Chiếc bánh chưng nhỏ
Sáng 28 Tết, thấy con gái nhỏ cầm trên tay chiếc bánh chưng tí hon còn đang bốc khói, bao nhiêu kỷ niệm xưa cũ, khi mình còn ở lứa tuổi trẻ con, lại ùa về.
Dĩ nhiên là bánh chưng nhỏ hàng ngày thì chẳng có gì đặc biệt cả. Hàng sáng, ở đường phố Hà Nội, người ta vẫn bán cho những người vội vàng, không kịp vào trong quán để thành thơi thưởng thức một bát phở nóng hổi. Nhưng với tôi, ở thời điểm Tết này, ở mái nhà xưa này, cảm giác thật bùi ngùi khó tả.
Quê tôi ở xã Vũ Vinh, huyện Vũ Thư, tỉnh Thái Bình. Nhớ ngày đấy, cách đây đã hơn 15-20 năm, mỗi khi ông, bố, các chú gói bánh chưng là mấy đứa cháu lại đứng, ngồi lâu nhâu bên cạnh xem. Những chiếc bánh chưng để cúng, để biếu, nên dĩ nhiên, chưa nói đến việc phải có vị rất ngon, “ngoại hình” của chúng luôn được chăm chút tỉ mỉ. Chính vì vậy, gói chúng là những người lành nghề nhất, những người đã trải qua rất nhiều “mùa” bánh chưng. Những chiếc lá dong dành cho chúng cũng là những “phiên bản” lá đẹp nhất có thể có: To, dày, xanh mướt. Và dĩ nhiên, những thợ học việc như lũ trẻ con chúng tôi chưa thể “mơ” đến việc được “chế tạo” những chiếc bánh này.
Bánh chưng nhỏ trong… tương quan với bánh chưng to.
Sân chơi của chúng tôi nhỏ hơn, đỡ phức tạp hơn. Đó chính là những chiếc bánh chưng con- những chiếc bánh chỉ nhỏ bằng 1/4 chiếc bình thường. Nói theo cách của những người mê bóng đá Anh, bánh chưng to là giải Ngoại hạng Anh; còn bánh chưng con chính là Carling Cup hay FA Cup- nơi dành để rèn rũa những cầu thủ trẻ.
Mãi sau tôi mới nghiệm ra thêm ý nghĩa này của những chiếc bánh chưng con (còn trước chỉ nghĩ bánh chưng con dĩ nhiên là chỉ để cho trẻ con ăn). Đó phải chăng là cách để cho trẻ con chúng tôi quen dần với kỹ thuật gói bánh chưng. Bởi lẽ, gói bánh chưng dĩ nhiên không chỉ là cho gạo nếp, đỗ xanh, thịt, hành vào rồi gói lại. Phải có khuôn, phải cắt là dong vuông vắn, phải gấp lá khi vào khuôn để sau đó chiếc bánh có ngoại hình trông thật bảnh bao!
Nhờ có những chiếc bánh chưng con mà trẻ con chúng tôi – và có lẽ là các ông, các chú ngày xưa khi bằng tuổi chúng tôi hồi đó cũng vậy- được bước chân vào “sự kiện” một năm chỉ diễn ra một lần này. Với tay nghề còn non kém, dễ hiểu là có thể những chiếc bánh chưng con xộc xệch, chả vuông vắn, thậm chí còn… lòi gạo ra ngoài vì “mặc áo” dong không đúng cách. Nhưng đó là thành quả đầu tiên, nên chúng tôi ai cũng phấn khích. Nhờ những lần thực tập ấy, mà dần dần chúng tôi đã trở thành những chuyên gia gói bánh chưng thực sự- như ông, như bố, như các chú.
Video đang HOT
Con gái nhỏ thưởng thức chiếc bánh chưng nhỏ.
Tôi vẫn không thể quên được cái cảm giác trẻ con ngày xưa của bản thân mình: Sung sướng, mãn nguyện một cách rất… trẻ con khi cầm trên tay chiếc bánh chưng con còn nóng hổi- thành quả hơi bị vất vả của mình. Và rồi, như một “đặc quyền đặc lợi”, chúng tôi được bóc chiếc bánh ăn ngay (sau khi đã bày những chiếc bánh chưng to để cúng tổ tiên). Bánh chưng lúc mới nấu xong, có lẽ là ngon nhất- nóng, ngậy, thơm lừng (còn bánh chưng để mấy ngày mới ăn xong thì thực sự chán- khô khốc, lạnh lẽo).
Nhìn thấy con gái (năm nay mới lên 5 tuổi), háo hức cầm chiếc bánh chưng tí hon, hào hứng cầm thìa xúc ăn, tôi bỗng bồi hồi nhớ lại ngày xưa. Chắc chắn rồi, lớn lên chút nữa, con sẽ ngồi cùng ông, cùng bố và gói những chiếc bánh chưng con, những chiếc bánh chưng đầu đời để tiếp nối một truyền thống đầy ý nghĩa.
QUẾ CHI
Theo laodong
Cách làm bánh chưng ngày Tết của nhóm bạn 9X Nha Trang
Với mong muốn tìm lại ký ức về ngày Tết xưa cũ, Đỗ Tuấn, chàng trai 9X đến từ Nha Trang (Khánh Hòa) đã lên ý tưởng cùng bạn bè tự tay gói những chiếc bánh chưng truyền thống.
Mỗi năm, cứ đến dịp cận Tết Nguyên đán, nhóm mình lại lên ý tưởng tổ chức gói bánh chưng. Năm nay đặc biệt hơn bởi chúng mình có thêm nhiều thành viên mới cùng chung suy nghĩ và sở thích tham gia.
Để làm bánh chưng, bạn phải chuẩn bị các nguyên liệu bao gồm đậu xanh tách vỏ, thịt ba rọi hoặc thịt heo nửa nạc nửa mỡ, lá dong. Trước khi làm bánh chưng, bạn sẽ phải tiến hành ngâm nếp và đậu xanh. Sau một đêm, bạn vớt nếp ra, để ráo nước, rắc 1, 2 muỗng muối vào trộn đều. Đậu xanh cũng thực hiện tương tự. Đối với thịt, bạn ướp cùng muối, tiêu và đường.
Lá dong lựa chọn là lá bánh tẻ, nghĩa là lá không được quá già hoặc quá non. Trước khi gói bánh, bạn cần ngâm lá với nước chừng 30-45 phút, sau đó dùng khăn mềm để cọ rửa hai mặt cho sạch và dựng lên đợi ráo nước. Bạn nên dùng khăn và sạch lau lá cho thật khô, cắt bớt gân cho lá mềm, dễ gói.
Để bánh vuông và đẹp hơn, bạn cần chuẩn bị một chiếc khuôn làm bánh. Một chiếc bánh sẽ dùng đến 4 lá dong. Bạn xếp lá dong vào trong khuôn, gấp mép để tạo đường nếp cho lá. Tiến hành thao tác tương tự cho 3 miếng lá còn lại. Sau đó đặt 4 lá xuống dưới khuôn rồi đổ nếp lên.
Bạn rải đều nếp ở 4 góc khuôn, cho một lớp đậu xanh và đặt thịt vào giữa. Sau đó, bạn rải tiếp đậu xanh và nếp theo thứ tự. Lượng nếp và đậu xanh ở trên và dưới phải đồng đều nhau.
Cuối cùng, bạn gói bánh và dùng dây buộc lại. Lưu ý, bạn không nên buộc quá chặt vì khi nấu nếp trong bánh sẽ còn nở ra thêm.
Trong quá trình gói bánh, một số người bạn biết thông tin qua mạng xã hội đã tìm đến, phụ giúp và cùng trải nghiệm hoạt động này cùng với chúng mình. Đó là một điều khá đáng mừng, mình thấy được đâu đó giữa những ngày kề Tết bộn bề, vẫn có những bạn trẻ, hay thậm chí cả người lớn thật sự muốn được một lần lại tự tay gói nên những chiếc bánh truyền thống.
Sau khi hoàn thành việc gói bánh, bạn đặt chúng vào một chiếc nồi lớn và đổ ngập nước. Thời gian để luộc một chiếc bánh sẽ cần nhiều thời gian. Chúng mình đã ngồi bên nhau cả đêm để đợi bánh chín.
Sáng sớm, thành quả cả ngày hôm qua của chúng mình cuối cùng cũng đã ra lò. Trong nhóm làm cùng, có người năm nào cũng gói, có người đã từng hoặc chưa bao giờ gói bánh lần nào. Điều đó không quan trọng, vui nhất là tất cả đã chung tay tự chuẩn bị nguyên liệu cần có, phân công và hướng dẫn cho nhau từng công việc.
Ai nấy cũng đều thích thú với hoạt động này, bởi nó như gắn liền trong ký ức tuổi thơ của mỗi người. Ý tưởng tự gói bánh chưng đơn giản xuất phát từ việc chúng mình muốn tìm lại cảm giác hồ hởi thời thơ ấu trong những ngày kề Tết. Lúc đó, cả gia đình được quây quần bên nhau, tự gói những chiếc bánh tét, bánh chưng trong không gian ấm áp và thiêng liêng...
Theo Zing
Cách làm bánh chưng xanh cho ngày Tết thêm trọn vẹn Bánh chưng đã không còn xa lạ với tất cả người dân Việt Nam trong ngày Tết cổ truyền của dân tộc. Mỗi dịp cuối năm nhà nhà đi mua sắm nguyên liệu để chế biến món bánh thơm ngon này để cúng tổ tiên, tuy nhiên không phải ai cũng biết cách làm bánh vừa xanh vừa ngon. Vậy hôm nay hãy...