Chiếc bàn học của nữ sinh cấp 3 làm nổi lên tranh cãi
Chiếc bàn học này được nữ sinh gọi là nơi đem đến “cảm giác an toàn” song nó lại khiến phụ huynh cảm thấy vô cùng khó hiểu.
So với nam sinh, các nữ sinh thường tinh tế hơn, điệu đà hơn và biết chăm chút cho mọi thứ hơn. Sự chú trọng đến chi tiết này của họ có đôi khi thể hiện ở cả những thứ chẳng mấy ai để tâm như… bàn học ở lớp.
Mới đây, chiếc bàn học của một nữ sinh Trung Quốc đã bất ngờ viral và trở thành tâm điểm bàn tán trên MXH. Nữ sinh gọi chiếc bàn này là “bàn học mang lại cảm giác an toàn”. Hai từ “bàn học” và “cảm giác an toàn” đặt cạnh nhau khiến không ít phụ huynh cảm thấy khó hiểu: Bàn học là nơi để ngồi học chứ có phải giường trong ký túc xá đâu mà cần an toàn với không an toàn. Và khi được diện kiến cận cảnh chiếc bàn, phụ huynh càng ngơ ngác hơn. Thậm chí không ít người phải thốt lên: “Thế này mà gọi là bàn học à?”.
Chiếc bàn được nữ sinh gọi là “bàn học mang lại cảm giác an toàn”.
Các góc dù nhỏ nhất đều được nữ sinh này tận dụng để sắp xếp các món đồ to nhỏ khác nhau.
Theo đó, nữ sinh cấp 3 này đã bố trí lại hoàn toàn chiếc bàn học ở lớp. Bình thường bàn học chỉ có sách vở bút thước, nói chung là đồ dùng học tập, cùng lắm là thêm chút đồ ăn vặt trong ngăn bàn. Thế nhưng, bàn học của nữ sinh này thì không, bạn gọi nó là ngôi nhà mini khéo chẳng sai. Trong không gian có hạn của chiếc bàn học, nữ sinh này đã xếp 1001 thứ, mỗi thứ đều có vị trí cố định, muốn sử dụng cái gì cũng có thể tìm thấy ngay. Và theo nữ sinh, đó chính là lý do vì sao cô gọi bàn học của mình là “bàn học mang lại cảm giác an toàn”.
Về phần trên bàn có gì ư? Ngoài sách giáo khoa, bài kiểm tra, vở bài tập thì còn có đồ trang trí, thú bông, gương nhỏ, khăn choàng, ảnh, sticker, ly nước, thậm chí có cả một vách ngăn đặc biệt để tránh ly nước vô tình bị đổ, có thể nói để đảm bảo cảm giác an toàn đến cùng.
Để mọi người tiện theo dõi, nữ sinh thậm chí còn làm sơ đồ chú thích vị trí và tác dụng từng món đồ.
Không chỉ có sách vở hay đồ dùng học tập, nữ sinh còn có cả xe để… đồ ăn vặt, gối, dao, thớt…
Sau khi loạt hình ảnh về chiếc bàn này được đăng tải, cư dân mạng đã nổ ra những tranh cãi kịch liệt. Bên cạnh những nữ sinh tỏ ra thích thú và cho biết sẽ học hỏi để áp dụng cho bàn học của mình thì cũng có không ít ý kiến “ném đá”, cho rằng cách bày trí của nữ sinh là hết sức vô nghĩa, làm thế chỉ tốn thời gian, ảnh hưởng đến việc học tập mà thôi.
- Bạn nữ này có thể không phải người học giỏi nhất lớp nhưng ít nhất cũng có thể thấy bạn ấy là một cô gái tinh tế và yêu đời. Chẳng có gì sai khi theo đuổi sự thoải mái cả, thoải mái thì mới an tâm học tập chứ.
- Góc học tập xinh ghê, quan trọng là gọn gàng nữa.
- Tôi mà là giáo viên thì tôi dẹp cái bàn này đi lâu rồi, trông vướng víu, có khi còn ảnh hưởng đến các bạn khác.
- Ở lớp thì lo mà học, chứ ngồi cả ngày sắp xếp mấy thứ này thì thời gian đâu học hành ôn luyện?
Còn bạn, bạn nghĩ sao về chiếc bàn học này?
Khung cảnh nam sinh ngồi thất thần giữa phòng khách lúc 23h đêm gây tranh cãi kịch liệt
Đã có chuyện gì xảy ra với nam sinh này?
Mới đây, mạng xã hội rần rần trước bài đăng của một người mẹ Trung Quốc về cậu con trai của mình. Được biết, con trai của cô đang học cấp 3. Ngày nào cũng vậy, nam sinh đều ra khỏi nhà lúc 6 giờ sáng để đi học, và chỉ về nhà sau khi kết thúc tiết học thêm cuối cùng, thường là vào lúc 11 giờ tối.
Trong một lần vô tình check camera, người mẹ thấy được khoảnh khắc con mệt mỏi về nhà sau khi kết thúc một ngày học tập. Theo đó, vừa mở cửa ra, cậu mệt mỏi nết từng bước chân đến ghế sofa rồi ngồi xuống. Khuôn mặt cậu hiện rõ sự mệt mỏi, ánh mắt trống rỗng, dường như ngay cả việc suy nghĩ cũng trở nên xa xỉ. Khoảnh khắc này khiến người mẹ vô cùng xót lòng vì thương con, đồng thời, cô cũng hiểu ra được nhiều điều.
"Mỗi ngày con thức dậy lúc 6 giờ sáng để đi học, tới 11 giờ đêm mới về đến nhà, nhìn con bước vào nhà, ném cặp sách xuống đất, tựa vào ghế sofa như một quả bóng da đã bị xì hết hơi, tôi bỗng nhận ra có nhiều điều thực ra không quan trọng đến thế.
Mỗi người đều có điểm mạnh và yếu của mình, học không giỏi không có nghĩa bạn không tốt. Mỗi đứa trẻ đều là một hạt giống, chỉ là thời gian đơm hoa, kết trái là khác nhau mà thôi. Chúng ta đều là những người bình thường, hãy bình tâm chấp nhận sự bình thường, thậm chí là tầm thường của con cái, tạo dựng môi trường gia đình tốt để con cái có thể an toàn và hạnh phúc lớn lên. Thời gian con cái ở bên chúng ta thực sự rất ngắn ngủi, vì thế xin hãy trân trọng những khoảnh khắc tuyệt vời khi được ở bên con, kiên nhẫn thêm một chút, bớt đi những lời mắng ", người mẹ chia sẻ.
Đoạn video nam sinh ngồi mệt mỏi trên sofa thu hút hàng triệu lượt xem.
Nam sinh mệt mỏi sau khi hoàn thành buổi học thêm cuối cùng trong ngày và về nhà lúc 23h đêm.
Có thể thấy, học sinh ngày nay ai cũng có một lịch trình học tập dày đặc từ đầu tuần đến cuối tuần. Các bạn không chỉ đối mặt với hàng tấn kiến thức nặng nề mà còn phải cân đối với cả việc theo đuổi đam mê và thực hiện những kỳ vọng của gia đình.
Các bạn học sinh phải thể hiện khả năng của mình thông qua hàng loạt các kỳ thi, từ kiểm tra định kỳ đến các kỳ thi quan trọng như thi vào 10, thi đại học... Điều này khiến họ không còn thời gian cho bản thân, giấc ngủ đủ 8 tiếng vì thế cũng trở nên xa xỉ hơn bao giờ. Sự áp đặt từ người lớn và xã hội về hình ảnh "con nhà người ta" càng làm tăng thêm áp lực cho thế hệ trẻ.
Sự phát triển của công nghệ thông tin cũng vô tình gia tăng sức ép này. Học sinh không chỉ học trong lớp mà còn phải tiếp tục học online ở nhà, tham gia vào các khóa học thêm và tự học qua internet. Họ phải tự quản lý thời gian của mình một cách hiệu quả để kịp hoàn thành mọi deadline, nhưng không phải ai cũng có khả năng làm được điều này một cách dễ dàng.
Áp lực trở nên quá lớn tới mức nhiều học sinh cảm thấy mệt mỏi, kiệt sức và không còn hứng với việc học. Họ bắt đầu nghi ngờ về bản thân trong hành trình đạt được mục tiêu. Căng thẳng và lo âu không chỉ ảnh hưởng tới thành tích học tập mà còn tác động tới sức khỏe thể chất và tinh thần.
Làm sao để giảm thiểu áp lực học tập cho học sinh?
Đối diện với tình hình này, cần có sự can thiệp kịp thời từ nhà trường, gia đình và chính sách giáo dục để hỗ trợ học sinh giảm bớt áp lực. Phổ biến việc học cách quản lý căng thẳng và thời gian, thiết lập mục tiêu học tập hợp lý, gia tăng hoạt động thể chất và nghệ thuật, cùng với việc tạo điều kiện để học sinh có thể thảo luận và chia sẻ mối quan ngại của họ là những bước quan trọng đầu tiên. Chú trọng phát triển giáo dục toàn diện và linh hoạt, không chỉ nhấn mạnh vào kết quả học tập mà còn chú ý đến sự phát triển cá nhân, sẽ tạo ra một thế hệ học sinh khỏe mạnh hơn, cả về mặt tinh thần và thể chất.
Cần có những biện pháp để giảm thiểu áp lực học tập cho học sinh.
Dưới đây là một số biện pháp để giảm thiểu áp lực học tập cho học sinh:
1. Tổ chức hoạt động ngoại khóa: Tham gia các câu lạc bộ, thể thao, nghệ thuật có thể giúp học sinh thư giãn và phát triển các kỹ năng mềm.
2. Thiết lập mục tiêu hợp lý: Giáo viên và phụ huynh nên giúp học sinh đặt ra mục tiêu học tập thực tế, tránh gây áp lực quá lớn.
3. Khuyến khích học sinh lên kế hoạch học tập: Biết cách tự quản lý thời gian giúp học sinh cảm thấy kiểm soát công việc học của mình tốt hơn.
4. Tổ chức các buổi hướng dẫn hướng nghiệp: Hiểu rõ hơn về các con đường sự nghiệp có thể giúp học sinh định hướng tương lai, giảm bớt áp lực phải chọn đúng ngay từ lần đầu.
5. Phản hồi tích cực và xây dựng lòng tự trọng: Phụ huynh và giáo viên nên tập trung vào việc động viên, khen ngợi sự nỗ lực hơn là chỉ trích chỉ dựa vào kết quả.
6. Cung cấp hỗ trợ học thuật khi cần: Gia sư, nhóm học tập, hoặc các chương trình hỗ trợ có thể giúp học sinh vượt qua khó khăn trong học tập.
7. Thúc đẩy giao tiếp giữa phụ huynh và con cái: Một môi trường gia đình cởi mở cho phép học sinh chia sẻ cảm xúc và lo lắng của mình.
8. Giáo dục đa dạng hóa và linh hoạt: Thay đổi cách tiếp cận giáo dục để nó phù hợp với nhu cầu và phong cách học của từng cá nhân.
Những phương pháp này có thể giúp học sinh quản lý tốt hơn áp lực học tập và phát triển một cách toàn diện, từ đó cải thiện chất lượng cuộc sống học đường và bảo vệ sức khỏe tinh thần của họ.
Chiếc áo phơi trong KTX của nữ sinh khiến hàng triệu người bùng nổ tranh cãi Một chiếc áo mà mang đến rất nhiều bài học. Cuộc sống đại học - một hành trình đầy màu sắc và chông gai, không chỉ là nơi mở rộng kiến thức mà còn là lò rèn luyện để mỗi chúng ta trưởng thành hơn từng ngày. Tại đây, qua mỗi buổi học trên giảng đường, mỗi dự án nhóm, hay thậm chí...