Chiếc áo phơi trong KTX của nữ sinh khiến hàng triệu người bùng nổ tranh cãi
Một chiếc áo mà mang đến rất nhiều bài học.
Cuộc sống đại học – một hành trình đầy màu sắc và chông gai, không chỉ là nơi mở rộng kiến thức mà còn là lò rèn luyện để mỗi chúng ta trưởng thành hơn từng ngày. Tại đây, qua mỗi buổi học trên giảng đường, mỗi dự án nhóm, hay thậm chí là những cuộc giao lưu, sinh viên được học cách đối mặt với thử thách, học cách tự lập và tự chịu trách nhiệm cho quyết định của mình.
Mới đây, một nữ sinh sinh năm 2002 – sinh viên tại một trường đại học tại Trung Quốc, đã khiến cộng đồng mạng dậy sóng khi kể lại câu chuyện của mình. Theo đó, khi mới lên đại học, vì không có khả năng quản lý tài chính, cô đã tiêu hết một nửa số tiền sinh hoạt phí được bố mẹ chu cấp chỉ trong 1 kỳ chỉ để… mua một chiếc áo khoác vải len. Có rất nhiều lý do để nữ sinh “xuống tay” mua chiếc áo này, một phần vì mùa đông sắp đến, phần khác là vì các nữ sinh trong lớp lúc nào cũng rôm rả bàn tán nên mặc gì vào mùa đông để vừa đẹp vừa ấm áp. Vì muốn thể hiện bản thân, nữ sinh quyết định cũng sắm cho mình một chiếc áo “trendy”.
Trong một lần đang lướt mạng xã hội, cô tình cờ thấy chiếc áo khoác hợp gu mà mình đang tìm kiếm bấy lâu. Vậy nên, cô đã quyết order chiếc áo này với giá 3.000 nhân dân tệ (hơn 10 triệu đồng). Được biết, số tiền này bằng một nửa số tiền sinh hoạt phí của cô gái.
Nữ sinh đã dành một nữa số tiền sinh hoạt để mua chiếc áo.
Tình toán một chút, nếu một học kỳ học được tính là 4 tháng, nửa số tiền sinh hoạt phí là 3.000 nhân dân tệ (hơn 10 triệu đồng), điều này nghĩa là cô gái đã tiêu khoảng 6.000 nhân dân tệ (hơn 21 triệu đồng) trong vòng trong 4 tháng. Đây là mức sinh hoạt phí bình quân của một sinh viên đại học. Thế nhưng việc dành ra cả nửa số tiền mà mình có chỉ để mua 1 cái áo khoác, quả thực quá đắt.
Vì lần đầu khoác lên mình chiếc áo đắt tiền, nên nữ sinh này không biết vệ sinh như thế nào cho đúng, đặc biệt chất liệu chiếc áo mà nữ sinh mua rất dễ xù. Không biết điều này, nên cô bạn đã “tống” chiếc áo mới mua vào máy giặt trong KTX. Sau hơn 1 tiếng giặt, khi bỏ ra phơi, nữ sinh phát hoảng vì chiếc áo mình chưa kịp mặc đã nhăn nhúm, lông thì xù hết lên vì giặt sai cách. Vô cùng đau khi tiền bỏ ra mà chẳng được hưởng, nữ sinh sau đó thậm chí đã “nhốt” mình ở phòng và nghỉ học 2 ngày liên tiếp.
Sau khi lan truyền trên mạng xã hội, câu chuyện của nữ sinh này khiến netizen bàn luận rôm rả:
Video đang HOT
- Dám bỏ một nửa số tiền sinh hoạt phí bố mẹ cho ra để mua quần áo thì quá là lãng phí.
- Sao không tìm hiểu trước về cách giặt vậy, cái áo rõ đắt chứ có phải rẻ rúng gì đâu.
- Trời ơi, thời sinh viên mua cái áo mấy trăm thôi mình cũng đắn đo quá trời, giờ các bạn đã dám mua đứt cái áo 10 triệu.
- Nhìn cái áo mà xót ngang luôn.
Một netizen cũng chia sẻ trải nghiệm tương tự, may mắn là chiếc áo của cô nàng không đắt bằng nữ sinh trong câu chuyện.
Cách quản lý chi tiêu của sinh viên để tránh tiêu hoang
Quản lý chi tiêu luôn là một nhiệm vụ quan trọng đối với sinh viên. Để tránh tình trạng tiêu hoang và đảm bảo một cuộc sống ổn định, sinh viên cần phải xây dựng cho mình những kỹ năng quản lý tài chính vững chắc.
Đầu tiên, việc lập một kế hoạch chi tiêu chi tiết là bước không thể bỏ qua. Sinh viên cần liệt kê tất cả các khoản thu nhập và chi phí dự kiến, từ đó phân bổ ngân sách hợp lý cho từng hạng mục như học phí, tiền nhà, thực phẩm, hóa đơn tiện ích, và các khoản chi cá nhân khác. Điều này giúp họ có cái nhìn rõ ràng về dòng tiền của mình và hạn chế những khoản chi không cần thiết.
Tiếp theo, việc theo dõi chi tiêu hàng ngày cũng rất cần thiết. Ngày nay, có rất nhiều ứng dụng quản lý tài chính miễn phí giúp sinh viên ghi chép mọi khoản thu chi một cách dễ dàng và kiểm soát ngân sách của mình. Việc theo dõi chi tiêu sẽ giúp sinh viên nhận thức được thói quen tiêu tiền của bản thân, từ đó có những điều chỉnh kịp thời.
Ngoài ra, việc tiết kiệm cũng nên được coi trọng. Mỗi tháng, sinh viên nên dành ra một phần nhất định của thu nhập để tiết kiệm hoặc đầu tư. Dù số tiền không nhiều nhưng việc làm này giúp sinh viên hình thành thói quen tiết kiệm và chuẩn bị tài chính cho những kế hoạch lớn trong tương lai hoặc đối phó với những tình huống khẩn cấp không lường trước được.
Sinh viên cũng cần học cách mua sắm thông minh. Thay vì mua sắm theo cảm xúc hoặc bị ảnh hưởng bởi bạn bè, hãy cân nhắc kỹ lưỡng về giá trị thực sự và sự cần thiết của sản phẩm hay dịch vụ đó. Các kỹ năng so sánh giá, săn khuyến mãi, mua hàng giảm giá cuối mùa, hoặc mua hàng cũ nhưng chất lượng vẫn tốt, sẽ giúp tiết kiệm được một khoản đáng kể.
Cuối cùng, sinh viên không nên ngại ngần trong việc tìm kiếm sự giúp đỡ từ người khác hoặc tham gia các khóa học, workshop về quản lý tài chính cá nhân. Sự trao đổi, chia sẻ kinh nghiệm từ những người đã có nhiều kiến thức và kỹ năng trong lĩnh vực này sẽ giúp sinh viên nhanh chóng nắm bắt và ứng dụng vào cuộc sống của mình.
Quản lý chi tiêu hiệu quả không chỉ giúp sinh viên tránh được việc tiêu hoang mà còn là bước đệm vững chắc để họ vào đời sống độc lập sau này. Qua đó, sinh viên có thể dần dần hình thành được những kỹ năng và thói quen tốt để tự chủ về mặt tài chính, từng bước thực hiện được những mục tiêu và ước mơ của mình.
Thi đỗ ĐH danh tiếng, nữ sinh nhập học được 2 tháng thì nhà trường thông báo: "Em không đủ điều kiện học ở đây"
Dù đã hoàn thành hết thủ tục nhập học và dọn vào ký túc xá được 2 tháng, nữ sinh vẫn phải rời đi vì nhận được thông tin mình chưa từng đỗ vào trường này.
Sau 12 năm đèn sách chăm chỉ, mùa hè năm 2017, nữ sinh Trương Hiểu ở tỉnh Giang Tô, Trung Quốc đã đỗ vào chuyên ngành biểu diễn âm nhạc của Đại học Sư phạm Giang Tô. Ngày nhận được giấy báo nhập học, cả gia đình vô cùng hạnh phúc vì đây là một trường đại học danh tiếng của tỉnh.
Tháng 9 năm đó, bố mẹ đưa Trương Hiểu đến Đại học Sư phạm Giang Tô nhập học, thực hiện hết các thủ tục và đóng các khoản phí cần thiết theo yêu cầu của nhà trường. Cũng như các tân sinh viên khác, Trương Hiểu dọn hành lý đến ký túc xá, háo hức đón chờ những ngày tháng trên giảng đường đại học sắp tới.
Tuy nhiên, đến tháng 11, chỉ mới 2 tháng sau khi con gái nhập học, bố mẹ Trương Hiểu nhận được điện thoại của nhà trường thông báo: Trương Hiểu không đáp ứng yêu cầu của ngành biểu diễn âm nhạc, quyết định hủy bỏ tư cách sinh viên của Trương Hiểu vì không đủ điều kiện vào trường. Tin tức này như sét đánh ngang tai, khiến cả gia đình nữ sinh rơi vào hỗn loạn.
Chỉ vài ngày sau, văn bản quyết định chính thức đã được gửi về tận nhà Trương Hiểu. Trong đó ghi rõ: "Sau khi Ban tuyển sinh Đại học Sư phạm Giang Tô xem xét điều kiện tuyển sinh của sinh viên năm 2017, Trương Hiểu đã không đáp ứng yêu cầu đầu vào của chuyên ngành biểu diễn âm nhạc. Chúng tôi xác định rằng học sinh không đủ điều kiện để nhập học tại trường".
Rốt cuộc, chuyện gì đã xảy ra?
Đại học Sư phạm Giang Tô
Theo lời người phụ trách Văn phòng Tuyển sinh của Đại học Sư phạm Giang Tô trả lời với các phóng viên, nhà trường đã đã tuân thủ nghiêm ngặt các quy định liên quan của Bộ Giáo dục. Sau khi thực hiện tái kiểm tra trình độ tuyển sinh của sinh viên, xét thấy sinh viên đáp ứng được điều kiện nhập học nên nên nhà trường đưa ra quyết định hủy giấy báo nhập học của Trương Hiểu.
Cụ thể, theo "Quy định quản lý sinh viên ở các trường cao đẳng, đại học phổ thông số 41" của Bộ Giáo dục Trung Quốc, sau khi học sinh nhập học, nhà trường phải thực hiện việc đánh giá trình năng lực trong vòng 3 tháng. Việc đánh giá chủ yếu bao gồm các khía cạnh như: Thủ tục hợp lệ, sức khỏe thể chất đáp ứng yêu cầu, đầy đủ các chứng chỉ văn bằng liên quan, trình độ chuyên môn của học sinh được nhận vào các chuyên ngành đặc biệt như nghệ thuật và thể thao phải đáp ứng được yêu cầu tuyển sinh...
Nếu không đạt, sinh viên sẽ được xem là không vượt qua đợt đánh giá và bị hủy bỏ tư cách học sinh. Trường hợp nghiêm trọng, nhà trường sẽ chuyển hồ sơ cho các bộ phận liên quan để điều tra, xử lý. Thủ tục và cách thức thi lại sẽ do nhà trường quy định.
Nữ sinh nhập học được 2 tháng mới hay tin mình không đủ điều kiện vào trường (Ảnh minh họa)
Lời giải thích của nhà trường khiến phụ huynh của Trương Hiểu vô cùng bức xúc. Họ cho rằng nhà trường có nghĩa vụ xem xét trình độ của học sinh và xác nhận đủ điều kiện mới gửi giấy báo nhập học. Nếu ban đầu trường không tuyển Trương Hiểu vào, nữ sinh vẫn còn cơ hội để đăng ký vào những trường khác. Nhưng vì đã nhập học tại Đại học Sư phạm Giang Tô được 2 tháng rồi bị hủy, Trương Hiểu chỉ còn cách chờ đến đến kỳ thi tuyển sinh đại học năm tiếp theo.
Bố Trương Hiểu cũng nói thêm, sự việc bất ngờ khiến nữ sinh vô cùng buồn bã. Sau khi dọn đồ rời khỏi ký túc xá trường, Trương Hiểu về nhà và không còn tâm trạng nào để làm bất cứ việc gì khác. Phụ huynh cho rằng cô gái trẻ không nên chịu trách nhiệm về sai sót trong quy trình tuyển sinh của nhà trường. Bố mẹ Trương Hiểu sau đó đã nộp đơn khiếu nại lên Ủy ban giải quyết khiếu nại sinh viên đại học của Đại học Sư phạm Giang Tô và cơ sở giáo dục liên quan. Nhưng nữ sinh 18 tuổi khi đã đó bị lỡ mất 1 năm trước cảnh cổng trường đại học, ước mơ bước vào giảng đường lỡ dở khiến ai cũng phải xót xa.
Chú rể Gia Lai lên tiếng về đám cưới gần 900 triệu đồng gây tranh cãi Trước những luồng ý kiến trái chiều về đám cưới đắt đỏ, chú rể Gia Lai đã lên tiếng chia sẻ quan điểm của mình. Chi gần 900 triệu đồng tổ chức đám cưới Mới đây, clip bàn về chi phí đám cưới của một cặp đôi gen Z đã lan truyền trên mạng xã hội với 4,1 triệu lượt xem, 260.000 lượt...