Chiếc đàn Piano màu gụ đỏ
Nhưng rồi, một hôm ở công ty tôi có nhập về một số đàn piano kiểu mới, trong đó có một chiếc đàn màu gụ đỏ.
Khi tôi 20 tuổi, tôi bán hàng thuê cho một hiệu đàn piano ở St. Louis. Một lần, chúng tôi lại nhận được một “đơn đặt hàng” là một bưu thiếp từ vùng Đông Nam Missouri. Trên bưu thiếp đó có viết “Xin hãy mang một chiếc đàn piano màu gụ đỏ tới cho cháu tôi. Tôi sẽ trả góp 10 đôla mỗi tháng bằng tiền bán trứng gà”. Qua nét chữ có thể đoán đó được người viết là một bà cụ. Bà ấy viết câu đó lặp đi lặp lại kín mít tấm bưu thiếp, viết cả ra những diềm giấy còn thừa ở mặt trước cho đến khi chỉ còn ra một khung nhỏ ghi địa chỉ.
Tất nhiên công ty chúng tôi không thể bán piano trả góp 10 đô mỗi tháng. Nên chúng tôi lờ tờ bưu thiếp đi.
Tuy nhiên, đến một ngày, ở vùng Đông Nam Missouri đó có thêm vài người đặt mua đàn piano và chúng tôi phải chở đàn đến đó. Vì tò mò, tôi muốn đến địa chỉ của bà cụ xem sao. Gần như giống hệt những gì tôi tưởng tượng: bà cụ sống trong một túp lều lụp xụp cạnh cánh đồng.
Sàn căn lều rất bẩn. Gà thì chạy lung tung: không xe, không điện thoại, không nghề nghiệp. Chẳng có gì cả trừ một mái nhà, và đó cũng không phải là một cái mái tốt. Cháu gái của bá cụ khoảng 10 tuổi, đi chân đất và mặc váy vá.
Tôi giải thích cho bà cụ rằng chúng tôi rất buồn vì không giúp được bà cụ. Nhưng dường như những gì tôi giải thích chẳng có hiệu quả. Cứ 6 tuần một lần, chúng tôi lại nhận được một cái bưu thiếp y như nhau. Cần có một cái đàn piano màu gụ đỏ, và thề thốt rằng bà sẽ trả 10 đôla/tháng. Khoảng hai năm sau, tôi mở được một công ty giao bán piano của riêng mình, và đôi khi tôi đăng quảng cáo trên báo địa phương Missouri. Tôi bắt đầu nhận được những bưu thiếp như từng nhận ở công ty cũ. Trong hàng tháng trời, tôi cũng lờ những tờ bưu thiếp đó đi, vì tôi biết làm gì cơ chứ?
Nhưng rồi, một hôm ở công ty tôi có nhập về một số đàn piano kiểu mới, trong đó có một chiếc đàn màu gụ đỏ. Dù biết mình có thể gây thua thiệt cho công ty, tôi vẫn quyết định đưa chiếc đàn lên xe ô tô chở tới nhà bà cụ và nói rằng nếu bà trả 10 đôla/tháng thì bà sẽ phải trả 52 lần. Tôi đặt piano vào nơi ít có khả năng bị dột nhất. Tôi cũng dặn bà và cháu bé giữ cho bọn gà đừng nhảy lên đàn piano. Rồi tôi lên xe về công ty đinh ninh rằng thế là coi như mình đã cho không một cây đàn.
Nhưng cứ 10 đôla được gửi đến cho tôi rất đều đặn mỗi tháng. Cả 52 tháng. Đôi khi không chỉ là tiền giấy mà là những đồng xu được dùng băng dính đính vào bưu thiếp.
Video đang HOT
Nhận đủ tiền tôi không có liên lạc gì với bà cụ nữa trong suốt 20 năm. Cho đến một ngày khi đi công tác ở Memphis, tôi ghé vào một nhà hàng để dùng bữa. Ở đó, tôi được nghe thấy tiếng đàn piano hay nhất mà tôi từng được nghe. Và do một cô gái rất xinh đẹp đang chơi.
Tôi lại gần cô ấy và đứng nghe nhạc. Khi chơi xong bản nhạc, chúng tôi nói chuyện với nhau, và thật như một điều kì diệu, đó chính là cô bé mặc váy vá trong căn lều nhỏ 20 năm trước.
Cô gái kể từ khi được bà đã đặt mua cho chiếc đàn piano màu gụ đỏ, cô đã giành được nhiều giải thưởng âm nhạc ở trường và địa phương. Bây giờ cô đã có gia đình còn bà cô đã mất.
Tôi hỏi cô có biết chiếc đàn piano màu gụ đỏ có ý nghĩa như thế nào không. Cô gái nói hồi đó cô còn quá nhỏ, chỉ biết có một chiếc đàn mà không hiểu gì nhiều. Nhưng tôi thì hiểu.
Cuối cùng, tôi bảo cô:
- Tôi rất mừng được gặp lại cô, còn bây giờ tôi phải đi về.
Và tôi thực sự phải đi về, vì bạn biết đấy, đàn ông không bao giờ muốn bị nhìn thấy mình khóc ở nơi công cộng.
Theo Guu
Không bao giờ là quá trễ
Hơn hai ngàn sinh viên của trường đã đến dự lễ tang của bà cụ - bạn đồng môn đã dạy cho chúng tôi bài học: không bao giờ là quá trễ để thực hiện điều mình ao ước.
Ngày đầu tiên ở trường, sau khi giáo sư tự giới thiệu với bọn sinh viên lớp Hóa chúng tôi, ông đố chúng tôi xem trong lớp có gì lạ. Tôi đứng lên và nhìn xung quanh, đang như thế thì bỗng có một bàn tay nhẹ nhàng đặt lên vai. Tôi quay lại và thấy một bà già nhỏ bé, nhăn nheo đang mỉm cười - một nụ cười bừng sáng.
Bà nói: "Chào cậu trai. Tên tôi là Rose. Tôi tám mươi bảy tuổi. Tôi bắt tay cậu một cái được không?"
Tôi cười to và vui vẻ đáp lại: "Dĩ nhiên rồi!" - và thế là bà cụ bắt tay tôi một cái rõ chặt.
- "Sao bà lại đi học vào cái tuổi còn quá ngây thơ này?"- tôi đùa.
Bà cũng đùa lại:
- "Tôi tới đây tìm một người chồng giàu có, làm đám cưới, có thêm vài đứa nhóc, rồi nghỉ hưu và đi du lịch."
- "Ối, bà hài hước thật!" - Tôi thực sự tò mò muốn biết cái gì đã thúc đẩy bà cụ đi thử sức vào cái tuổi này.
- "Tôi luôn mơ ước được đi học đại học, và bây giờ thì tôi được đi học đây!" - bà cụ nói.
Sau buổi học, chúng tôi đi về hội quán sinh viên để làm một ly socola nóng. Chúng tôi thành bạn ngay, và chỉ sau ba tháng sau là đã cùng nhau tan lớp, trên đường về nói chuyện với nhau không dứt. Tôi luôn luôn thích thú lắng nghe "cỗ máy thời gian" này, nghe bà chia sẻ những kinh nghiệm và những triết lý thâm thúy về cuộc đời.
Trong năm đó bà Rose đã trở thành biểu tượng của trường tôi. Bà kết bạn ở bất cứ nơi nào bà đến chơi. Bà thích ăn mặc lịch sự trước mọi người.
Cuối học kỳ, chúng tôi mời bà Rose đến nói chuyện trong một bữa tiệc của đội banh, và tôi không bao giờ quên được những gì bà đã nói với chúng tôi. Bà giới thiệu trang trọng và bước lên bục nói. Bà mỉm cười và nói: "Chúng ta không nên ngừng hoạt động. Có bốn bí quyết để được trẻ, được hạnh phúc, và đạt được thành công. ó là:
"Bạn phải cười và tìm thấy một chuyện vui, hài hước mỗi ngày."
"Bạn phải có một ước mơ cho mình. Khi không còn ước mơ nữa, ấy là bạn đã chết. Có bao nhiêu người quanh chúng ta, tuy đi đi lại lại đó mà không biết mình đã chết".
"Có một sự khác biệt khổng lồ giữa già đi và trưởng thành. Nếu bạn 19 tuổi và nằm trọn trên giường trọn một năm, không làm được một sản phẩm nào cho đời, bạn sẽ già đi thành người hai mươi tuổi. Ai thì cũng phải già đi cả. Không cần tài năng, không cần năng lực gì, bạn cũng già đi được. Trong khi đó, bạn không già đi, mà bạn chỉ trưởng thành, nếu biết tìm ra trong sự thay đổi những cơ hội để trải nghiệm."
"Cuối cùng, không hối tiếc. Bọn lớn tuổi chúng tôi thường không tiếc những gì mình đã làm, mà chúng tôi chỉ tiếc những gì mình chưa làm. Chỉ những người còn mang hối tiếc mới là người sợ chết."
Bà kết thúc bằng cách hát cho chúng tôi nghe bài " óa hồng". Bà "thách" chúng tôi học thuộc lời ca và sống như lời bài hát đó.
Rồi một cuối năm, trước lễ tốt nghiệp chừng một tuần, bà Rose ra đi thanh thản sau một giấc ngủ dài. Hơn hai ngàn sinh viên của trường đã đến dự lễ tang của bà cụ - bạn đồng môn đã dạy cho chúng tôi bài học: không bao giờ là quá trễ để thực hiện điều mình ao ước.
Theo Guu
Bài học về sự giúp đỡ Nhờ có cháu, bà đã được gặp người chồng tội nghiệp của mình trước khi ông ấy trút hơi thở cuối cùng. Một lần nữa bà muốn cảm ơn cháu đã không nề hà khi giúp đỡ bà. Trong một đêm mưa bão bất thường trên đường phố Alabama vắng vẻ, lúc đó đã 11h30 khuya, có một bà lão da đen vẫn...