Chia tay chồng cũ vì anh vô sinh, 4 năm sau gặp lại, tôi choáng váng khi anh đã dắt tay 3 đứa con, còn hỏi ngược tôi đã kết hôn và có con chưa?
Bác sĩ nói chồng cũ của tôi bị vô sinh, vậy mà mới đó, anh đã có 3 đứa con sao? Tôi sốc đến độ không thể đứng vững.
Năm nay tôi 30 tuổi, đã từng trải qua một đời chồng và hiện tại vẫn độc thân. Tôi chia tay vào 4 năm trước. Đối với tôi, đó là quyết định sai lầm. Đến nỗi bây giờ, tôi vẫn day dứt với những gì mà mình đã làm.
Tôi và chồng cũ đã từng có những ngày tháng hạnh phúc bên nhau. Chúng tôi đến với nhau bằng tình yêu. Sau khi kết hôn, chúng tôi mua được một căn nhà rộng rãi mà không cần vay nợ ai. So với những cặp vợ chồng trẻ khác, tôi và anh đã có khởi đầu thuận lợi.
Thế nhưng lấy nhau được hơn hai năm, tôi vẫn không có con. Lúc đầu, tôi nghĩ do cơ địa của bản thân nên ra sức tẩm bổ. Cho đến nửa năm sau, tôi mới khuyên chồng cũ đi khám sức khỏe. Hôm gặp bác sĩ, tôi còn chuẩn bị tinh thần rằng mình bị vô sinh.
Sau nhiều ngày suy nghĩ, tôi đã đề nghị ly hôn. (Ảnh minh họa)
Vậy mà cuối cùng, chồng cũ của tôi mới là người bị bệnh. Tinh trùng của anh bị dị dạng, dẫn đến việc không thể có con. Rời bệnh viện, chúng tôi không nói với nhau câu nào. Bởi anh biết tôi khao khát có con, còn tôi đắn đo không biết có nên tiếp tục cuộc sống hôn nhân không con cái ấy không.
Sau nhiều ngày suy nghĩ, tôi đã đề nghị ly hôn. Tôi muốn sinh con với chồng cũ mà không phải can thiệp đến y tế. Bây giờ nghĩ lại, tôi thấy mình thật ích kỷ và cạn nghĩ. Ngày ra tòa, tôi khóc rất nhiều, còn anh thì không. Anh nói với tôi: “Anh mong em chọn đúng”.
Vậy đấy, chấm dứt cuộc hôn nhân đầu tiên, tôi đã từng tìm đến những người khác nhưng không một ai cho tôi cảm giác ban đầu. Đa phần họ đều hời hợt, không như chồng cũ của tôi. 4 năm trôi qua, tôi cũng có nhiều cách để tìm hiểu về cuộc sống riêng của anh. Nhưng sợ bản thân tổn thương, tôi không dám tò mò.
Rõ ràng bác sĩ đã nói anh không thể sinh con, vậy mà mới đó, anh đã có 3 con sao? (Ảnh minh họa)
Hôm vừa rồi, tôi vô tình gặp anh trước khu vui chơi chung cư. Đợt này rảnh rỗi, tôi qua nhà anh chị để chơi với cháu, không ngờ bây giờ chồng cũ cũng sống cùng chung cư anh chị tôi ở. Lúc ấy xung quanh anh là 3 đứa trẻ, chúng đều gọi anh là bố.
Video đang HOT
Tôi sững sờ, nghĩ lại kết quả xét nghiệm 4 năm trước. Rõ ràng bác sĩ đã nói anh không thể sinh con, vậy mà mới đó, anh đã có 3 con sao? Khi tôi đang ngổn ngang với rất nhiều câu hỏi trong đầu thì anh bước đến hỏi chuyện.
Anh nói vì không có con nên anh đã nhận nuôi 3 đứa trẻ. Chúng đều bị bố mẹ bỏ rơi, không có nơi nương tựa. Bây giờ, anh chăm sóc bọn trẻ như con ruột. Tôi nghe chồng cũ nói, trái tim lại thấy rung động như những ngày đầu quen nhau. Đúng là thời gian trôi qua, nhiều thứ thay đổi nhưng sự ấm áp của anh vẫn giữ mãi.
Tôi đã nghĩ đến chuyện níu kéo anh thêm một lần nữa. Nhưng lại sợ bị từ chối và bản thân không dám đối mặt với điều đó. Nếu là các bạn, các bạn có liều lĩnh một lần nữa không?
(Xin giấu tên)
T.T.H.N
Giữ lửa hôn nhân mùa Covid-19
Thời gian ở nhà quá nhiều cùng nhau trong mùa dịch sẽ khiến nhiều gia đình gặp những căng thẳng nhất định và cãi vã không đáng có.
Vậy phải làm sao để những căng thẳng đó không làm rạn nứt tình cảm gia đình? Hãy cùng tìm hiểu những lời khuyên sau đây.
Luôn chuyện trò cởi mở
Nhà trị liệu tâm lý về các mối quan hệ Kate Moyle cho biết 'Giao tiếp chính là chìa khóa để tháo gỡ mọi thắt nút'.
Với những stress gặp phải trong thời gian này, thật khó có thể giữ những cuộc chuyện trò vui vẻ hàng ngày với vợ chồng, đặc biệt là khi bạn cảm thấy áp lực hay buồn bã. Tuy nghiên, chìa khóa để giữ gìn mối quan hệ của bạn là luôn chuyện trò một cách cởi mở và tâm sự với người bạn đời những điều tiêu cực đang diễn ra trong tâm trí mình. Người ấy chắc chắn sẽ cho bạn những lời khuyên hoặc pha trò giúp bạn giảm đi những căng thẳng.
Hãy luôn tỉnh táo và nhìn ra những căng thẳng trong mối quan hệ của hai bạn trong thời gian này chỉ là những phép thử. Coi những căng thẳng là phép thử tình cảm
Ai khi rơi vào tình trạng bị nhốt ở một nơi quá lâu với nhau, cũng sẽ xảy ra những việc căng thẳng, mệt mỏi. Nhưng hãy để tâm trí được sáng suốt và nhìn nhận mọi thứ với con mắt khách quan nhất có thể. Đừng để mình thậm chí còn không vượt qua được thử thách này.
Hãy điều hòa cuộc sống, đừng làm việc cả ngày
Bình thường khi ra ngoài, đến cơ quan làm việc, bạn luôn gặp phải những áp lực nhất định. Nhưng khi phải làm việc ở nhà, nếu bạn cứ tập trung tâm trí quá nhiều vào công việc, bạn cũng sẽ không thoát khỏi những áp lực ấy. Và thậm chí còn chút áp lực lên đầu người đối diện.
Bạn có thể làm cả năm, cả đời, đâu chỉ có lúc này, nên hãy để tâm trí được nghỉ ngơi đôi chút vào thời gian này. Hãy để đầu óc thư giãn, làm những điều mà cả hai yêu thích như nhảy nhót, hát hò, chơi cùng nhau, xem phim cùng nhau. Dĩ nhiên trong cuộc sống ngày thường không phải lúc nào bạn cũng làm được những điều đó.
Murray Blacket, một cố vấn về các mối quan hệ vợ chồng, nói: Nếu bạn phải làm việc ở nhà, hãy cố gắng thiết lập những những thời gian biểu cân bằng giữa công việc và thư giãn.
Thiết lập thói quen và thời gian biểu lành mạnh cho cả gia đình
Việc thiết lập thời gian biểu mới không chỉ áp dụng cho cá nhân bạn, mà còn nên cho cả gia đình, cho cả lũ trẻ nếu bạn không muốn gặp rắc rối với đống công việc ngổn ngang mà vẫn lôi thôi trong bộ đồ ngủ, vắt chân vắt cổ vừa làm việc vừa dọn dẹp nhà cửa.
Ví dụ bạn có thể tập thói quen cho tất cả mọi người ngồi ăn vặt, uống sữa, cafe với nhau lúc mấy giờ, mấy giờ xem phim, mấy giờ giúp con học bài,....
Cùng đặt ra những mục tiêu cho tương lai
Thời gian nay, mọi người trong gia đình có cơ hội ở bên nhau nhiều hơn và hãy nhân tiện đặt ra những mục tiêu cho cả gia đình.
Bạn có thể thảo luận về sở thích và năng khiếu của lũ trẻ và bàn về các lớp học nghệ thuật cho chúng. Hay cũng có thể lên kế hoạch về những chuyến du lịch cùng cả gia đình khi dịch bệnh qua đi.
Sắp xếp lại không gian của ngôi nhà
Bạn nên sắp xếp lại không gian ngôi nhà của mình, về góc làm việc cho cả gia đình, góc vui chơi, phòng ngủ,... Đừng biến chiếc giường thành nơi làm tất cả mọi thứ chẳng hạn.
Không lảng tránh câu hỏi của lũ trẻ về corona
Nhiều bậc cha mẹ sẽ cảm thấy chán và không buồn nói về corona nữa. Họ thậm chí lảng tránh các câu hỏi của lũ trẻ. Nhưng đừng nên như vậy, hãy giải thích cặn kẽ cho chúng. Việc này cũng sẽ giúp lũ trẻ tránh bị nhầm lẫn, lo lắng.
Đối xử thật tốt với nhau
Bất kể bạn đang ở cùng ai trong nhà, hãy đối xử thật tốt với nhau. Nó sẽ giúp mọi người giảm bớt những căng thẳng, xua tan đi những điều tiêu cực, mệt mỏi và vui vẻ ở bên nhau hàng ngày.
Đâu phải lúc nào chúng ta cũng có cơ hội ở bên nhau như này. Nên hãy tận hưởng từng giây phút bên nhau nhé.
Cải tạo sân thượng thành "vườn thượng uyển" tránh COVID -19 14 ngày là thời gian để chúng tôi vun đắp cho ngôi nhà thân yêu của mình những góc sẻ chia ấm cúng, điều mà trước đây bị bỏ lơ. Ở gia đình tôi, trong mọi hoàn cảnh chúng tôi đều có thể nhìn thấy điểm sáng, điểm tích cực, chỉ cần cả nhà bên nhau thì không điều gì là không thể...