đó thật đến nỗi nó theo Sáng đến lúc mở mắt thức giấc, nhìn trao tráo lên nóc mùng. Cái mùng rộng rinh từ khi Thoa ẵm thằng Tiến về bên ngoại. Sáng nhớ là trên dưới cũng chục lần Thoa nói, tui về bên má đây, tui chịu hết nổi rồi. Tui với thằng Tiến cũng cần phải ăn, phải sống. Ở với anh, rồi cũng có ngày anh rao bán mẹ con tui để đi theo cái gánh hát của anh thôi…

Thật ra đó không phải là một gánh hát. Không phải như những gánh hát xưa rong ruổi lưu lạc rày đây mai đó trên những chiếc ghe mỏng manh ngược xuôi đầu sông cuối bãi.

Sáng về làm ở nhà văn hóa huyện từ khi học hết tú tài. Mê làm ca sĩ, lại có chút năng khiếu, thêm những trải nghiệm loàng xoàng từ mấy cuộc thi văn nghệ ở trường, ở phường xã, Sáng mặc kệ tía má biểu xướng ca vô loài, quyết tâm xin vô đội văn nghệ xung kích của nhà văn hóa huyện. Sáng tham dự mấy cuộc liên hoan nghệ thuật quần chúng, được mấy chú ở Sở Văn hóa Thông tin để ý, rút về đoàn văn công tỉnh.

Ở đó Sáng gặp Thoa.

Thoa là diễn viên múa. Chỉ mấy bận dựng chương trình thi diễn, với vài tiết mục ca múa minh họa và dăm ba tiểu phẩm kịch tuyên truyền, hai người thành một cặp đẹp đôi.

Video đang HOT

Dân nghệ sĩ, chất lãng mạn tràn trong mạch máu, gặp người trong mộng như bị sét đánh trúng, chỉ biết té cái đụi vào lòng nhau, mãnh liệt yêu và bất chấp mọi thứ. Cho đến một bữa, khi biết có một sinh linh nhỏ xíu đang bơi lẩy quẩy trong bụng Thoa thì cả hai quyết định xin phép trưởng đoàn về quê gặp ba má Thoa tính chuyện cưới hỏi.

Hồi học phổ thông, Thoa được thầy cô cử tham gia mấy cuộc thi văn nghệ. Thoa đẹp gái, hát hay còn múa thì phải nói là năng khiếu trời cho. Mấy sếp văn hóa tỉnh đã dòm ngó chấm Thoa vô đoàn văn công đang thiếu hụt diễn viên trẻ vừa có thanh vừa có sắc. Cái năng khiếu văn nghệ văn gừng gặp cơ hội Thoa thi rớt tú tài đã đưa đẩy Thoa theo đoàn văn công.

Chiếc ghế trống - Hình 2

Ảnh minh họa

Lúc đó, ba Thoa phản đối dữ lắm. Ổng biểu thi rớt thì ở nhà, tao nuôi. Đợi mai mốt có đám nào ngon, tao gả cho một tấm chồng mà nương tựa. Nhưng mê hát múa quá, tối ngày Thoa thủ thỉ với má, má Thoa lại chiều con nên rủ rỉ rù rì mưa dần thấm đất cho tới lúc ba Thoa đồng ý.

Tất nhiên ba Thoa không chấp nhận Sáng. Ông nói nghề của Sáng, rày đây mai đó, xướng ca vô loài, thương vay khóc mướn, hát xong tuồng vô gặm son phấn phù phiếm mà ăn… Rồi tuyên bố, có chết tao cũng không cho nó lấy thằng kép hát.

Không lâu sau, ông ngã bệnh, mấy ngày thì mất. Sau này khi Thoa bồng con về, má có kể cho con gái nghe là hồi ba mày sắp mất, ổng có nói là gì thì gì, bà cũng ráng kiếm tấm chồng ngon lành cho con Thoa có cuộc sống ổn định. Ráng ngăn nó đừng theo thằng Sáng kép hát. Nói nhiêu đó, rồi ông trút hơi thở cuối cùng.

Thôi thì con gái mười hai bến, bụng dạ để cho ai thì theo người đó. Má Thoa không nỡ ngăn cản con. Theo anh kép hát không cưới hỏi gì, Thoa đẻ ra thằng Tiến. Chuyện ca múa biểu diễn của Thoa đành xếp lại. Sáng mê hát, tách khỏi đoàn văn công, tự lập đoàn biểu diễn. Buổi đầu khó khăn, bao nhiêu của cải dành dụm đội nón ra khỏi nhà theo mấy tuồng của Sáng.

Rồi thằng nhỏ thiếu sữa. Rồi bữa ăn của mẹ nó cũng chắp vá đắp đổi. Rồi lâu lâu nó nổi đẹn, nổi ban, mấy bữa lại vô nằm nhà thương mười ngày, nửa tháng…

Sáng chạy vô chạy ra, chạy qua chạy lại giữa cái tổ của mình và cái đoàn hát mới lập, giữa sân khấu rực rỡ xiêm y và hậu trường vá víu ẩm mốc tồi tàn… Vợ chồng bắt đầu cự nự, dằn mâm xán chén. Tới lúc cơm không lành, canh không ngọt nữa, Thoa ẵm thằng nhỏ, muối mặt về với má, bỏ lại Sáng muốn làm gì thì làm…

Sáng nhớ vợ nhớ con lắm. Khi ở cạnh một bên, bận rộn ít dòm ngó tới nhưng cũng biết nó nằm đó, trên cái võng buộc tạm bợ. Thoa cũng ở đó, có mặt nặng mày nhẹ nhưng khi sân khấu về khuya, vãn tuồng, chồng rúc vào người vợ, hít hà, năn nỉ ỉ ôi một chút thì huề. Thoa nghĩ đến chồng, dầu gì cũng tốt, tính nết hiền lành, không nhậu nhẹt, gái gú dù trong đoàn không ít môi son má phấn đẩy đưa. Gì cũng được, chỉ cái tội mê hát, mê diễn nhập tâm với sân khấu mà vô tâm với đời. Chỉ giận những khi Thoa có cảm giác hai mẹ con bị bỏ rơi. Tiền mua sữa cho con còn bị đặt lên bàn cân tính tới tính lui, chứ máu đầu tư dàn dựng vở mới để được hát được diễn nổi lên thì bao nhiêu tiền chắt chiu Sáng cũng không tiếc.

Già néo đứt dây. Đến khi chịu hết nổi, Thoa dứt áo ra đi. Sáng cũng hùa theo, thôi thì em tạm đưa con về bên ngoại nhưng nhớ là anh vẫn mong em từng giờ từng phút.

Mà thiệt, Sáng mong lắm. Nhất là khi đoàn gượng được qua lúc khó khăn, gặp anh Mạnh Thường Quân mê hát, mê diễn, cho mướn chỗ đêm đêm sáng đèn với giá vô cùng hữu nghị. Rồi thì khán giả sau hồi nghi ngại đã chịu đến ngồi say sưa với những số phận trên sân khấu. Rồi tiếng lành đồn xa, có đồng vô đồng ra lo cho đoàn…

Công việc cứ tấn tới, Sáng không còn thời gian để thu xếp về thăm vợ con, chỉ: “A lô, em à, anh nhớ con lắm, em chín bỏ làm mười, lên đây cho anh gặp thằng nhỏ thường xuyên, có em đỡ đần thêm cho đoàn hát. Hay là lên làm khán giả coi cũng được. Cỡ này anh diễn xuất thần nhe. Nhờ nhớ vợ đó, cứ nghĩ đến vợ con là diễn được cảnh chảy nước mắt. Anh chừa ghế cho em. Chừa hoài. Không lên hả, không lên cũng chừa. Một vé mấy chục ngàn đó, đừng để bỏ không nghen em. Đi mà vợ ơi…”. Nhưng Thoa không tới. Nhiều lần sau đó thì điện thoại ò í e, bảo số điện thoại này không liên lạc được…

Và cái ghế đó, đêm diễn nào cũng bỏ không.

Cầm tức lắm. Tức và giận. Giận mà thương. Vậy nên dù luôn miệng rủa Sáng khùng, Cầm cứ hay xáp lại vờ như tình cờ nhưng lại chăm chút lo lắng cho Sáng từng bữa ăn, từng ly nước. Nhất là mỗi lần diễn vở Cánh đồng gió mà Cầm thích, Cầm cứ nôn nao hóa trang cho mình lụm cụm nhăn nheo để vô vai vợ chồng già với Sáng. Khùng vậy chứ lên sân khấu, Sáng luôn ân cần nâng niu Cầm trong từng nét diễn, từ ánh mắt đến lời thoại đều rất nồng nàn. Ai cũng biểu là một cặp xứng đôi. Có lần thằng cha Cường trong đoàn độc mồm độc miệng, cũng đế vô xúi dại, biểu: “Sáng à, tao nghi con Thoa nó bỏ mày thiệt rồi, biết đâu thằng nhỏ có cha dượng rồi cũng nên. Hay là mày với con Cầm xáp lại cho cả đoàn một bữa nhậu đã đời ra mắt luôn đi. Tuồng giả, tình thiệt, làm tới luôn đi mày, khà khà…”.

Sau cái hôm nghe ông Cường ác miệng đùa dai nhắc tới mẹ con Thoa, Sáng đăng bảng thông cáo cho đoàn nghỉ hát mấy bữa, rồi tức tốc quá giang xe về quê tìm Thoa.

Người dân ở bến đò Rạch Sâu, chỗ băng ngang sông là nhà của Thoa, nói y như lời ông Cường phán. Chính má Thoa ngập ngừng xác nhận. Bà nói nhiều lắm, đại khái rằng coi như hai đứa hết duyên hết nợ, thì thôi bây để cho con Thoa nó làm lại cuộc đời. Thằng nhỏ cũng là con của bây, bây đi hát hò ca diễn quanh năm suốt tháng thì để Thoa nuôi con, rồi thì lá cũng rụng về cội thôi mà.

Lời của má Thoa lởn vởn bên tai Sáng trên chuyến xe trở về đoàn hát. Lần đò này, Thoa được người ta hỏi cưới đàng hoàng. Chứ đâu như Sáng hồi đó trẻ người non dạ, dắt díu ăn ở với nhau đẻ ra thằng Tiến mà vẫn không có tờ hôn thú lận lưng sao mà làm khai sanh cho thằng nhỏ được đi học với người ta. Rồi còn tương lai của nó? Vợ chồng Thoa giờ cũng mần ăn ổn định trên thành phố. Thoa chỉ việc ở nhà cơm nước, chăm sóc đưa rước thằng Tiến đi học, vun vén cho ngôi nhà ấm cúng, chờ chồng về cùng ăn cơm. Lâu lâu chồng còn đưa ít tiền gởi về cho má tiêu xài. Đâu như Sáng, đắm đuối với nghiệp diễn, cứ lang bạt kỳ hồ, giật gấu vá vai qua ngày đoạn tháng.

Chiếc ghế trống - Hình 3

Ảnh minh họa

Sáng trở lại đoàn hát, thất thần như vai chính trong vở tuồng Người phu khiêng kiệu cưới. Ai hỏi gì cũng không nói, lầm lầm lì lì. Chỉ khi nào lên sân khấu mới trở lại là Sáng, nhập tâm, xuất thần như lên đồng; xuống xề vọng cổ vẫn ngọt lịm, có khi còn mùi mẫn, nức nở hơn xưa.

Rồi thì Cầm biết, ông Cường biết, cả cái đoàn hát nhỏ như lỗ mũi cũng biết hết.

Từ ngày trở lại đoàn, Sáng đổi khác nhưng thói quen chừa cái ghế trống thì không bỏ được. Vậy nên cái ghế vẫn cứ nằm đó mỗi đêm.

Thân thiết như ruột thịt với Sáng mà ông Cường cũng bực mình chịu không nổi. Biểu nếu mày lỡ chừa thì chừa luôn ba cái ghế. Thằng Tiến đâu phải như hồi nào nằm trong lòng mẹ mà hai má con ngồi chung một chỗ vừa coi cải lương vừa phe phẩy quạt? Còn cha dượng của nó nữa, hổng lẽ đứng coi? Mấy lần như vậy, Sáng lầm bầm chửi đổng vài câu rồi bỏ đi. Cầm thì vỗ chát chát vô lưng thằng cha Cường nói năng bỗ bã vô tình xát muối vô lòng Sáng, xát luôn vào dạ Cầm.

Rồi tự dưng Cầm cũng bực mình nhưng không biết làm gì, chừng như sực nhớ ra, mở rương phục trang của đoàn hát, lục lọi mấy bộ tuồng cổ, rồi vá chỗ này chỗ kia, cặm cụi kết lại mấy cái chùm kim sa hột lựu. Có khi lấy mũi kim nhọn vờ như găm vào đầu ngón tay để có cớ kêu ui da, rồi ứa nước mắt.

Mấy câu bỗ bã bâng quơ của Cường rồi cũng trôi tan theo những ngày đắp đổi của đoàn hát, hết tập tuồng mới rồi biểu diễn, hết lo ăn uống rồi ngủ nghỉ, có khi lên đường lưu diễn rày đây mai đó.

Để những lúc đoàn của Sáng đi tìm thêm khán giả, đậu lại ở một vùng đất phiêu dạt nào xa xôi, sau lúc vãn hát, dọn dẹp sân khấu về khuya, ếch nhái, côn trùng kêu râm ran, đôi khi trời lại mưa rả rích đẩy cái lạnh vào trong mùng, thì dù Cầm có trở mình ủ ấm dỗ giấc, thì đêm vẫn cứ thế, vẫn nhẩn nha dai dẳng kéo dài đến sáng. Và Cầm thì hết nằm xuống lại ngồi lên lóng ngóng ngó cái dáng thu lu quen thuộc bên ngoài đang rít khói thả vào bóng tối.

Cầm nghĩ chắc là Sáng thấy hết, biết hết. Trời phú cho những nghệ sĩ như Sáng, như Cầm độ nhạy đủ tinh để nhập vô mấy vai diễn, khóc cười với họ, đau khổ hay hạnh phúc cùng họ. Làm sao mà Sáng không nhận ra cái dằn hắt của Cầm, ánh mắt vừa tha thiết vừa ấm ức của Cầm; huống chi những lo lắng ân cần không che giấu.

Ngay cả khi vào vai trên sân khấu, những lớp lang mà người là chồng, người là vợ; những nồng nàn thắm thiết trong cử chỉ, điệu bộ và lời ca. Như thể bao nhiêu nỗi niềm đều được Cầm gom hết dúi vào vai của mình và Sáng. Để lúc vãn tuồng, tan hát, mọi việc hậu trường Cầm đều xắn tay vô xăng xái nhưng đừng ai biểu Cầm dọn ghế sau khi khán giả lục tục kéo về.

Bởi cái ghế mà đêm nào Sáng cũng để trống đó như một chỗ đặc biệt riêng tư trong lòng mình dù lẫn lộn trong đống ghế nhựa rẻ tiền kia nhưng không bao giờ Cầm không nhận ra. Chiếc ghế mà đêm nào trước giờ khai diễn, sau khi Sáng khấn vái đầy cung kính trước bàn thờ Tổ bên hông sân khấu, thì y như rằng anh sẽ vén nhẹ tấm rèm nhung đã cũ để buông ánh nhìn đuổi theo tiếng thở dài.

Hình như Thoa có đến, có ẵm theo thằng Tiến. Có điều, dù chỉ đến trong giấc mơ mòn mỏi, Thoa cũng không bao giờ ngồi lên cái ghế để sẵn đó lần nào.

Trần Tùng Chinh

Theo phunuonline.com.vn

Cớ làm sao đàn ông xuống bếp đôi lần được tôn làm soái ca, còn những anh chàng "đổi phận" làm vợ lại bị khinh miệt, coi thường?

Tại sao khi mà nhiều cô gái cáng đáng chuyện lẽ ra dành cho đàn ông thì được khen ngợi là mạnh mẽ trong khi có anh chàng nào đổi phận làm vợ thì lại bị bĩu môi?

Điều gì sẽ xảy ra khi một người đàn ông chọn việc đưa đón con đi học, đưa đón vợ đi làm, hết việc vội vã trở về lo cơm cơm nước nước chỉ vì công việc của vợ đặc thù nên không về sớm được? Một người đàn ông bén rễ trong bếp ngày này qua năm nọ sẽ bị coi là gì? Hỏi 10 ông thì chắc 9 ông bảo: Đó là loại đàn ông bỏ đi. Hỏi 10 người phụ nữ thì bên cạnh 5 người xuýt xoa khen cô vợ tốt số chắc sẽ có 5 người bĩu môi (bao nhiêu là gato?) chê bai người đàn ông đó.

Tại sao? Tại sao khi mà nhiều cô gái cáng đáng chuyện lẽ ra dành cho đàn ông thì được khen ngợi là mạnh mẽ trong khi có anh chàng nào đổi phận làm vợ thì lại bị bĩu môi? Tại sao? Tại sao đàn ông mà làm việc phụ nữ thì lại bị coi thường? Phải vì làm phụ nữ là thứ xấu xí, không chấp nhận nổi? Hay chỉ có làm đàn ông mới xứng đáng được tôn vinh? Phải không khi cho rằng xã hội mặc định đàn ông phải là trụ cột gia đình nên đàn ông mà nội trợ là thứ đàn ông bị bỏ đi? Giống như kẻ mặc quần áo giữa một xã hội cởi truồng thì kẻ mặc quần áo là thứ quái dị?

Cớ làm sao đàn ông xuống bếp đôi lần được tôn làm soái ca, còn những anh chàng đổi phận làm vợ lại bị khinh miệt, coi thường? - Hình 1

Ảnh minh họa

Tôi đã gặp nhiều người đàn ông như thế! Họ vốn chẳng giỏi giang gì ngoài việc biết nấu những bữa cơm rất ngon, biết chăm sóc con khéo hơn cả phụ nữ, thích đi chợ mua đồ dù chưa chắc đã biết mặc cả. Vì họ chẳng mấy giỏi giang nên đi làm công hay bị sếp mắng, ra kinh doanh thì thua lỗ. Chứ không lẽ lại bơm xe hay làm cửu vạn? Nên họ chỉ còn cách làm việc nhà chăm chỉ, nấu những bữa cơm tươm tất cho vợ con, đưa đón con đi học, học cùng con, chơi cùng con. Vậy thì sao? Sao ai cũng cho rằng họ là thứ đàn ông hèn? Sao ai cũng coi thường họ? Sao ai cũng ném cho họ những lời miệt thị, rẻ rúng? Thế nên nhiều người đàn ông kiểu đó ngày càng khép kín. Nỗi sợ khiến họ dần tránh mặt bạn bè hoặc tiêu cực hơn, họ trở thành những kẻ chém gió tơi bời ngoài quán nhậu, cố tỏ ra họ giống những gã đàn ông bất tài nhưng sĩ diện ngoài kia.

Bao nhiêu người đàn ông như thế? Nhẽ ra họ có thể trở thành ông chồng nội trợ nhưng xã hội hà khắc, miệng lưỡi người đời khiến họ không dám nhận vai trò làm vợ mà cứ phải gồng mình lên làm đàn ông.

Khi một phụ nữ tài năng thực sự, thích thú chuyện kinh doanh, lăn lộn thương trường, nếu họ gặp một người đàn ông giúp họ giữ mái ấm vậy chẳng phải là tốt lắm sao? Nhưng bao nhiêu người phụ nữ như thế có được một tấm chồng chịu làm nội trợ thay vợ? Là bởi những định kiến hẹp hòi của thiên hạ nên loại đàn ông chịu xuống bếp thay vợ ngày một hiếm hoi đi. Chúng ta cứ kêu gọi bình quyền nhưng chính chúng ta lại gán cho việc một người đàn ông làm vợ để vợ làm chồng là thứ quái dị, không chấp nhận nổi. Thậm chí, với nhiều người còn thiển cận cho rằng đàn bà mà làm hết việc của đàn ông thì cũng là thứ đàn bà dữ dằn.

Thật bất công nếu như đàn ông xuống bếp giúp vợ đôi ba phen, đôi ba việc thì được tôn vinh thành soái ca trong khi đàn ông chọn trọn vẹn với bếp để giữ mái ấm gia đình khi vợ bận chinh chiến ngoài kia thì bị coi rẻ rúng.

Cớ làm sao đàn ông xuống bếp đôi lần được tôn làm soái ca, còn những anh chàng đổi phận làm vợ lại bị khinh miệt, coi thường? - Hình 2

Làm đàn ông đôi khi thật khó! Bé thì không được khóc vì "đàn ông đàn ang sao lại khóc nhè". Thích chơi búp bê dù kể cả coi búp bê như nhân viên và mình là giám đốc thì cũng bị giằng lấy rồi dúi vào tay súng ống, gươm đao hay chiếc ô tô, siêu nhân (mà phải là siêu nhân nam nhé). Cái gì cũng phải nhường nhịn phụ nữ dù gặp đúng con bé tác ta suốt ngày chặn đường cướp đồ ăn, đồ chơi của mình. Nhường nhịn là đúng nhưng nhường nhịn là thể hiện sự văn minh chứ không phải là vì bạn là đàn ông bạn phải nhường phụ nữ.

Lớn hơn chút nữa có bạn gái thì phải lo bao bạn gái vì đàn ông galant không bao giờ để phụ nữ trả tiền. (Nên đám con trai nhiều đứa trộm tiền bố mẹ hơn con gái thật). Lấy vợ vào rồi thì phải lo làm trụ cột gia đình. Kiếm được tiền mà ít hơn vợ là coi như xong đời con vịt giời. Mà kiếm được tiền thì cũng phải giữ nguyên sự lãng mạn như trước khi cưới, vẫn phải giúp vợ việc nhà. Bằng không thì biết thế nào cũng bị vợ ca bài "chồng nhà người ta". Nên nhiều người đàn ông từ bé bị bắt nhường phụ nữ nhiều thành ra ghét bỏ phụ nữ, sợ phụ nữ. Nên nhiều người đàn ông chọn trốn việc nhà vì sợ về đến nhà nghe vợ cằn nhằn. Nên nhiều đàn ông không kiếm được tiền nhiều hơn vợ thì sinh ra bất mãn bởi miệng lưỡi thị phi ngoài kia.

Bình quyền làm ơn hãy bắt đầu từ việc phân công việc nhà. Ai làm được cái gì và làm tốt cái gì thì người đó nhận. Chứ đừng phân giới tính trong công việc. Đàn ông không kiếm được tiền nhiều hơn vợ thì anh ta sẽ lo việc nhà cửa thay vợ, đừng lên án. Vì vợ chồng họ như thế là bình quyền hơn nhà bạn rồi. Vậy thôi!

Cuối cùng, sĩ diện nào thì cũng chỉ là nhãn mác phù phiếm thôi, nếu anh yêu vợ, muốn hạnh phúc gia đình bền lâu, hãy cứ làm người đàn ông nội trợ. Thứ chúng ta nắm giữ được trên tay há chẳng phải là sự mãn nguyện của vợ, niềm hạnh phúc của con đó sao? Sao cứ sống theo miệng lưỡi người đời ngoài kia?

Theo afamily.vn

Bạn thấy bài viết này có hữu ích không?
Có;
Không

Tin liên quan

Tiêu điểm

Nối lại tình xưa với vợ cũ, đêm đầu tiên bên nhau, cô ấy bất ngờ làm 1 việc khiến tôi chết sững
15:25:09 03/11/2024
Chị giúp việc để lộ bụng ngày càng lớn, tôi nghi mang thai nên kiểm tra phòng chị thì phát hiện ra một bí mật
15:13:02 03/11/2024
Con rể bất an khi phát hiện bí mật trong quá khứ của mẹ vợ
08:02:06 04/11/2024
Đến nhà bạn trai chơi, nhìn thấy cuốn sổ trên bàn, tôi sợ hãi bỏ chạy cho dù lương anh ấy 40 triệu/tháng
08:35:00 03/11/2024
Mua máy rửa bát bị mẹ chồng mắng xối xả, con dâu đáp trả một câu khiến bà hết soi mói
07:54:19 04/11/2024
Chồng qua đời đã 5 năm, con dâu ở vậy chăm bố chồng, một ngày đột nhiên có thai khiến ai cũng chửi nhưng sự thật thì...
08:46:08 04/11/2024
Cưới hơn 1 năm nhưng con dâu không có con, mẹ chồng đuổi khỏi nhà thì nhận lại một sấp ảnh khiến bà ngã khuỵ
08:57:41 04/11/2024
Nghe tiếng chồng thở gấp trong điện thoại, tôi lao nhanh theo địa điểm định vị thì phát hiện một nơi lạnh
15:19:30 03/11/2024

Tin đang nóng

Xót xa: Người mẹ ngã quỵ trong tang lễ cô gái tử vong vì "quái xế" tại Hà Nội
18:49:24 04/11/2024
Hội phụ huynh lớp 8 dự chi hơn 21 triệu cho 1 tiết mục văn nghệ mừng ngày 20/11
16:27:14 04/11/2024
Vụ cô gái bị nhóm "quái xế" tông tử vong: Ca sĩ Erik gửi vòng hoa tiễn biệt người bạn thân
19:43:58 04/11/2024
Một nhân vật giúp Toán học Việt Nam đạt đỉnh cao lịch sử sau 41 lần thi Olympic Toán quốc tế: Tiến sĩ ĐH Harvard lừng danh, từng là giáo sư trẻ nhất Việt Nam
16:20:05 04/11/2024
Diệu Nhi đã sinh con thứ 2?
20:53:10 04/11/2024
Đạo diễn đanh đá nhất Việt Nam lấy tên vợ làm bút danh là ai?
18:12:28 04/11/2024
Cô gái TPHCM kể chuyện hái dâu kiếm gần nửa triệu đồng mỗi giờ ở Australia
17:34:33 04/11/2024
Lý do nữ ca sĩ hải ngoại nổi tiếng bất chấp gia đình ngăn cấm, lấy bằng được chồng hơn 11 tuổi
16:45:20 04/11/2024

Tin mới nhất

Nhờ mẹ ruột chăm sóc khi ở cữ nhưng bà từ chối rồi đưa cho tôi 30 triệu

09:01:38 04/11/2024
Mẹ ruột chỉ đến chăm tôi một tuần ở bệnh viện. Tôi về nhà là mẹ cũng không đến nữa. Tôi kém may mắn hơn người khác khi lấy phải người chồng vô tâm.

Nhân tình không may qua đời sau khi sinh con, tôi ngỡ ngàng khi vợ xuất hiện rồi có hành động bất ngờ

08:54:43 04/11/2024
Vợ tôi im lặng một lúc rồi tắt máy. Sau đó, cô ấy anh chóng tới bệnh viện, đưa tay ra bế con của tôi. Tôi lấy vợ đã 7 năm nhưng vẫn chưa có đứa con nào, nguyên nhân nằm ở vợ tôi.

Con trai mất chưa tròn năm nhưng đêm nào nhà con dâu cũng có người đàn ông lạ ra vào, tôi lặng người khi biết danh tính

08:50:02 04/11/2024
Tôi nghe con dâu kể đây là cấp trên của con trai tôi. Ngày trước khi con trai tôi đi làm, anh ta là người nâng đỡ, giúp con trai tôi rất nhiều.

Tỉnh dậy nửa đêm nghe tiếng vợ khóc lóc, tôi ngã quỵ khi thấy cô ấy đang quỳ trước mặt người giúp việc đưa 30 triệu để bí mật gây choáng

08:42:22 04/11/2024
Theo lời người quen giới thiệu, tôi biết được chị Hương, người giúp việc lâu năm. Tôi nghe bạn nói chị này làm việc rất được, khéo léo, lại có thể chăm sóc trẻ con.

Mẹ chồng có tâm nguyện nhưng bà mất đột ngột nên không kịp dặn dò các con, sau tang lễ chúng tôi mới tìm thấy chiếc hộp gỗ

08:26:56 04/11/2024
Tìm thấy chiếc hộp, tôi đã gọi các anh chị về tập trung ngay tối hôm sau. Vợ chồng tôi sống chung và chịu trách nhiệm chăm sóc mẹ chồng.

Đang mang thai nhưng mẹ chồng vẫn bắt làm việc nhà, tôi cãi lại thì bà ngậm ngùi nói nỗi khổ tâm: "Muốn bảo vệ con"

08:22:29 04/11/2024
Dù biết tôi mang thai, cơ thể khó chịu nhưng mẹ chồng vẫn bắt tôi làm việc nhà. Tôi không làm, bà liền thúc giục đầy khó chịu.

Theo đuổi bạn gái ròng rã 2 tháng bất thành, tôi mang sổ đỏ đi tỏ tình thì nhận được cái kết bẽ bàng

08:18:00 04/11/2024
Ngay từ khi ngồi trên giảng đường đại học, tôi đã đặt mục tiêu cho tương lai, đó là phải mua được nhà ở thành phố lớn rồi mới tính đến chuyện vợ con.

Vô tình nghe được bố chồng muốn xét nghiệm ADN cháu nội mà tôi uất nghẹn, phải gọi điện cho chồng, yêu cầu anh bảo vệ

08:13:59 04/11/2024
Đi ngang qua phòng bố mẹ chồng, thấy đèn còn sáng, có tiếng nói rì rầm nên tôi ghé tai nghe thử. Tôi có bầu trước khi cưới nên khi về làm dâu đã bị bố mẹ chồng ghẻ lạnh.

Đến dự đám cưới của tôi, vợ cũ nhét vào túi áo tôi một bức ảnh đen trắng mà đẩy gia đình tôi vào cảnh sắp đổ vỡ

08:11:12 04/11/2024
Tôi gọi điện, nhắn tin cho vợ cũ nhưng cô ấy không hề trả lời. Tôi và Hân, vợ cũ, chia tay được 2 năm rồi. Hân là một người phụ nữ có cá tính mạnh mẽ và luôn thể hiện bản thân giỏi giang, vượt trội người khác.

Nửa đêm, nhận điện thoại từ một số lạ, nhìn 3 số cuối mà tôi muốn nổi điên lên, còn chồng thì vội vã bỏ đi

08:06:45 04/11/2024
Tôi chết lặng khi chồng kiên quyết bỏ đi, mặc cho vợ níu kéo, khóc lóc nài nỉ. Dạo gần đây, mỗi khi đọc những bài viết liên quan đến vợ cũ của chồng, tôi lại cảm thấy buồn lòng và u uất.

'Bóc bánh trả tiền' một lần, người đàn ông sút 10kg trong gần 3 tháng

07:58:38 04/11/2024
Chỉ một lần ham vui bóc bánh trả tiền , tôi suýt phải một đời trả giá. Thật may ông trời đã không khước từ lời cầu cứu của tôi.

Quyết tâm mua nhà Hà Nội, sau một năm, vì câu nói của mẹ chồng mà chúng tôi rơi vào cảnh khó xử tột cùng

08:31:31 03/11/2024
Vợ chồng tôi nhìn nhau thở dài, không biết có nên bán nhà hay không? Vợ chồng tôi lập nghiệp ở thủ đô Hà Nội với nhiều hoài bão.

Có thể bạn quan tâm

Real Madrid khiến Vinicius bẽ mặt

Sao thể thao

23:02:16 04/11/2024
Real Madrid sớm biết việc Vinicius Jr không thắng giải Quả bóng vàng 2024 từ vài ngày nhưng đợi đến giờ chót mới thông báo cho cầu thủ.

Lã Thanh Huyền sang chảnh dạo phố, Gil Lê mừng sinh nhật tuổi 22 của Xoài Non

Sao việt

22:50:46 04/11/2024
Lã Thanh Huyền sang chảnh dạo phố Thượng Hải với set đồ hàng hiệu. Gil Lê mặc đồ đôi, mừng sinh nhật tuổi 22 của Xoài Non.

Concert Anh Trai Vượt Ngàn Chông Gai tại Hà Nội không tổ chức tại SVĐ Mỹ Đình, khán giả bùng nổ tranh cãi

Nhạc việt

22:47:12 04/11/2024
Sau concert thành công tại TP. HCM, show Anh Trai Vượt Ngàn Chông Gai hứa hẹn 1 đêm hoành tráng không kém tổ chức ở Hà Nội.

Nam ca sĩ Việt nổi tiếng mặc rách rưới hát ở trại giam: "Tôi không chế giễu ai"

Tv show

22:17:14 04/11/2024
Mới đây, tại chương trình Nhà có khách, ca sĩ Quách Tuấn Du đã chia sẻ lý do mặc đồ vô gia cư rách rưới, đi lang thang ngoài đường phố.

Thái Lan triển khai dự án 'xổ số hưu trí' tiết kiệm từ năm 2025

Thế giới

22:01:08 04/11/2024
Cụ thể, nếu một người 62 tuổi mua xổ số hưu trí, người đó sẽ phải đợi đến năm 72 tuổi mới được lấy lại tiền. Nếu người mua qua đời trước thời hạn 10 năm, số tiền đầu tư vào xổ số hưu trí sẽ được trao lại cho người thừa kế.

"Nữ hoàng Vpop" gia nhập trend của Rosé (BLACKPINK): Visual U50 đã làm lu mờ tất cả sự "vô tri"

Nhạc quốc tế

21:58:51 04/11/2024
Sinh năm 1981, dù đã cán mốc 43 tuổi nhưng nữ hoàng Vpop Mỹ Tâm vẫn không ngừng cập nhật các xu hướng giới trẻ mới nhất dù có hơi trễ so với giới trẻ một chút!

Bắt gặp cặp sao "phim giả tình thật" tại nước ngoài, đang bí mật chuẩn bị cho đám cưới khủng nhất showbiz?

Sao châu á

21:40:11 04/11/2024
Sau nhiều lần bị chụp ảnh hẹn hò trong nước, cặp đôi này đã quyết định cùng bay ra nước ngoài. Tuy nhiên, họ vẫn không thể tránh được ống kính của team qua đường .

Người tạo nên Michael Jackson qua đời

Sao âu mỹ

21:32:43 04/11/2024
Vào ngày 4/11, truyền thông đưa tin huyền thoại của làng nhạc Mỹ Quincy Jones đã qua đời ở tuổi 91. Quincy Jones trút hơi thở cuối cùng trong vòng tay gia đình tại nhà riêng ở Bel Air, California, Mỹ.