Chia sẻ thông tin về hoạt động công đoàn
Từ 27-28.11, tại Hà Nội đã diễn ra Hội nghị chia sẻ thông tin lần thứ 4 giữa Tổng LĐLĐVN và các tổ chức CĐ quốc tế.
Hội nghị lần thứ 4 về chia sẻ thông tin và hợp tác giữa Tổng LĐLĐVN với các tổ chức CĐ quốc tế. Ảnh: Kỳ Anh
Dự hội nghị có 29 đại biểu đại diện của 12 tổ chức quốc tế. Về phía đại biểu CĐVN có: Phó Chủ tịch thường trực Tổng LĐLĐVN Nguyễn Hòa Bình; các Uỷ viên Đoàn Chủ tịch: Trần Văn Lý, Hoàng Thị Thanh, Đặng Quang Điều; LĐLĐ địa phương, CĐ ngành T.Ư, CĐ các KCN-KCX và một số ban, đơn vị trực thuộc Tổng LĐLĐVN.
Khai mạc hội nghị, Phó Chủ tịch thường trực Tổng LĐLĐVN Nguyễn Hòa Bình khẳng định: “Trong 2 năm qua, nhiều chương trình hợp tác, nhiều hoạt động đã được triển khai và đạt kết quả thiết thực, góp phần hỗ trợ CĐVN thực hiện thành công nhiều mục tiêu theo NQ ĐH X CĐVN đề ra. Sự hỗ trợ, giúp đỡ của bạn bè quốc tế tập trung vào công tác nâng cao năng lực CBCĐ, đặc biệt CĐCS khu vực kinh tế ngoài nhà nước, thông qua các hoạt động bồi dưỡng, đào tạo để nâng cao kiến thức, kỹ năng, phương pháp hoạt động CĐ, thúc đẩy xây dựng mối quan hệ LĐ hài hòa, ổn định, tiến bộ tại DN… Sự có mặt của các đại biểu quốc tế và CB CĐVN tại hội nghị này thể hiện tình đoàn kết, hợp tác hữu nghị”.
Phát biểu tại hội nghị, Giám đốc ILO VN Janos Sziraczki nhấn mạnh tầm quan trọng hội nghị lần thứ 4, nhất là sau khi ILO đã ký chương trình quốc gia về việc làm bền vững ở VN và Quốc hội VN thông qua sửa đổi Bộ LLĐ, Luật CĐ. Theo ông, ILO sẽ tái cơ cấu để phản ứng tốt hơn trước nhu cầu của CĐ khu vực và quốc gia, đồng thời khẳng định cam kết của ILO đối với CĐVN.
Video đang HOT
Ý kiến của ông Erwin Schweisshelm – Giám đốc Văn phòng Viện FES (CHLB Đức) tại VN và ông Philipp Hazelton – Trưởng đại diện Văn phòng Apheda tại VN – đều đánh giá cao vai trò của Tổng LĐLĐVN trong việc sửa đổi bổ sung Bộ LLĐ và Luật CĐ, mong muốn Tổng LĐLĐVN tiếp tục bảo vệ quyền của CĐ được Hiến pháp VN quy định và bảo vệ quyền lợi NLĐ.
Những thông tin được chia sẻ tại hội nghị gồm: Một số nét cơ bản về tình hình KT-XH VN hiện nay; những điểm mới của Bộ LLĐ và Luật CĐ sửa đổi năm 2012; tình hình LĐ, CĐVN – những ưu tiên và nhiệm vụ chủ yếu; báo cáo về các chương trình, dự án của các CĐ quốc tế tại VN; kết quả bước đầu về TƯLĐTT cấp ngành; công tác đào tạo, bồi dưỡng CBCĐ;…
Đáng chú ý, theo TS Đặng Quang Điều – Uỷ viên Đoàn Chủ tịch Tổng LĐLĐVN, Viện trưởng Viện CN-CĐ, thách thức đối với CĐVN hiện nay là số lượng DN vi phạm luật gia tăng; trên 50% LĐ có quan hệ LĐ chưa gia nhập CĐ; số DN có CĐCS chiếm 9% tổng số DN và chiếm 47% số DN có 20 LĐ trở lên; chất lượng TƯLĐTT còn thấp, chỉ 40% có chất lượng và ký TƯLĐTT có nhiều vướng mắc…
Các ý kiến cũng cho thấy, những năm qua, nhiều kinh nghiệm của bạn bè quốc tế về đối thoại, thương lượng, ký kết và thực hiện TƯLĐTT, phát triển đoàn viên, thành lập CĐ, đào tạo, bồi dưỡng CB, cơ cấu tổ chức CĐ… đã được CĐVN và cơ quan liên quan nghiên cứu, xem xét trong quá trình sửa đổi, bổ sung Bộ LLĐ, Luật CĐ.
Thay mặt lãnh đạo Tổng LĐLĐVN, bà Hoàng Thị Thanh – Uỷ viên Đoàn Chủ tịch, Trưởng ban Đối ngoại Tổng LĐLĐVN – đã ký thỏa thuận dự án xây dựng bộ tài liệu đào tạo, bồi dưỡng CB CĐCS giữa Tổng LĐLĐVN và các tổ chức CĐ quốc tế.
Theo laodong
Thêm một hoàn cảnh nhân ái bị kẻ xấu lừa tiền
Sau khi hỏi thăm tình hình sức khỏe, người đàn ông tự xưng tên Luân bảo chị L. làm hồ sơ để nhận tiền hỗ trợ và gợi ý bồi dưỡng cho nhóm làm hồ sơ. Tin người, chị L. đã mất gần chục triệu bạc cho chiêu lừa đảo không mới này.
Theo trình bày của chị L., quê Tân Kỳ, Nghệ An (nạn nhân yêu cầu giấu tên), một nhân vật của mục Tấm lòng nhân ái Báo Điện tử Dân trí, chiều ngày 20/11, chị nhận được cú điện thoại từ số máy 01649261114. Chị L. kể: "Người đàn ông tự xưng tên Luân, công tác tại Ngân hàng Đầu tư và Phát triển nông thôn. Hiện đang hợp tác với quỹ Tấm lòng vàng của Báo Nghệ An để trao một số tiền hỗ trợ cho các hoàn cảnh khó khăn trên địa bàn tỉnh Nghệ An.
Sau khi hỏi thăm tình hình sức khỏe của con tôi (con gái chị L. mắc bệnh máu huyết tán), anh ta cho biết, chương trình nhân đạo giữa Ngân hàng và Báo Nghệ An đã trao được 3 trên tổng số 6 suất quà tại Nghệ An. Do một hoàn cảnh ở huyện Anh Sơn đã mất nên hiện tại suất hỗ trợ đó chưa biết trao cho ai và bảo tôi làm hồ sơ để trao số tiền đó cho con gái tôi.
Do ngày kết thúc chương trình hỗ trợ đã cận kề nên việc làm hồ sơ hơi khó, phải bỏ ra 4,5 triệu đồng để làm cho kịp. Sau đó anh ta gợi ý là trong nhóm làm hồ sơ có 4 người và đề nghị tôi bồi dưỡng cho họ. Thấy tôi lưỡng lự, anh ta bảo, số tiền hỗ trợ đợt này là 85 triệu đồng, bỏ ra một số tiền nhỏ để lấy gần 100 triệu đồng cũng đáng nên tôi xuôi xuôi. Anh ta hẹn tôi sáng ngày 21/11 xuống trụ sở Báo Nghệ An để hoàn thành hồ sơ, nhớ mang theo CMT, sổ hộ khẩu và giấy xác nhận hoàn cảnh".
Sau khi nhờ người nhà vay mượn được hơn 10 triệu đồng, theo lời hẹn của người đàn ông tên Luân, chị L. đến trụ sở Báo Nghệ An. Tới nơi, chị nhận được điện thoại, hướng dẫn ra hai gốc cây phía bên cạnh tòa nhà của báo lấy hồ sơ đã được để sẵn ở đó và ghi theo hướng dẫn. Sau khi điền đầy đủ thông tin, để hồ sơ và tiền ở gốc cây, sẽ có người phụ nữ tên Minh ra lấy.
"Tôi thắc mắc thì anh ta bảo là trong này đang họp, chị cứ điền hồ sơ rồi để dưới gốc cây, tý nữa em xác nhận vào hồ sơ rồi chị sang ngân hàng lấy tiền về. Dù rất nghi ngờ nhưng không hiểu sao tôi cứ như người mộng du, răm rắp làm theo lời hướng dẫn của anh ta. Sau đó anh ta hướng dẫn tôi đi ra phía cầu thang đăng sau tòa báo để lên phòng làm việc. Bảo vệ tòa nhà hỏi và hướng dẫn tôi đi cầu thang trước báo thì anh ta gọi điện bảo không phải lên nữa, giờ chị sang ngân hàng nhận tiền. Tôi đến trụ sở ngân hàng gọi lại thì số máy đó không liên lạc được nữa. Sau cả chục lần gọi không thành tôi mới biết mình bị lừa", chị L. uất ức kể.
Cả số tiền chạy hồ sơ và tiền bồi dưỡng cho nhóm làm hồ sơ, chị L. đã đưa cho đối tượng trên 9.500.000 đồng. Tiếc tiền nhưng chị L. không dám kể với ai vì sợ nếu con gái biết sẽ suy sụp, việc điều trị sẽ gặp khó khăn.
Tiếp đó, trưa ngày 23/11, chúng tôi nhận được điện thoại của chị Nguyễn Thị Đào (trú tại xã Nam Thành, Yên Thành, Nghệ An), nhân vật trong bài viết "Bố không muốn ngồi chiếu dưới, mẹ và 5 con gái khốn đốn". Chị Đào cho biết, chị nhận được điện thoại của một người tự xưng ở Hội Chữ thập đỏ Nghệ An, hiện đang thực hiện chương trình hỗ trợ cho bệnh nhân nghèo, gia đình có hoàn cảnh khó khăn. Do một hoàn cảnh ở huyện Anh Sơn mất nên sẽ chuyển số tiền hỗ trợ đó cho chị. Đổi lại, chị Đào phải chi 4.050.000 đồng để làm hồ sơ. Họ hẹn chị đúng 13h ngày 23/11, có mặt tại cổng bến xe Vinh để đưa tiền, một số giấy tờ khác để làm hồ sơ.
Chị Nguyễn Thị Đào suýt nữa trở thành nạn nhân của bọn lừa đảo
Nhận thấy đây có khả năng là hình thức lừa đảo tương tự như trường hợp của chị L. chúng tôi đã tìm cách hoãn thời gian gặp mặt đến 15h chiều, đồng thời bố trí phương tiện nghiệp vụ và sự hỗ trợ của các đồng nghiệp để phục bắt. Trong vai chị Đào, tôi và một đồng nghiệp có mặt tại cổng bến xe Vinh và nhờ chị Đào liên lạc với kẻ lừa đảo (trước đó, người này cho biết chỉ tin tưởng nhận liên lạc qua điện thoại chị Đào).
Đối tượng này không tới Bến xe Vinh mà hướng dẫn chị Đào đi theo đường Nguyễn Sỹ Sách, ra khu vực bán hoa, cây cảnh trên đường 3-2. Khi chúng tôi có mặt tại một điểm bán cây cảnh sát trụ sở Báo Nghệ An và bố trí lực lượng phục kích thì đối tượng trên lại điện thoại cho chị Đào, hẹn tới số nhà 36, đường 3-2. Chúng tôi có mặt tại địa chỉ trên, có lẽ do đánh hơi được việc bị bại lộ, số điện thoại 01636263823 không liên lạc được nữa.
Đây là thủ đoạn lừa đảo không mới, kẻ xấu nhằm vào các hoàn cảnh khó khăn, mắc bệnh hiểm nghèo đang cần tiền chữa trị. Chúng thường tìm hiểu thông tin trên báo, lấy số điện thoại liên lạc tìm cách lừa đảo. Bởi vậy, đề nghị các hoàn cảnh nhân ái cần đề cao cảnh giác, khi nhận được những cuộc điện thoại đề nghị đưa tiền để làm hồ sơ nhận hỗ trợ cần báo ngay cho cơ quan chức năng hoặc liên lạc với đơn vị mà đối tượng tự xưng để kiếm chứng thông tin.
Theo Dantri
Tiếp thêm nguồn lực cho cán bộ nữ công Trong một lần phát biểu với CB CNVCLĐ ngành dầu khí (DK), Chủ tịch Tổng LĐLĐVN Đặng Ngọc Tùng đánh giá cao phong trào nữ CNVCLĐ và chất lượng LĐ của ngành. Tính đến nay, toàn ngành có 12.338 nữ, chiếm 18% tổng số LĐ; tỉ lệ nữ có trình độ đại học và trên đại học chiếm tới hơn 43%. Ban Nữ...