Chiếc đài phát mãi không hỏng
Nhà tôi có một cái ‘đài’…
Rất siêu bền bỉ phát hoài chẳng hư
Chẳng dùng pin, chẳng điện từ
Mà ‘đài’ vẫn phát mạnh như… nhà đài
Mỗi lần hờn giận bực ai
‘Đài’ tăng công suất chói tai cả làng
Mọi người khi ấy hoang mang
Vì lới có cản tỏa lan vào nhà
Video đang HOT
Ảnh minh họa
Lũ con ngán sợ tránh xa
Chỉ tôi hứng chịu vì là… chồng ngoan
Bởi duyên phận đã buộc ràng
Cho nên phải ráng cưu mang suốt đời
Nếu như ai đổi vàng mười
Thì tôi cũng quyết ngậm ngùi nói: ‘Không!’.
(Thực ra tôi đã dối lòng…)
Theo Datviet
Vụ Vinashin: "Án phạt" 1.200 tỷ đồng khó thi hành
Việc thi hành án, phần dân sự vụ cố ý làm trái tại Vinashin đang là gánh nặng rất lớn với cơ quan Thi hành án. Trong tổng số 1.200 tỷ đồng cần phải thi hành, kết quả đạt được chưa được bao nhiêu...
Trả lời câu hỏi của báo chí về tiến độ thi hành án, phần dân sự trong vụ án cố ý làm trái các quy định về quản lý kinh tế gây hậu quả nghiêm trọng tại Tập đoàn công nghiệp Tàu thủy Việt Nam Vinashin (án có hiệu lực hơn 1 năm qua) trong cuộc họp báo quý II tại Bộ Tư pháp sáng 26/7, Quyền Tổng Cục trưởng Tổng Cục Thi hành án dân sự Hoàng Sỹ Thành giải thích, đây là một vụ án lớn, phức tạp với giá trị thi hành án lên tới 1.200 tỷ đồng. Trong đó, khoản thi hành chủ động (án phí, tiền phạt) khoảng 1,9 tỷ đồng và khoản thi hành theo đơn yêu cầu gần 1.100 tỷ đồng. 9 "can phạm" bị tòa kết án trong vụ việc này lĩnh trách nhiệm thi hành khoản tiền này.
Ông Thành cho biết, sau khi tòa án xét xử, đưa ra phán quyết đối với các bị cáo là lãnh đạo các cấp ở Vinashin, Bộ Tư pháp đã tổ chức họp, giao Cục Thi hành án triển khai, đốc thúc việc thi hành án. Cuộc họp có cả các bộ ngành liên quan như Bộ GTVT, Bộ Tài chính, Văn phòng Chính phủ, VKSND tối cao, TAND tối cao... Bộ cũng báo cáo ngay Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng và nhận được sự đồng tình của Thủ tướng về các đề xuất như thành lập tổ công tác thường xuyên theo dõi, nắm tình hình công việc.
Quyền Tổng Cục trưởng Tổng Cục Thi hành án dân sự Hoàng Sỹ Thành tại cuộc họp báo.
Tuy nhiên, sau hết những kế hoạch, nỗ lực đó, "kết quả đạt được đến nay chưa được bao nhiêu".
Quyền Tổng Cục trưởng Hoàng Sỹ Thành trình bày, trong quá trình xét xử, tòa án không áp dụng các biện pháp đảm bảo thi hành với cả khoản tiền 1.200 tỷ đồng này nên khi chuyển sang khâu thi hành án thì... các bị cáo không còn tài sản gì để thực hiện nghĩa vụ của mình. Ngay với khoản án phí, tiền phạt 1,9 tỷ đồng đến nay cũng chưa thu về được đáng kể.
Còn với khoản tiền phải thi hành theo yêu cầu, hầu hết các "bị hại" đều là các DN, công ty con của Vinashin nên đến nay chỉ có Tcty Công nghiệp Tàu thủy Nam Triệu (Nasico) có đơn yêu cầu thi hành án gửi đến cơ quan chức năng, còn lại các đơn vị khác vẫn... im lặng.
"Truy" các tài sản của 9 can phạm trong vụ án, cơ quan thi hành án cũng vấp khó khăn vì hầu hết các bị cáo đã thành "tay trắng", nếu có xe cộ, nhà đất gì thì hầu hết cũng đang thế chấp ở các ngân hàng. Khả năng đảm bảo thi hành án càng "tắc".
"Đây là gánh gặng rất lớn đối với chúng tôi. Đi xác minh tài sản của 9 cá nhân thì chỉ ra được 1 biệt thự thì đang thế chấp. Chỉ có một khoản có thể "truy thu" ở Nam Định thì trị giá chỉ 120 triệu đồng" - ông Thành phân trần.
Quyền Tổng Cục trưởng Tổng Cục Thi hành án quả quyết, Bộ đã nghiêm túc triển khai công việc và vẫn đang tiếp tục đốc thúc, theo dõi để "truy" được các tài sản của các cá nhân, đơn vị cần kê biên, phát mại. Bộ cũng sẽ thường xuyên báo cáo Thủ tướng để bám sát hướng chỉ đạo cụ thể bởi tình hình như hiện nay sẽ không thể thi hành án.
Khái quát hoạt động của ngành, Quyền Tổng Cục trưởng Hoàng Sỹ Thành thừa nhận, có nơi, có việc, cơ quan thi hành án chưa làm hết trách nhiệm. Tuy nhiên, ông Thành mong được chia sẻ vì mỗi năm cơ quan Thi hành án phải tiếp nhận khoảng 700.000 việc với 60.000-70.000 tỷ đồng phải thi hành.
"Khối lượng công việc rất nặng nề. Có thể nói, cả hệ thống thi hành án phải gồng mình thực hiện trong bối cảnh số lượng vụ việc mỗi năm vẫn tăng mạnh với giá trị tiền ngày càng lớn. Giữa lúc thị trường bất động sản trầm lắng hiện nay, nhiều tài sản thi hành án đưa ra phát mại mà không bán được cũng là khó khăn không nhỏ" - ông Thành nói.
Cụ bà tự thiêu trước tòa không phải do thi hành án
Quyền Tổng Cục trưởng Hoàng Sỹ Thành cho biết, kết quả kiểm tra về vụ bà Nguyễn Thị Bương mang theo xăng đến trụ sở TAND H.Đông Hòa, tỉnh Phú Yên tự thiêu và tử vong tại chỗ đầu tháng 7 vừa qua cho thấy không liên quan đến vấn đề thi hành án. Công an tỉnh Phú Yên cũng đã quyết định không khởi tố vụ án hình sự về vụ việc này.
Mặc dù vậy, ông Thành cũng thông tin thêm, việc rà soát lại vụ việc thể hiện, bà Bương có đến 3 vụ việc phải thi hành án. "Hiện nay, Tổng cục Thi hành án dân sự đã yêu cầu Cục Thi hành án dân sự tỉnh Phú Yên chỉ đạo kiểm tra, rà soát lại toàn bộ vụ việc thi hành án của Chi cục Thi hành án dân sự H.Đông Hòa và báo cáo về Bộ trước ngày 12/8" - ông Thành khái quát.
Theo Dantri
Nghi vấn người Trung Quốc lập trang trại... chó ở Long An Mấy ngày qua, người dân ấp 4, xã Quê Mỹ Thạnh, huyện Tân Trụ, Long An xôn xao thông tin một người Trung Quốc lập trang trại "không biết để làm gì" ở khu vực này. Theo thông tin do người dân cung cấp, trang trại nói trên rộng hơn 2ha, nằm cặp lộ bê tông liên ấp với chiều ngang khoảng 50m,...