Chiếc bánh quy Titanic 103 tuổi bán hơn 500 triệu đồng
Chiếc bánh quy nhỏ bé 103 tuổi, sót lại sau thảm họa Titanic năm 1912, trở thành chiếc bánh quy đắt giá nhất thế giới khi được bán đến 23.000 USD (hơn 500 triệu đồng) tại nhà đấu giá ở Anh vào ngày 24-10.
Chiếc bánh quy hình vuông tên Spillers & Bakers “Pilot”, kích thướt 9cm x 10 cm, được làm từ nguyên liệu bột và nước. Nó được lưu giữ bởi hành khách tên James Fenwick trên con tàu SS Carpathia đến giúp Titanic và sau này trở thành một phần trong bộ sưu tập những vật còn sót lại từ tàu cứu đắm, có giá trị kỷ niệm cao. James Fenwick đã cất bánh quy trong một phong bì không thấm nước dùng lưu trữ ảnh.
Chiếc bánh quy 103 tuổi được bán với giá hơn 500 triệu đồng. Ảnh: PA
Ban đầu, bánh quy ước tính sẽ bán được 15.300 USD và được nhà đấu giá Andrew Aldridge nhận định là bánh quy giá trị nhất trên thế giới.
Video đang HOT
James Fenwick và vợ mới cưới Mabel trở về New York trên tàu Carpathia. Titanic gặp nạn đúng lúc này và Carpathia chuyển hướng đến cứu hộ. 700 nạn nhân Titanic được cứu sống nhờ Carpathia nhưng có đến 1.500 hành khách và thủy thủ đoàn thiệt mạng. Bộ sưu tập của James Fenwick hiện được giữ bởi con cháu được đánh giá là độc đáo bởi những bức ảnh chụp hoạt động cứu hộ và cả chiếc bánh quy đắt giá trên.
“Nó là chiếc bánh quay đắt giá, được bán cho một người đến từ Hy Lạp. Tôi đã điều khiển đấu giá nhiều vật dụng kỷ niệm từ tàu Titanic trên 20 năm nay nhưng chưa có vật nào giống chiếc bánh quy này trước đó. Nó hiếm và kỳ quặc…” – Andrew Aldridge cho biết.
Theo người lao động
Khủng hoảng nhập cư: Bài học đắt giá cho Mỹ, Châu Âu?
Hàng ngàn người tuyệt vọng bị buộc phải rời quê hương từng là một nơi chốn yên bình, thịnh vượng để tìm một chân trời mới đầy bấp bênh. Đây là hậu quả trực tiếp và cũng là một bài học đắt giá về kết cục xảy ra sau sự sụp đổ của một chính quyền do Mỹ và Châu Âu trực tiếp gây ra, tờ People"s Daily online của Trung Quốc đã viết như vậy.
Ảnh minh hoạ
Nói cách khác, một thảm hoạ nhân đạo thường xảy ra sau sự sụp đổ của một quốc gia. Libya và Syria là hai minh chứng rõ ràng nhất.
" Libya trước đây từng là quốc gia giàu có nhất Châu Phi xét về GDP/đầu người. Người dân Libya được hưởng nhiều lợi ích vật chất đáng mơ ước như hệ thống chăm sóc sức khoẻ miễn phí, nhà ở miễn phí và giáo dục miễn phí. Bất chấp những giới hạn về xuất khẩu dầu mỏ, Syria dưới thời của Đảng Ba"ath đã được hưởng một sự ổn định về chính trị, yên bình về xã hội và sự thịnh vượng của người dân", phiên bản trên mạng của tờ báo hàng đầu Trung Quốc phân tích.
Hiện tại, Libya và Syria đều là những nước bị chia rẽ, tàn phá bởi cuộc chiến tranh giữa các phe phái đối địch nhau ở trong nước. Nền kinh tế của hai nước trên đều bị sụt giảm nghiêm trọng và hàng triệu người dân đã trở thành người tị nạn. Sự thay đổi dường như không thể từ tình trạng ổn định sang cuộc nội chiến đã diễn ra vào năm 2011 như là kết quả của cái gọi là cuộc cách mạng Mùa xuân Ả-rập.
Tuy nhiên, làm thế nào mà cuộc sống của những người dân vô tội ở những nước từng thịnh vượng đó biến thành địa ngục?
Tờ báo của Trung Quốc cho rằng, câu hỏi ai chịu trách nhiệm cho những rối loạn, bất ổn và nỗi đau khổ ở Libya và Syria hiện nay nên được gửi trực tiếp đến "những nhà lãnh đạo thiển cận được bầu lên một cách dân chủ ở Mỹ và Châu Âu". Họ chính là những người sử dụng cuộc cách mạng Mùa xuân Ả-rập để kích động sự thay đổi chính quyền trên khắp khu vực Trung Đông và xa hơn nữa.
Tờ People"s Daily online của Trung Quốc chỉ trích, lên án gay gắt Mỹ và Châu Âu về việc đã áp dụng chiến lược chính sách đối ngoại hung hăng, miêu tả đó là những chính sách "nguy hiểm và ngu ngốc".
Mỹ và Châu Âu nên xem làn sóng nhập cư ồ ạt hiện nay là lời cảnh tỉnh, tờ People"s Daily online nhắn nhủ. Đã đến lúc phương Tây phải xem lại chính sách đối ngoại của họ và rút ra bài học rằng: Đừng làm những điều mà bạn không muốn người khác làm với mình.
(theo RIA Novosti)Kiệt Linh
Theo_VnMedia
Tiêm kích đắt giá F-35 thua "máy bay bà già" khi không chiến Trong một cuộc thử nghiệm, chiến đấu cơ tàng hình F-35, vũ khí đắt đỏ nhất của quân đội Mỹ, tỏ ra yếu thế trước tiêm kích F-16 được sản xuất 40 năm trước. Tiêm kích F-35 (dưới) bộc lộ nhiều điểm yếu khi đối mặt với F-16 (trên). Ảnh: Air Force Trong một trận không chiến giả định diễn ra tại khu...