Chiếc bập bênh hồng tạo điểm tựa ở biên giới Mỹ – Mexico
Bộ sưu tập những chiếc bập bênh màu hồng cho phép người dân hai bên biên giới Mỹ – Mexico tương tác với nhau, đã giành được giải thưởng Thiết kế của năm 2020.
Ý tưởng này xuất phát từ mong muốn khuyến khích các cộng đồng hai bên biên giới tăng cường tương tác và xây dựng cầu nối với nhau.
Thiết kế mang tên Teeter Totter Wall – chiếc bập bênh hồng xuyên qua bức tường giữa El Paso ở Texas và Ciudad Juárez ở Mexico – được hội đồng giám khảo của bên tổ chức cuộc thi, Design Museum, ở London (Anh), mô tả là không chỉ “quan trọng về mặt biểu tượng”.
Cần xây cầu thay vì những bức tường ngăn cách
Người sáng tạo ra những chiếc bập bênh này là Ronald Rael, giáo sư kiến trúc tại Đại học California, Berkeley, và phó giáo sư thiết kế San Fratello tại Đại học bang San José. Lần đầu tiên ý tưởng này được đề xuất là cách đây hơn một thập kỷ sau khi Đạo luật An ninh Biên giới 2006 bắt đầu khởi động công trình xây dựng bức tường trên quy mô lớn ở biên giới.
Các gia đình Mỹ và Mexico đang chơi bập bênh ở Bức tường Teeter Totter, đi qua biên giới Mexico với Mỹ, vào năm 2019. Ảnh: AFP.
Họ cho biết mục tiêu của dự án này là giúp mọi người đánh giá lại hiệu quả của các bức tường ở biên giới và khuyến khích đối thoại giữa hai bên. Ông San Fratello nói với tờ Guardian rằng: “Tôi nghĩ ngày càng rõ ràng rằng sau những sự kiện gần đây xảy ra ở đất nước chúng ta, chúng ta cần xây cầu thay vì những bức tường ngăn cách”.
“Những bức tường không ngăn được mọi người tràn vào Điện Capitol”, giáo sư Rael bình luận. “Những bức tường không ngăn được virus lây lang trong cộng đồng. Chúng ta phải nghĩ về cách chúng ta có thể kết nối và hợp tác mà không cần làm tổn thương nhau”.
Góc nhìn hài hước
Các video ghi lại c ảnh người dân hai bên biên giới chơi bập bênh đã lan truyền rộng rãi vào tháng 7/2019. Ông Rael cho rằng những chiếc bập bênh đã tạo nên điểm tựa giữa hai quốc gia. Màu hồng tươi sáng của những chiếc bập bênh này được lấy cảm hứng từ các đài tưởng niệm nữ quyền ở Ciudad Juarez, nơi bày tỏ lòng kính trọng đối với những phụ nữ bị sát hại trong thành phố.
Các nhà thiết kế cũng lấy cảm hứng từ những nghệ sĩ biếm họa chính trị, muốn nói về vấn đề biên giới “một cách thẳng thắn nhưng bằng góc nhìn hài hước”.
Một phụ nữ bế con đang chơi trên chiếc bập bênh được lắp đặt giữa song rào thép phân chia Mexico với Mỹ ở Ciudad de Juarez, Mexico năm 2019. Ảnh: AP.
Các bức tường ở biên giới đã trở thành một phần trong những di sản dưới thời Tổng thống Trump.
Tại một trong những chuyến công du cuối cùng trên cương vị tổng thống, ông Donald Trump đã đến thăm một phần của bức tường biên giới ở Thung lũng Rio Grande của Texas, ông tự hào về việc đã giữ lời hứa xây dựng một “bức tường lớn, tuyệt đẹp”.
Theo Cục Hải quan và Biên phòng Mỹ (CBP), hơn 700 km của bức tường đã được dựng lên trong nhiệm kỳ của ông Trump. Tuy nhiên, phần lớn công việc là thay thế các hàng rào đã được xây dựng trước đó. CBP cũng xác nhận rằng chỉ có khoảng 120 km của bức tường là được xây dựng thêm.
Video đang HOT
Chiến thắng của chiếc bập bênh hồng ở hàng rào biên giới đã vượt qua hơn 70 ứng cử viên nặng ký khác, bao gồm bản vẽ 3D của virus gây ra đại dịch Covid-19, thiết kế bối cảnh của Lee Ha Jun từ Parasite, bộ phim Hàn Quốc đoạt giải Oscar…
Giải thưởng cũng được trao cho 6 hạng mục khác để ghi nhận sự đổi mới bao gồm sản phẩm, kiến trúc, kỹ thuật số, thời trang, đồ họa và giao thông.
Giải thưởng sản phẩm thuộc về tác phẩm Impossible Burger 2.0, được mô tả là “mạnh mẽ hơn” rất nhiều so với phiên bản tiền nhiệm vào năm 2016. Trong khi bản vẽ 3D virus Covid-19 của Alissa Eckert và Dan Higgins đã giành giải đồ họa.
Chiếc túi Telfar bằng da, không phân biệt giới tính, được Dazed mô tả là “phụ kiện của thập kỷ”, đã giành được giải thưởng thời trang. Các giám khảo nói rằng ý tưởng này đang định nghĩa lại “thế nào là sang trọng”. Thiết kế trường học di động của Social Design Collaborative đã giành giải kiến trúc, với cấu trúc bền vững và dễ lắp ráp đã gây ấn tượng với ban giám khảo.
Nhóm nữ quyền Chile Colectivo LASTESIS giành chiến thắng ở hạng mục kỹ thuật số với cuộc biểu tình phản đối việc sử dụng bạo lực tình dục trong các cuộc nổi dậy gần đây ở quốc gia Nam Mỹ. Nghệ sĩ Camille Walala cho biết tác phẩm đã được các nhà hoạt động nữ quyền ở Ấn Độ, Kenya và Mexico nhân rộng.
7 điều nổi bật nhất trong 4 năm làm Tổng thống đầy sóng gió của ông Trump
4 năm làm Tổng thống Mỹ của ông Trump nhiều khả năng sẽ kết thúc trong nỗi buồn nhiều hơn là niềm vui khi việc kiện tụng kết quả bầu cử của ông ngày càng gặp nhiều bất lợi.
Tuy nhiên, trong nhiệm kỳ đầu tiên làm Tổng thống, một tỷ phú làm chính trị như ông Trump đã để lại nhiều dấu ấn quan trọng.
Tường biên giới với Mexico của ông Trump vẫn đang xây dở (ảnh: Reuters)
1. Vấn đề nhập cư
Ông Trump là Tổng thống Mỹ có thái độ cứng rắn nhất từ trước đến nay về vấn đề nhập cư. Từ khi ra tranh cử tổng thống năm 2015, ông Trump đã cam kết xây tường dọc biên giới Mỹ - Mexico. Tiền xây tường ông sẽ bắt Mexico chi trả. Tuy nhiên, bức tường đến nay vẫn chưa được hoàn thiện.
Một trong những chính sách nhập cư gây tranh cãi nhất của ông Trump là lệnh cấm di chuyển đến Mỹ đối với người dân từ một số quốc gia theo đạo Hồi. Chính quyền ông Trump cũng tách nhiều trẻ em nhập cư bất hợp vào Mỹ khỏi cha mẹ chúng.
2. Bị luận tội
Ông Trump là Tổng thống thứ 3 trong lịch sử Mỹ bị luận tội. Hạ viện Mỹ do đảng Dân chủ kiểm soát cáo buộc ông Trump lạm quyền và tìm cách thâu tóm Quốc hội.
Ông Trump cũng bị cáo buộc tìm sự trợ giúp bất hợp tác từ Ukraine để hạ bệ đối thủ Joe Biden. Theo cáo buộc, ông Trump hứa hẹn các gói viện trợ kinh tế từ Mỹ cho Ukraine nếu nước này đồng ý điều tra về con trai ông Biden - Hunter.
Tuy nhiên, ông Trump đã vượt qua cuộc luận tội nhờ sự hậu thuận của Thượng viện và vẫn còn trụ lại được ở Nhà Trắng cho đến hôm nay.
Ông Trump từng bị nhiễm Covid-19 (ảnh: AP)
3. Dịch Covid-19
Dịch Covid-19 được xem là thách thức lớn nhất đối với ông Trump. Tai hại hơn, dịch bệnh đến vào những tháng cuối cùng nhiệm kỳ Tổng thống của ông Trump. Nhiều chuyên gia cho rằng, việc xử lý dịch bệnh kém hiệu quả là nguyên nhân hàng đầu khiến ông Trump mất sự ủng hộ từ cử tri, đặc biệt là những người cao tuổi.
Ông Trump từng tỏ ra nghi ngờ hiệu quả của khẩu trang, quảng cáo một số loại thuốc chưa được kiểm chứng rằng có hiệu quả để chữa trị cho bệnh nhân Covid-19.
Đến ngày 16.11, Mỹ ghi nhận hơn 11 triệu ca nhiễm Covid-19. Dịch bệnh khiến kinh tế Mỹ rơi vào suy thoái, hàng triệu người thất nghiệp.
Ông Trump cũng phải đối mặt với hàng loạt chỉ trích vì cáo buộc coi thường sự nguy hiểm của dịch bệnh. Mọi thứ bị đẩy đi xa hơn khi Tổng thống Mỹ phát biểu ý tưởng tiêm chất khử trùng vào người để tiêu diệt Covid-19. Ông Trump sau đó nói phát biểu của mình chỉ nhằm mục đích "mỉa mai" giới truyền thông.
Ngày 2.10, ông Trump dương tính với Covid-19 và chiến dịch tranh cử gặp thêm nhiều sóng gió.
Ông Trump phát động chiến tranh thương mại với Trung Quốc (ảnh: Asian Times)
4. Đối ngoại
Dưới thời ông Trump, Mỹ phát triển quan hệ sâu rộng hơn với Israel và một số nước Trung Đông. Đây có lẽ là thành tựu đáng chú ý nhất về đối ngoại của ông Trump, bất chấp việc ông khiến quan hệ Mỹ - Iran thêm tồi tệ sau vụ ám sát tướng Qassem Soleimani.
Ông Trump kiên quyết từ bỏ những thỏa thuận quốc tế mà ông cho rằng "không công bằng" với Mỹ. Nhiều đồng minh thân cận ở châu Âu, châu Á tỏ ra không hài lòng với chính quyền ông Trump. Ông Trump được đánh giá là ít kinh nghiệm đối ngoại.
Trong chiến dịch tranh cử, ông Biden nhiều lần khẳng định sẽ xây dựng lại liên minh đồng minh của Mỹ trên khắp thế giới đã bị ông Trump làm tổn thương do quan điểm "nước Mỹ trên hết" một cách thái quá.
Điểm đáng chú ý nhất về đối ngoại trong nhiệm kỳ Tổng thống của ông Trump là quan hệ Mỹ - Trung. Chính quyền ông Trump đã áp nhiều lệnh trừng phạt nhằm vào Bắc Kinh, đặc biệt là phát động chiến tranh thương mại.
Ông Trump cũng tăng cường chỉ trích Trung Quốc trong nhiều vấn đề và công kích mạnh mẽ lĩnh vực công nghệ của quốc gia tỷ dân. Quan hệ Mỹ - Trung được cho là đang ở mức thấp nhất trong lịch sử.
Ông Trump là Tổng thống Mỹ đương nhiệm đầu tiên đặt chân đến Triều Tiên. Tuy nhiên, Mỹ vẫn thất bại trong nỗ lực phi hạt nhân hóa bán đảo Triều Tiên.
5. Căng thẳng phân biệt chủ tộc
Vấn đề phân biệt chủng tộc đã âm ỉ ở Mỹ từ trước khi ông Trump lên nắm quyền. Các cuộc biểu tình chống phân biệt đối xử với người da màu sau cái chết của George Floyd - người đàn ông da đen bị cảnh sát đè cổ chết - đã nhanh chóng bùng lên thành bạo động ở nhiều nơi trên khắp nước Mỹ.
Việc ông Trump gọi những người biểu tình là "đám côn đồ" khiến họ càng thêm phẫn nộ. Ông Trump từng phải xuống hầm an toàn khi người biểu tình áp sát Nhà Trắng.
Nhiều nghị sĩ đảng Cộng hòa cũng bày tỏ sự không hài lòng khi ông Trump không xoa dịu những người biểu tình mà tập trung kiểm soát trật tự bằng cảnh sát, vệ binh quốc gia. Ông Trump thậm chí còn muốn triển khai cả quân đội để đối phó người biểu tình.
Nhiệm kỳ Tổng thống của ông Trump nổi bật bởi những vụ kiện cáo (ảnh: SCMP)
6. Kiện tụng cá nhân
Ông Trump được cho là Tổng thống bị kiện nhiều nhất lịch sử Mỹ.
7 vụ kiện cáo, điều tra pháp lý đang chờ ông Trump sau khi rời khỏi Nhà Trắng. Tập đoàn Trump Organization của ông Trump cũng đang bị điều tra tài chính.
Nhiều phụ nữ cáo buộc ông Trump tấn công tình dục và phỉ báng. Luật sư Michael Cohen của ông Trump đã nhận tội trả tiền cho một số phụ nữ để họ giữ im lặng, không kiện tụng trong cuộc bầu cử năm 2016. Giờ ông Michael Cohen đang ngồi tù.
Trong một đoạn ghi âm bị rò rỉ năm 2016, ông Trump tuyên bố có thể "chạm vào vùng nhạy cảm của một phụ nữ mà họ vẫn không phản kháng" vì ông là "một ngôi sao".
Tuy nhiên, ông Trump khẳng định mình chưa tấn công tình dục bất kỳ người phụ nữ nào.
7. Thất cử trước ông Biden
Mất chức Tổng thống Mỹ vào tay ông Biden chắc chắn là một trong những thất bại cay đắng nhất cuộc đời ông Trump và giờ ông vẫn không muốn thừa nhận.
Trong suốt chiến dịch tranh cử, ông Trump gọi ông Biden là "ứng viên tổng thống tồi tệ nhất lịch sử Mỹ".
Ông Trump tự tin sẽ thắng áp đảo ông Biden nhưng thực tế lại là ngược lại.
"Nếu thất cử, tôi sẽ thua ứng viên tổng thống tồi tệ nhất trong lịch sử. Nếu thất cử, tôi sẽ phải làm gì bây giờ? Tôi muốn thua trước một ai đó có tài năng phi thường hơn mình", ông Trump nói.
"Nếu tôi thua, tôi sẽ không bao giờ nói chuyện với các bạn nữa. Các bạn sẽ không bao giờ gặp lại tôi nữa", ông Trump nói khi vận động tranh cử ở bang Bắc Carolina.
Ông Biden sẽ ngưng bức tường biên giới ngay sau khi nhậm chức Bức tường biên giới của Mỹ và Mexico là một trong những lời hứa tranh cử quan trọng của Tổng thống Donald Trump hồi năm 2016. Ông Joe Biden cho biết ông sẽ ngay lập tức dừng việc xây dựng bức tường biên giới phía nam của Mỹ với Mexico ngay sau khi ông tuyên thệ nhậm chức tổng thống Mỹ, báo Daily...