Chiếc áo vừa vặn
Hạnh phúc như chiếc áo, chớ mê áo đẹp mà chật, chớ tham áo rộng mà kệch cỡm, chọn được chiếc áo vừa vặn với mình mới là khôn khéo.
Chị Hạnh về thị xã nhỏ này sống đã gần mười năm. Nhịp sống ở đây nhẹ nhàng, vừa vặn với những điều chị từng mong muốn. Không khí trong lành, giao thông thuận tiện, cơ sở hạ tầng và mọi nhu cầu thiết yếu của đời sống đều đầy đủ. Ngày chị cùng anh bỏ thành phố với những cơ hội phát triển nghề nghiệp để lên đây sinh sống, bạn bè ai cũng can ngăn.
Họ nói hai người chẳng khác gì đôi đũa lệch, chị hơn anh về mọi mặt, lấy đâu chẳng được chồng giàu, cớ sao phải theo anh về nơi chán ngấy đó. Chị chỉ mỉm cười không một lời giải thích, mải bận bịu nắm níu lấy hạnh phúc của mình.Mà hạnh phúc thì như chiếc áo, chớ mê áo đẹp mà chật, chớ tham áo rộng mà kệch cỡm, chọn được chiếc áo vừa vặn với mình mới là khôn khéo. Chị chọn lựa hạnh phúc giản dị bởi biết nó lâu bền. Những thứ màu mè hoa mĩ chắc gì đã hợp với chị.
Anh minh hoa
Vốn trầm tính, ưa cuộc sống bình lặng lại đam mê nghệ thuật nên chị cần một bến bờ đủ bình yên để neo đậu tâm hồn. Suy cho cùng, dù thật khó để định nghĩa được chính xác hạnh phúc là gì, nó có thể bình dị hay mờ ảo cao siêu, có thể gần cũng có thể rất xa xôi. Nhưng chắc chắn hạnh phúc cũng là thứ cần liệu cơm mà gắp mắm.
Mỗi sáng thức dậy, chị đều thấy lòng thảnh thơi, hít thật căng bầu không khí trong lành là thấy mình đã có nguồn năng lượng cho cả một ngày dài. Nhà nằm gần sông đón hướng gió thổi vào mang cả hương phù sa đồng bãi, hương phấn ngô, mật mía, mạ non…
Thấu hiểu công việc của một người viết văn, nên phòng làm việc của chị được anh thiết kế rộng rãi thoáng đãng nhất. Tuy nội thất không cầu kỳ sang trọng nhưng đủ để chị thấy mình được nâng niu.
Video đang HOT
Một kệ sách độc đáo, không chỉ để chị lưu giữ tác phẩm của mình và bạn viết mà còn là kho sách hay mà anh đã giúp chị tìm mua ở khắp nơi. Trong phòng lúc nào cũng có hoa tươi và những bản nhạc hay luôn chờ chị đánh thức.
Bên ngoài là tiếng chim líu lo trong vắt, cây vú sữa tròn mười năm đơm cành kết nụ giờ đã ra trái ngọt, thứ trái cây chị thích nhất nên anh tự tay trồng. Chợ thì rất gần, đi từ đầu đến cuối chợ là gần gũi được bao nhiêu phận người giữa chốn bán mua.
Anh bảo, chỉ riêng một góc chợ nhỏ thôi cũng đủ chất liệu đời sống để chị trải lòng trên trang viết cả đời. Thỉnh thoảng, anh lại đưa chị ra sân ga để bắt đầu cho một chuyến đi thực tế xa xôi.Chị yên lòng vì biết ở nhà luôn có người ngóng đợi. Và dù có vắng người phụ nữ trong nhà vài ba tuần thì bếp cũng sẽ không nguội lạnh, các con vẫn luôn có cơm nóng canh ngọt. Tối vẫn có người hát ru cho đứa nhỏ, kể chuyện cổ tích cho đứa lớn và không quên chăm bẵm, tưới tắm vườn cây nhỏ của chị trên ban công. Anh đã vì chị mà hy sinh, tin tưởng mà chờ đợi. Chị đủ thông minh để biết hạnh phúc ấy không phải người phụ nữ nào cũng may mắn có được…
Thực ra, chị không có gì nhiều để vứt bỏ khi rời thành phố. Những thứ chị có khi đó vốn không phải là thứ chị cần, nên chẳng luyến tiếc gì. Chính anh mới là người vì chị mà lặng lẽ lên kế hoạch xây dựng một tương lai yên ấm. Anh chị cùng quê, tuy nhiên khoảng cách giữa hai nhà cũng khá xa. Biết tính chị nặng tình nặng nghĩa nên anh chọn thị xã là trung tâm để sau này tiện qua lại chăm nom bố mẹ hai bên.
Trong giấc mơ chị từng kể cho anh, mỗi sáng anh chị dậy sớm, dạo quanh những con đường nhỏ ngắm phố trở mình trong trẻo lúc tinh mơ. Khi anh đi làm thì chị ở nhà chợ búa, rồi chìm đắm trong thế giới ngôn từ bên trang viết, bên những cuốn sách hay. Anh sẽ về cùng chị vào bếp nấu những bữa cơm, chị vo gạo anh nhặt rau, chị thích ăn món xào anh hay ăn món luộc, bữa cơm nào cũng ăm ắp tiếng cười. Tối đến có thể đi dạo hoặc chia lịch ghé chơi nhà bố mẹ hai bên.
Rồi sẽ có con, mọi thứ khác đi một chút nhưng chẳng có gì xáo trộn nhiều. Với chị, hạnh phúc nhất là được ở gần người thân. Người xưa vẫn nói đó thôi: “Có con mà gả chồng gần/ Có bát canh cần nó cũng mang cho”. Ấy là chưa kể lúc ốm đau, lúc sinh đẻ có cha mẹ, anh em kề bên cũng đỡ phần vất vả, cũng đỡ thấy tủi thân.
Theo Phunuvagiadinh
Chồng đòi chia từ 3.000 đồng gửi xe khi vợ đi viện
Chị có thể hiểu được khi anh tính toán từ cái tăm, cọng hành... nhưng đến cả khi chị ốm đau anh vẫn thế thì chị còn cố gắng vì điều gì.
Chị Phương lấy chồng khi anh Lâm đã qua một đời vợ. Làm 'tập 2' của chồng nhưng chị nghĩ chuyện gì là quá khứ thì sẽ không nhắc tới nữa. Song với anh Lâm dường như quá khứ vẫn hiện hữu trong cuộc đời anh. Dù không mấy khi nhắc tới vợ cũ nhưng mọi hành động của anh Lâm đều có ý dè chừng kiểu không biết có đi với nhau đến cuối con đường hay không.
Điển hình nhất của việc này là ngay khi cưới anh Lâm tuyên bố dù sống chung nhưng tiền ai người nấy tiêu, mọi phí sinh hoạt chung đều chia đôi. Anh nói rõ: 'Anh không phải là người hẹp hòi gì, trước đây anh cũng chưa từng làm thế nhưng cuộc đời đã dạy anh sòng phẳng ngay từ đầu là hơn'. Chị dù sốc nhưng biết anh làm thế vì sau khi chia tay người vợ đầu anh bị đuối lý khi chia tài sản chung và đến tận giờ anh vẫn vô cùng cay cú chuyện đó. Chị có tranh cãi lại với anh nhưng vô ích, anh nói là dù thế nào anh cũng không thay đổi quyết định. Vừa mới kết hôn chị cũng chẳng thể nào lại cắp quần áo ra đi, đành chấp nhận.
Từ đó thì đầu óc chị không thể nào yên tĩnh được nữa vì hôm nào cũng có bài toán chi tiêu được đặt ra. Anh cũng sợ chị khai khống nên nói ngày nào chia tiền ngày đó, chứ không đợi đến cuối tháng cộng tổng rồi mới chia như cách của chị. Lương của anh được 15 triệu, lương chị 5 triệu nhưng anh không quan tâm ai nhiều, ai ít bởi ai có nhiều người ấy hưởng nhiều không nên ghen tị.
Ảnh minh họa
Hôm nay, chị đi chợ hết 150 ngàn, anh đưa 75 ngàn. Có hôm chị nói đi chợ hết 250 ngàn, anh còn hỏi chi tiết từng món bao nhiêu và bảo sao thịt lại mua đắt thế, bình thường anh mua giá chỉ bằng 2/3 mức đó. Bởi vậy, anh quyết định anh sẽ là người đi chợ. Đến nước này chị cũng tặc lưỡi, ừ thì càng nhàn thân.
Thế nhưng, khi nào anh đi chợ thì chị không thể biết nấu món ăn như thế nào, vì ngày nào cũng chỉ có thịt lợn ba chỉ và mớ rau muống. Chị nín nhịn đến 1 tuần thì không thể chịu đựng hơn được nữa. Chị bảo với chồng, nếu anh thích sòng phẳng như thế thì ai đi chợ và nấu gì người đó tự ăn, chị không thể chịu đựng được 'thực đơn' của anh.
Anh Lâm bỗng nổi giận: 'Em nói thế thì còn gì là vợ chồng nữa, khác gì 2 kẻ thuê chung nhà trọ'. Chị chỉ muốn xách quần áo bước ngay ra khỏi cái nhà có người chồng tội nợ ấy. Nhưng chị nhớ tới lời khuyên của mẹ, con gái lấy chồng phải chịu đựng, như mẹ chị đã phải chịu đựng bố chị với những trận say bí tỉ, những lần nhiếc móc, đánh đập gần như một đời làm vợ.
Mẹ chị đã chịu đựng được thì lý gì chị lại không? Anh Lâm tuy thế nhưng có cái nhà to, rộng, chị không tính toán lấy anh để được cái nhà nhưng dù sao giờ lại bắt đầu với cái nhà trọ và cuộc sống như cũ thì chị cũng không muốn.
Ngậm bồ hòn làm ngọt chị lại tiếp tục ăn cơm thịt ba chỉ qua ngày. Có ngày nghĩ tủi nhục chị vừa ăn vừa khóc. Về phía Lâm anh cũng chưa từng có hành động gì xấu khác, trừ việc chi tiêu hà tiện và chia đôi mọi khoản chi chung.
Cho đến một hôm chị bị đau bụng, phải vào viện lúc nửa đêm. Anh Lâm cũng sốt sắng đưa vợ vào viện khiến chị có phần cảm động. Anh quan tâm, săn sóc còn hơn bất cứ ông chồng nào khác. Chị nghĩ thì thôi coi như mình được bù lại phần nào ở người chồng tốt. Chị được về nhà ngay sau đó
Đang nằm thiu thiu trên giường, bỗng thấy chồng chị đi vào, anh bảo: 'Hôm nay tiền viện phí hết 280 ngàn, 3 ngàn gửi xe, em đau bụng nhưng là vợ anh nên anh vẫn chi một nửa, em đưa anh 141.500 đồng. Gần 12 giờ đêm rồi để anh chốt sổ'. Chị chết lặng với màn tính toán rạch ròi của chồng.
Chị có thể hiểu được khi anh chia với chị từ cái tăm, cọng hành... nhưng đến ngay cả khi chị ốm đau anh cũng chẳng buông tha với bài toán chi tiêu chuẩn xác đến từng trăm lẻ như thế thì chị còn cố gắng vì điều gì. Cuộc đời chị không thể để bị tù đày trong những con số như thế.
Ý nghĩ thoáng qua nhưng chị hành động rất nhanh. Chị từ từ ngồi dậy lấy ví, đưa tiền và nói với chồng: 'Lần này em đau bụng, không liên quan đến anh nên em sẽ chịu mọi phí thanh toán. Em gửi anh 300 ngàn, anh cứ giữ lại tiền thừa. Em sẽ không ngồi đây đợi vì khi anh chết, ai sẽ chia tiền quan tài với em. Coi như chúng ta chưa từng có cuộc hôn nhân này. Em sẽ đi ngay ngày hôm nay'. Mặt Lâm thoáng tái đi nhưng anh vẫn giữ bình tĩnh phân trần rằng anh làm thế chỉ vì muốn giữ một mối quan hệ lâu dài.
Cho đến khi chị kéo va-li ra khỏi nhà anh mới tin là chị làm thật. Anh đứng ở bậc thềm khóc lóc và xin chị tha thứ, anh sẽ hủy luật đã đưa ra. Nhưng chị quả quyết không quay đầu lại, lời xin lỗi này đã quá muộn rồi.
Theo Tinngan
Ngán ngẩm khi sếp "đo lọ nước mắm, đếm củ dưa hành" Càng ngày tôi và mọi người trong công ty càng ngán ngẩm về thói keo kiệt của sếp. Dần dần, tinh thần làm việc của nhân viên ngày một sa sút Tốt nghiệp xong, tôi về quê làm kế toán cho một công ty tư nhân. Các anh chị nhân viên ở công ty thì thoải mái, vui vẻ và tạo điều kiện...