Chia tay khi vẫn còn có thể nhìn nhau
Chia tay thôi để hình ảnh của mình không còn tiếp tục méo mó trong nhau trong khi sợi dây tình đã cạn nhưng nghĩa hãy còn.
ảnh minh họa
Anh từng hỏi ngày xưa em nói “anh chỉ cần nói nhỏ nhẹ, việc gì em cũng có thể nghe theo. Nhưng giờ sao lại không thế?”. Đúng là em đã từng nói thế và em đến giờ vẫn vậy: nhẹ nhàng, tế nhị, tử tế thì em theo. Nhưng để làm theo tất cả những gì anh đọc lệnh thì hoàn toàn khác nhau anh nhé. Đã sống với nhau 10 năm, chừng ấy quá đủ rồi để thôi ngừng duy trì mối quan hệ: ông chủ và ô sin.
Không có gì để ân hận với lựa chọn của chính em, mình yêu và cưới nhau vượt qua những dị nghị 2 bên về khoảng cách vùng miền. Sướng thì chưa thấy đâu, nhưng chua cay, mặn chát ta mang lại cho nhau cũng dày như lá vàng mùa này rơi rụng. Ngoại ở xa, nội gần đấy nhưng cũng chẳng thể giúp gì, em vẫn tự nhủ mình: không gì là không thể vượt qua khi bên cạnh có anh – người đàn ông đến với em từ năm hai đại học. Ấy vậy mà bờ vai anh chẳng đủ ấm và vững để làm nơi nương náu của mẹ con em.
Hết giờ làm, em như con quay với một núi việc từ ngoài ngõ đến trong nhà. Tay nách con, tay vò gạo, kế cạnh bên là đống áo quần giặt đấy chưa phơi. Còn anh thì lang thang quán nhậu với bạn bè, lê lết về thì cũng là khi các con đã ngủ. Bực nhưng rồi lại thương khi nghe anh thều thào “thương vợ nhất trên đời”, bởi bình thường có bao giờ anh tử tế thế đâu. Nhưng cái gì cũng một hai lần còn được, chứ cứ kéo dài dài, em chẳng còn sức mà thức, chẳng còn trí để nghe, bởi đã quá nản lắm rồi.
Lương công chức như vợ chồng mình chẳng cần nhẩm cũng biết thiếu trước hụt sau. Vậy mà anh cứ bình chân như vốn dĩ hết giờ ở cơ quan là an nhiên về nhà có người phục vụ. Trăm thứ trên đầu em khi giữa tháng chưa đóng tiền học cho con, tiền điện nước bị nhắc lại hai lần. Giá mà chỉ hít khí trời là no thì em vẫn có thể vui vẻ nước nôi đến tận tay anh. Đằng này, anh vẫn vậy, con thì một lớn, em cuồng quay với cơm áo gạo tiền.
Phận làm dâu em chưa bao giờ cất tiếng kêu than, mặc cho mẹ anh soi em từng ly từng tý. Chẳng cần biết đúng sai thuộc về ai, anh cứ thế “em chẳng biết tính mẹ anh à?”. Đã khi nào anh tự hỏi chính mình, anh đã biết và hiểu gì về vợ mà bắt em phải xăm xắp nghe theo những gì mà anh và gia đình anh nói. Chuẩn mực đạo đức, sống sao cho phải đạo, để đức cho con, không cần anh nhắc bởi mẹ ruột đã dặn em khi bước tới nhà chồng. Nhưng em biết thế nào là nhẫn nhịn và giới hạn của sự cúi mình. Thẳng cứ bẻ thành cong, câu “con, em xin lỗi” cũng có giới hạn ngày dùng của nó. Anh vô tâm khi đêm nào vợ cũng quay mặt khóc trong chăn.
Video đang HOT
Ảnh minh họa
Mệt mỏi có thừa, chán nản chẳng thiếu chi, nếp già nua theo gót buồn nơi khóe mắt, bạn bè chẳng nhận ra và em cũng lạ lẫm với chính mình. Hai chữ “hy sinh”, “cho ai” em chẳng biết gọi nó thế nào cho đúng, vì con, vì anh hay vì cái hư danh: gia đình hạnh phúc? Nhưng để được gì: quan hệ mẹ chồng, nàng dâu vẫn là muôn thưở, rường cột vợ chồng việc ai nấy làm chẳng tốt hơn quan hệ người dưng, con cái chẳng biết nghe ai khi mẹ bảo ban thì ba lại “mẹ mày biết gì đâu, cái gì ba cũng dạy”.
Sản phẩm anh “dạy” em là con người chai sạn về cảm xúc lẫn tinh thần. Khi cố gắng hâm nóng những gì đã nguội thì anh lại vô tư, bàng quan buông một câu “bày đặt” tựa sức nặng ngàn cân.
Em chẳng thể dạy con khi không phải là chính mình và nơi ta ở chẳng thể gọi là nhà khi thiếu ô xy cảm xúc và sự sẻ chia. Chia tay thôi khi anh vẫn có thể tới thăm con, ta vẫn còn chút nghĩa để có thể gật đầu chào nhau. Để hình ảnh của mình không còn méo mó trong nhau khi sợi dây tình đã cạn nhưng nghĩa hãy còn.
Còn thương anh, nhưng để sống tiếp thì thôi đừng bắt em đưa chân vào vùng cấm địa. Em sẽ đi tìm giá trị sống cho mình và anh cũng nên thế bước đi.
Theo Tinmoi24.vn
Về nhà vợ ăn Tết, tôi thành ô sin đúng nghĩa
Về nhà ngoại ăn Tết đối với tôi là một cực hình vì lúc đó tôi không khác một ô sin cho gia đình vợ.
ảnh minh họa
Tôi quê ở tỉnh lẻ, lấy vợ người Hà Nội. Bố mẹ tôi đều mất sớm nên hàng năm đến ngày Tết là bố mẹ vợ đều yêu cầu tôi phải đưa vợ con về nhà ngoại ăn Tết cho ấm cúng. Mỗi lần như vậy, tôi luôn có cảm giác mình không khác gì ô sincủa nhà cô ấy.
Công ty tôi làm về xuất nhập khẩu nên dịp cuối năm thường rất bận, công việc lúc nào cũng ngập đầu nhưng cứ đầu tháng Chạp là vợ tôi thu xếp quần áo, đồ đạc, giục cả nhà "di tản" sang ông bà ngoại.
Tôi nhiều lần tỏ ý muốn ở nhà mình đón Tết thì vợ tôi giận dỗi, "chiến tranh lạnh" suốt mấy ngày. Đã vậy, cô ấy còn "mách" mẹ, bà lại gọi cho tôi mắng mỏ, nói tôi coi thường nhà vợ, không biết hiếu thuận.
Về nhà vợ, tôi không có một phút nghỉ ngơi. Đi làm về chưa kịp rửa mặt, ông bà đã nhắc nhở tôi rửa đống bát đĩa trong bếp.
Ngày cuối tuần, tôi muốn tranh thủ ngủ muộn thêm chút nữa nhưng 6 giờ sáng bố vợ tôi đã gõ cửa gọi con rể dậy, xuống quét mạng nhện, lau nhà. Rồi ông bắt tôi chở lên phố Hoàng Hoa Thám mua cây cảnh chở về. Tôi bảo thuê xe ôm chở cho nhanh thì ông lại lắc đầu, sợ họ không cẩn thận làm vỡ chậu cây của ông.
Bữa cơm gia đình, bình thường không sao nhưng hễ hôm nào có khách ở lại ăn cơm, bố mẹ vợ ra sức sai vặt tôi, từ nấu cơm, rửa bát đến pha trà. Ông bà muốn người ngoài phải trầm trồ vì có chàng rể tháo vát, kiếm tiền giỏi lại biết chăm sóc vợ con chu đáo.
Thứ hai tuần trước, tôi tranh thủ giặt chậu quần áo cho cả nhà rồi đi làm. Mẹ vợ tôi thấy vậy, tháo hết rèm cửa, thảm trải sàn bảo tôi tiện tay giặt nốt, kẻo mấy hôm nữa Tết không có thời gian. Nhìn đống thảm trải sàn đó mà tôi phát chán.
Vợ tôi có động tay động chân quét cái nhà, rửa bát... là ông bà xót con, lớn tiếng nhắc nhở, nói tôi không biết thương vợ, để vợ vất vả. Bao nhiêu việc trong nhà ông bà đều bắt tôi làm thay vợ.
Mà những việc đó có nặng nhọc gì đâu, bình thường hai vợ chồng tôi vẫn san sẻ việc nhà với nhau nhưng về nhà vợ cô ấy dường như ỷ lại, không muốn làm gì ngoài việc ăn diện. Mấy ngày nghỉ Tết, tôi phải làm luôn chân luôn tay, xách đồ rồi phụ bà ngoại nấu nướng cỗ bàn cúng tổ tiên.
Chưa kể, trước Tết, ông bà ngày nào cũng nhắc tôi chuẩn bị khoản tiền lớn mua sắm, biếu xén họ hàng... Tôi làm ra tiền thật nhưng từ bé, gia đình tôi khó khăn, nên tôi luôn giữ lối sống tiết kiệm. Nhưng bố mẹ vợ tôi lại sống rất hoang phí, riêng khoản đào, quất trang trí phòng khách phải thuê loại đẹp dưới Nhật Tân, giá hàng chục triệu đồng mới vừa lòng.
Mẹ vợ tôi mà đi siêu thị lần nào cũng phải xách túi lớn, túi bé về nhà. Thực phẩm mua nhiều đến nỗi tủ lạnh hết chỗ chứa. Năm ngoái, hết Tết, số thực phẩm không dùng đến, bị ôi thiu, tôi phải gói mang đi vứt.
Tiếp đến là khoản quà cáp cho họ hàng ở quê, nhà nào cũng được 1 túi quà bánh và phong bì 1 triệu. Mà chỉ 1, 2 nhà không sao, đằng này ở quê ông bà còn mười mấy gia đình.
Tôi lựa lời bảo vợ khuyên bố mẹ tính toán cho hợp lý, Tết quan trọng ở tấm lòng, không cần thiết phải quà cáp hào phóng quá mức như vậy vì tiền quà cáp biếu xén là của vợ chồng tôi lo. Nếu tiết kiệm được thì hai vợ chồng mới có khoản tích lũy cho con.
Nghe đến đấy, vợ tôi bỗng nổi khùng lên, nói tôi keo kiệt, bủn xỉn. Cô ấy chì chiết tôi thu nhập 1 tháng 50 triệu, ông bà không đòi hỏi phải chu cấp, nuôi dưỡng mà có cái Tết cho bố mẹ vợ cũng chi li.
Bố mẹ vợ nghe con gái khóc lóc vội vã chạy sang phòng xem tình hình. Nghe con gái kể tội con rể, tôi chưa lên tiếng, ông bà đã quay sang chỉ trích tôi không biết điều, sống bạc bẽo với vợ con.
Về nhà vợ 1 tháng mà tôi thấy dài như cả năm chỉ muốn Tết qua nhanh, trở lại cuộc sống thường nhật.
Theo Vietnamnet
Mẹ chồng đay nghiến con dâu chỉ như ô-sin Mặn chát thế này cô định cho tôi chết khát đấy à? Đúng là gái quê thì làm gì cũng không nên hồn, nhà họ có số hưởng thì gặp được con dâu đảm đang chứ nhà này đúng là vô phúc mà. ảnh minh họa Từ ngày Ly về làm dâu đến nay chưa đủ 2 tháng mà cô suốt ngày bị...