Chia sẻ về văn hóa email, vlogger Giang Ơi nhấn mạnh đừng viết “Dear anh/chị” và 1 điều cần tuyệt đối tránh
Viết email là một trong những kỹ năng quan trọng khi làm việc. Tuy nhiên, vlogger Giang Ơi để ý thấy nhiều bạn chưa biết cách viết một email tốt, thậm chí còn “phạm sai lầm” khi viết sai tên người nhận.
Để ý thấy ở trường học, ít nơi nào học sinh sinh viên được học cách viết một cái email tốt. Email hoàn toàn khác với tin nhắn, nên không được viết email như viết tin nhắn. Một cái email nếu không thể thanh lịch thì cũng phải hiệu quả. Nếu không thể hiệu quả, thì tối thiểu là phải đúng mực. Hoàn hảo nhất là khi email ta viết ra vừa đúng mực, lại giải quyết vấn đề một cách hiệu quả, đã thế câu chữ lại còn thanh lịch, duyên dáng.
Hôm nay ngày thứ tư, vậy là có lẽ mọi người cũng vừa trải qua 3 ngày đầu tuần liên tục email qua lại. Vậy mình cũng có hứng viết về nét văn hoá rất đặc thù nhưng lại vô cùng thân quen này, tiện thể gợi ý luôn một số công thức email cơ bản, ai cần có thể lưu lại xài.
1. ĐỐI VỚI EMAIL LẦN ĐẦU GỬI CHO NGƯỜI KHÁC XIN THAM KHẢO MẪU SAU:
Chủ đề email: “Về việc (nêu ra công việc cụ thể nhưng ngắn gọn thôi)”
Chào chị A, (ghi tên cụ thể chứ đừng Dear anh/chị, và tuyệt đối không ghi sai tên người nhận)
Em là… đến từ (cơ quan/đoàn thể tương ứng). Em có được email này của chị do anh B bên công ty C giới thiệu (nêu ra hoàn cảnh có được thông tin liên lạc hoặc gợi nhắc người ta về dịp đã được gặp nay email liên hệ nói chuyện thêm). Em viết email này để (nêu ra công việc cần thảo luận, cụ thể hơn phần email title nhưng đừng có trình bày hết một cục chữ dày đặc ở đoạn này).
(Chấm, xuống dòng, sang ý khác. Mỗi đoạn một ý ngắn gọn thôi.)
Về việc A, ….
Về vấn đề B, …
Tuy nhiên, một khúc mắc có thể xảy ra là …
Vì vậy, em đề xuất mình có thể …
Bước tiếp theo, mong chị gửi em … . Nếu cần thêm thông tin, chị cứ nói với em hoặc có gì gấp chị có thể gọi em/trợ lý của em tại … (thêm một kênh liên lạc khác nhanh chóng hơn).
Mong sớm nhận được phản hồi của chị.
Cảm ơn chị,
(Tên)
2. ĐỐI VỚI EMAIL TRẢ LỜI NGƯỜI KHÁC:
Gửi chị A,
Cảm ơn email của chị. Về các vấn đề mà chị đưa ra, em xin phản hồi như sau:
Về việc X, …
Video đang HOT
Về việc Y, …
Để em có thể tiến hành …, xin chị phản hồi giúp em một số điểm như sau:
1. Câu hỏi
2. Câu hỏi
Sau khi nhận được những thông tin trên từ chị, bước tiếp theo của em sẽ là …
Mong nhận được phản hồi của chị trước ngày … để kịp tiến hành … đúng hạn.
Email này có cc anh B và bạn C đến từ phòng ban … để trả lời cho chị về vấn đề X nếu chị có thêm yêu cầu. Cảm ơn chị.
Thân gửi,
(Tên)
3. ĐỐI VỚI EMAIL DẠNG FOLLOW-UP:
Gửi chị A,
Em là … ở bên (cơ quan đoàn thể tương ứng). Em gửi chị email này xin được follow-up về việc …
Em cần chị phản hồi giúp em về vấn đề … và gửi cho em … để có thể tiến hành … trước ngày xx/xx
Email trước em đã forward phía dưới để chị tiện xem lại. File đính kèm trong email này là giấy tờ X, Y và Z.
Mong sớm nhận được phản hồi của chị.
Cảm ơn chị,
(Tên)
4. CHECK LIST ĐỂ DÒ LẠI EMAIL TRƯỚC KHI GỬI:
- Email đã giải quyết hay nêu ra được vấn đề chính một cách rõ ràng chưa?
- Đã đưa ra cho người nhận yêu cầu hành động cụ thể cho bước tiếp theo chưa?
- Tên mọi người đã đúng chưa?
- Còn ai có trong phần cc nhưng chưa được giới thiệu?
- File cần đính kèm đã đủ VÀ ĐÚNG FILE chưa?
- Nếu có đoạn nào buộc phải copy & paste, format chữ trong email đã được chỉnh sửa cho đồng nhất từ đầu đến cuối chưa?
- Còn lỗi chính tả nào không?
- Nếu đang nói đến vấn đề căng thẳng, có đoạn nào mình viết bị tập trung vào cảm xúc hay đổ lỗi mà chưa đưa ra được giải pháp?
Có một kiểu bắt nạt không phải vì bạn yếu mà vì bạn quá khác biệt?
Thế nào là bắt nạt?
Hot vlogger Giang ơi lên sóng truyền hình kể chuyện từng bị bắt nạt thời đi học, sau đó cả cô giáo chủ nhiệm lẫn bạn học đều lên tiếng. Cô chủ nhiệm nói: 'Các thành viên trong lớp ai cũng giản đơn lắm, vui vẻ và không có hiềm khích gì với nhau. 100% học sinh hạnh kiểm đều tốt.' Cô cũng cho biết mình chưa từng nghe Giang hay bố mẹ Giang phản ánh về vấn đề này, 'có lẽ bạn ấy nhạy cảm mới có suy nghĩ như vậy'. Bản thân cô và cả tập thể lớp đều 'không nhớ', 'không để ý', chỉ đến khi Giang chia sẻ thì mới biết.
Giang Ơi kể chuyện bị bắt nạt.
Trong khi đó, Zoie (Lê Việt Hà), bạn cùng lớp với Giang cho biết: Giang luôn tỏ ra là mình sinh ra trong gia đình khá giả, ngoại hình đẹp lạ, thói quen khác số đông nên mọi người không ai chơi được với Giang. Cô cho rằng 'không có một sự kiện bắt nạt kinh khủng nào cả' và Giang đang đổ lỗi cho mọi người tẩy chay, ruồng bỏ vì Giang khác biệt.
Như vậy, cả cô giáo lẫn bạn học đều cho rằng Giang không hề bị bắt nạt, tất cả vì Giang 'nhạy cảm', đổ lỗi, vì tính Giang khó ưa nên không ai chơi được với Giang.
Bạn học cũ lên tiếng phản pháo.
Tuy nhiên trong vlog cách đây 3 năm, Giang có kể lại hồi cấp 2 cả lớp chỉ có 6 người bạn chơi với cô. Những hôm bạn thân nghỉ học thì đúng là cực hình, cả giờ ra chơi cô trốn trong toilet khóc một mình. Thậm chí trong giờ thể dục chỉ có một người bạn ngồi cạnh Giang, nhưng có một người bạn khác đến thầm thì điều gì đó và người bạn kia bèn xách ghế đi ra chỗ khác ngồi.
Nếu nghĩ bắt nạt học đường chỉ có đánh đập, chửi bới, xúc phạm, lột quần xé áo nhau thì thật sai lầm. Hành vi bắt nạt gồm 4 dạng cơ bản: ngược đãi về thể chất, ngược đãi bằng lời nói, ngược đãi về tâm lý và ngược đãi trên mạng xã hội. Những đối tượng dễ trở thành mục tiêu bị bắt nạt nhất là những kẻ yếu, những người bị coi là 'lập dị', khác người hay những người có tính cách hướng nội.
Việc Giang bị tẩy chay, cô lập cũng là một dạng thức của bắt nạt. Có thể Giang hướng nội, cá tính mạnh, quá khác biệt, các bạn có thể không thích chơi với Giang nhưng việc hùa nhau cô lập, tẩy chay một người là hành vi bắt nạt rõ ràng. Giang cho biết một người bạn đã viết trong lưu bút rằng: 'Khi tao chơi với mày thì tao thấy cùng bình thường, chơi cũng được chứ không đến nỗi như bọn nó nói'.
Điều này khiến Giang ngạc nhiên vì không biết 'như bọn nó nói' là như thế nào vì họ đâu có chơi với mình thì có gì để kể về mình. 'Nếu tính cách của mình khó chịu, bạn không chơi với mình thì thôi. Thế nhưng nói sau lưng mình những chuyện không thật để lôi kéo người khác tẩy chay mình thì bạn sai rồi' - Giang chia sẻ.
Kẻ bắt nạt rồi sẽ quên đi 'chuyện trẻ con', chỉ có nạn nhân là bị ám ảnh suốt đời
Giang ơi từng là nạn nhân bị bắt nạt hồi cấp 2 nhưng chính cô cũng chia sẻ trong vlog rằng cô từng là người đi bắt nạt hồi cấp 1. Giang không hề nhớ những chuyện này, cho đến khi học đại học, được bạn cũ nhắc lại cô mới thấy áy náy và không biết giải thích sao. Giang cho rằng ngày bé tính mình quá gai góc, cảm xúc mạnh và chưa biết tiết chế nên đã có những hành vi không đúng, chứ bản thân cô không có ác ý.
Trong Itaewon Class, nhân vật Lee Ho Jin là nạn nhân bị Jang Geun Won bắt nạt thời trung học. Ho Jin ghim thù, quyết tâm đỗ đại học ngành Tài chính và hợp sức với Park Sae Ro Yi để lật đổ tập đoàn Jangga của nhà Geun Won. Thế nhưng ngay cả khi Jang Geun Won đã mất hết tất cả, vào tù ra tội thì khi vô tình gặp lại, Lee Ho Jin vẫn thấy tim đập chân run, đổ mồ hôi đầm đìa. Điều đáng nói là Geun Won còn chẳng nhớ ra Lee Ho Jin, dù Ho Jin bị ám ảnh suốt đời về thời niên thiếu bị bắt nạt.
Lee Ho Jin bị Jang Geun Won bắt nạt.
Trong Điên thì có sao, nữ chính Ko Moon Young từng bị bạn bè xa lánh, không có ai chơi cùng vì cô quá khác biệt. Nữ phụ Nam Ju Ri lại bị bạn bè bắt nạt vì cô yếu đuối. Ko Moon Young thuộc diện 'cái mặt không chơi được' nên nhờ cô ra tay bênh vực mà Ju Ri không bị bắt nạt nữa.
Ju Ri đã đề nghị làm bạn với Moon Young, đó là mối quan hệ 'cộng sinh', Moon Young có bạn chơi cùng còn Ju Ri thì được bảo vệ. Nhưng khi có thêm bạn mới, Ju Ri lại không thích đi cùng người bạn mà chẳng ai dám lại gần. Thế nên Moon Young đã dùng 'quyền lực' của mình để buộc cả lớp cô lập Ju Ri.
Ko Moon Young không có bạn vì cô quá khác biệt.
Từ một đôi bạn thân, họ lại trở thành 'kẻ thù' của nhau. Suốt nhiều năm sau, khi nhắc đến Ju Ri, Ko Moon Young vẫn nói đó là 'con nhỏ hai mặt'. Cả hai đều từng là nạn nhân bị bắt nạt bằng những hình thức khác nhau, nhưng kẻ tổn thương lại đi làm tổn thương người khác. Cuối cùng cả hai đều mang những vết thương khó quên cho đến khi trưởng thành.
Học cách chấp nhận sự khác biệt của người khác và hài lòng với sự khác biệt của mình
Khi một cá thể khác biệt với số đông thì rất dễ bị tẩy chay, cô lập. Đây là xu hướng trong giới sinh vật nói chung chứ không chỉ riêng loài người. Có thể kể đến Qizai, một con gấu trúc đột biến gen với bộ lông màu nâu độc nhất nhưng lại thường xuyên bị bắt nạt vì trông quá khác với 'đồng bọn'. Qizai đã được Pandas International, một tổ chức từ thiện có trụ sở tại Hoa Kỳ, giải cứu và chăm sóc sau khi nó không thể hòa nhập được với đồng loại của mình.
Chú gấu số nhọ phải chơi một mình vì màu lông khác biệt.
Tuy nhiên loài người lại được coi là động vật bậc cao, có nền văn minh phát triển vượt bậc nên chúng ta hoàn toàn có thể học cách chấp nhận sự khác biệt của người khác. Như những dòng mà cô bạn tôi viết khiến tôi rất tâm đắc: 'Cũng giống như hai cây xương rồng ở cạnh nhau, bạn có thể chĩa gai ra ngoài nhưng đừng chĩa vào cạnh sườn nhau, bẻ đi một ít gai của mình, chấp nhận sự khác biệt của những người xung quanh. Bao dung hơn một chút, vậy thôi.'
Và không chỉ chấp nhận sự khác biệt của người khác, chúng ta cũng nên chấp nhận và hài lòng với sự khác biệt của chính mình. Đúng là những người hướng ngoại, hòa đồng, khéo ăn khéo nói thì sẽ được nhiều người yêu quý, làm gì cũng thuận lợi hơn. Nhưng thế giới này có tới gần 8 tỷ người với những cá tính rất riêng biệt, chúng ta đâu có đúc từ một khuôn ra mà giống nhau.
Bạn có thể hoàn thiện bản thân mình mỗi ngày nhưng đừng cố gò ép, biến bản thân thành một người hoàn toàn khác. Bạn không cần thiết phải làm hài lòng một đám đông nào đó và việc sống vừa lòng tất cả mọi người cũng là điều không thể. Chắc chắn sẽ luôn có những người hiểu bạn, yêu thương bạn và chấp nhận con người thật của bạn. Chỉ cần bạn sống tử tế, bạn sẽ gặp được những người bạn cần.
"Giang ơi" tố bị bạn cấp 2 "ruồng bỏ" nhưng cô giáo bảo làm gì có: Ơ kìa, đâu phải cứ kéo nhau ra cổng trường đấm đá mới là bắt nạt? Đôi khi kẻ bắt nạt không cần dùng lời nói hay hành động mà vẫn có thể khiến nạn nhân sợ hãi, suy sụp về mặt tâm lý. Trần Lê Thu Giang, hay còn được biết tên "Giang ơi", sinh năm 1991. Cô hiện là một trong những Vlogger nổi tiếng nhất Việt Nam, sở hữu kênh Youtube với hơn 1,3 triệu người...