Chia sẻ kỹ năng thông tin, tuyên truyền đối ngoại về quyền, lợi ích của Việt Nam tại Biển Đông
Chiều 7/10, tại Trung tâm Thông tấn quốc gia (Hà Nội), Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh Thông tấn xã Việt Nam (TTXVN) phối hợp cùng Câu lạc bộ Báo chí trẻ TTXVN .
Tạp chí Vietnam Law and Legal Forum (TTXVN) tổ chức sinh hoạt chuyên đề “Kỹ năng thông tin, tuyên truyền đối ngoại về quyền và lợi ích của Việt Nam tại Biển Đông”.
Tham dự buổi sinh hoạt chuyên đề có Phó Tổng Giám đốc TTXVN Vũ Việt Trang, các diễn giả khách mời gồm Đại sứ, Phó Giáo sư, Tiến sĩ Nguyễn Hồng Thao, Phó Chủ tịch thứ hai Ủy ban Luật pháp quốc tế Liên hợp quốc; giảng viên Bùi Nguyên Bảo, nghiên cứu sinh Tiến sĩ Quan hệ quốc tế, Học viện Ngoại giao, Chủ nhiệm Câu lạc bộ MC KnB Enhance.
Phó Tổng Giám đốc Thông tấn xã Việt Nam Vũ Việt Trang phát biểu tại buổi toạ đàm. Ảnh: Dương Giang/TTXVN
Nhấn mạnh những nội dung liên quan đến vấn đề Biển Đông trong công tác thông tin của TTXVN có mật độ ngày càng dày, do những tranh chấp ở Biển Đông liên quan đến Việt Nam diễn ra nhiều hơn với tính chất phức tạp gia tăng, Phó Tổng Giám đốc TTXVN Vũ Việt Trang mong muốn các diễn giả cung cấp những hình ảnh, thông tin cụ thể để đoàn viên, thanh niên TTXVN nắm rõ hơn về việc thực thi chủ quyền, quyền chủ quyền, quyền tài phán của Việt Nam tại Biển Đông. Qua hoạt động này sẽ góp phần nâng cao nhận thức, kỹ năng thông tin, tuyên truyền đối ngoại về chủ quyền biển, đảo cho các phóng viên, biên tập viên trẻ của TTXVN, góp phần kiên trì, kiên quyết bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của nước ta tại khu vực này.
Tại sinh hoạt chuyên đề, các diễn giả, đoàn viên, thanh niên TTXVN đã trao đổi, chia sẻ xoay quanh ba nhóm vấn đề chính: Tình hình Biển Đông hiện nay; những điều phóng viên, biên tập viên cần lưu ý khi đưa tin về Biển Đông, các thuật ngữ cơ bản cần hiểu, dùng đúng ở góc độ luật pháp quốc tế; những lỗi thường gặp trong báo chí khi đưa tin về Biển Đông.
Video đang HOT
Quang cảnh buổi toạ đàm. Ảnh: Dương Giang/TTXVN
Theo giảng viên Bùi Nguyên Bảo, quan trọng nhất trong kỹ năng thông tin, tuyên truyền đối ngoại về quyền, lợi ích của Việt Nam tại Biển Đông là cách tiếp cận. Thực tế cho thấy kiến thức về chủ quyền biển, đảo vẫn là một thách thức đối với đội ngũ phóng viên, biên tập viên báo chí, dẫn đến các sai sót khi viết về nội dung này, nhất là nhầm lẫn về vùng biển, thềm lục địa Việt Nam, gọi tên không chính xác các cấu trúc trên biển…
Đưa ra góc nhìn toàn cảnh, cập nhật về tình hình Biển Đông hiện nay cũng như một số bài học kinh nghiệm cho giới truyền thông, Phó Giáo sư, Tiến sĩ Nguyễn Hồng Thao, giảng viên Bùi Nguyên Bảo cho rằng, đội ngũ phóng viên, biên tập viên TTXVN nói riêng, đội ngũ những người làm báo nói chung cần tăng cường kiến thức về lãnh thổ biển, các quyền, lợi ích quốc gia trên biển; các nội dung về những vùng biển thuộc lãnh thổ biển của quốc gia, quy chế pháp lý của các vùng biển đó; những loại tranh chấp đang tồn tại tại Biển Đông hiện nay…
Theo Hiền Hạnh (TTXVN)
Khắc ghi lời dạy của Bác 'Trung với nước, hiếu với dân'
Nhân dịp 50 năm thực hiện Di chúc và giữ gìn, bảo vệ an toàn tuyệt đối thi hài Bác, sáng 30/8, tại Hà Nội, Ban Thanh niên Quân đội, Bộ Tư lệnh Bảo vệ Lăng Chủ tịch Hồ Chí Minh, Báo Quân đội nhân dân và Trung tâm Phát thanh - Truyền hình Quân đội phối hợp tổ chức tọa đàm "Trung hiếu bên Người".
Quang cảnh buổi toạ đàm. Ảnh: Dương Giang/TTXVN
Tọa đàm nhằm khẳng định, tuyên truyền sâu rộng giá trị thời đại bản Di chúc của Người, cũng như quá trình giữ gìn, bảo vệ thi hài Chủ tịch Hồ Chí Minh. Qua đó góp phần củng cố, bồi đắp niềm tin, nâng cao nhận thức, trách nhiệm của tuổi trẻ toàn quân và đồng bào, chiến sĩ cả nước trong sự nghiệp xây dựng, bảo vệ Tổ quốc hiện nay.
Phát biểu tại tọa đàm, Trung tướng Lê Hiền Vân, Phó Chủ nhiệm Tổng cục Chính trị Quân đội nhân dân Việt Nam khẳng định: 50 năm thực hiện Di chúc của Bác cũng là 50 năm toàn Đảng, toàn quân, toàn dân, thực hiện quyết nghị của Bộ Chính trị về giữ gìn lâu dài thi hài Chủ tịch Hồ Chí Minh.
Đây là nhiệm vụ đặc biệt, là nguyện vọng thiết tha của cả dân tộc. Nhiệm vụ thiêng liêng, trách nhiệm lớn lao đó được Đảng, Nhà nước, nhân dân tin tưởng giao cho Quân ủy Trung ương, Bộ Quốc phòng, trực tiếp là Bộ Tư lệnh Bảo vệ Lăng Chủ tịch Hồ Chí Minh đảm nhiệm.
50 năm qua, với tình cảm sâu nặng, sự kính trọng, lòng biết ơn vô hạn và trách nhiệm chính trị cao, cán bộ chiến sỹ trong Quân đội nhân dân Việt Nam nói chung, tuổi trẻ Quân đội và cán bộ, nhân viên, chiến sỹ Bộ Tư lệnh Bảo vệ Lăng Chủ tịch Hồ Chí Minh nói riêng luôn học tập, thực hành tinh thần "Trung với nước, trung với Đảng, hiếu với dân", quan tâm chăm lo, xây dựng đào tạo bồi dưỡng thế hệ cách mạng cho đời sau theo Di chúc Chủ tịch Hồ Chí Minh, quyết tâm giữ gìn lâu dài, bảo vệ tuyệt đối an toàn thi hài của Người. Đó là biểu hiện sinh động, cao quý về tấm lòng "Trung hiếu bên Người" với Bác kính yêu.
Theo Trung tướng Lê Hiền Vân, dù trong bất kỳ hoàn cảnh nào, tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh vẫn là nguồn sáng dẫn đường cho tuổi trẻ Việt Nam, Quân đội nhân dân Việt Nam và dân tộc Việt Nam vững vàng tiến lên trên con đường mà Đảng, Bác Hồ, nhân dân ta đã lựa chọn: con đường chủ nghĩa xã hội vì mục tiêu dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh.
Các đại biểu trao đổi tại buổi toạ đàm. Ảnh: Dương Giang/TTXVN
Thiếu tướng Cao Đình Kiếm, Chính ủy Bộ Tư lệnh Bảo vệ Lăng Chủ tịch Hồ Chí Minh cho biết, qua 50 năm thực hiện Di chúc và giữ gìn lâu dài thi hài Chủ tịch Hồ Chí Minh, Bộ Tư lệnh Bảo vệ Lăng Chủ tịch Hồ Chí Minh đã nỗ lực vượt qua mọi khó khăn, hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ được giao.
Vừa qua, Hội đồng Khoa học Y tế cấp Nhà nước (gồm 4 nhà khoa học Liên bang Nga, 7 nhà khoa học Việt Nam) tổ chức đánh giá trạng thái thi hài Chủ tịch Hồ Chí Minh, qua trực tiếp kiểm tra thi hài Bác, nghe Viện 69 báo cáo kết quả kiểm tra sinh vi thể kết quả của các lần đánh giá trước đây đã kết luận đánh giá: Thi hài Chủ tịch Hồ Chí Minh qua 50 năm giữ gìn vẫn được giữ gìn ở trạng thái tốt nhất, không phát hiện thấy bất cứ biểu hiện thay đổi nào so với các cuộc đánh giá trước đây (1970 - 1994). Ngoài ra, công tác kỹ thuật, an ninh nghi lễ, đón tiếp tuyên truyền, bảo đảm môi trường được đơn vị hoàn thành tốt, góp phần phát huy ý nghĩa chính trị, văn hóa của Công trình Lăng.
Trường Sĩ quan Lục quân 1 là nhà trường đầu tiên của lực lượng vũ trang nhân dân và Quân đội nhân dân Việt Nam, đơn vị vinh dự được Bác 9 lần về thăm. Ngày 26/5/1946, nhân dịp khai giảng khoá 1 Trường võ bị Trần Quốc Tuấn (nay là Trường Sĩ quan Lục quân 1), Bác đã đến dự và trao cho nhà trường lá cờ thêu sáu chữ "Trung với nước, hiếu với dân".
Thượng tá Nguyễn Công Thịnh, Trưởng Ban Thanh niên Trường Sĩ quan Lục quân 1 chia sẻ, học tập và làm theo lời Bác dạy "Trung với nước, hiếu với dân" là nhiệm vụ chính trị trung tâm hàng đầu, đồng thời là tình cảm đạo đức sâu sắc của mỗi cán bộ, giảng viên, học viên, nhân viên, chiến sỹ Trường Sĩ quan Lục quân 1 đối với Bác Hồ kính yêu.
Để nâng cao chất lượng học tập và làm theo lời Bác dạy, mỗi cán bộ, đoàn viên thanh niên, sĩ quan trẻ đã luôn nêu cao tinh thần trách nhiệm, tích cực, tự giác rèn luyện trong thực tiễn, gần gũi với nhân dân, xác định đây chính là động lực, là mục tiêu phấn đấu để trở thành người cán bộ "vừa hồng, vừa chuyên" .
Tại tọa đàm, các đại biểu đã tập trung thảo luận 3 chủ đề chính: "Bác Hồ - Người Cha thân yêu của lực lượng vũ trang nhân dân"; "Di chúc của Chủ tịch Hồ Chí Minh - Ngọn đuốc soi đường cho thanh niên và dân tộc"; "Trung hiếu bên Người".
Từ đó, các đại biểu đề xuất nhiều ý kiến, giải pháp thiết thực bồi dưỡng lý tưởng, xây dựng niềm tin của tuổi trẻ Quân đội để xứng đáng là lực lượng xung kích đi đầu trong thực hiện thắng lợi Di chúc của Chủ tịch Hồ Chí Minh; những giải pháp nhằm tiếp tục giữ gìn lâu dài, bảo vệ tuyệt đối an toàn thi hài Bác và phát huy ý nghĩa chính trị, giá trị văn hóa của công trình Lăng Chủ tịch Hồ Chí Minh trong giai đoạn mới.
* Nhân dịp kỷ niệm 50 năm thực hiện Di chúc của Chủ tịch Hồ Chí Minh, hướng tới kỷ niệm 129 năm Ngày sinh của Người, ngày 30/8, Tỉnh ủy Quảng Ninh tổ chức lễ ra mắt cuốn sách ảnh "Những hình ảnh Chủ tịch Hồ Chí Minh với Quảng Ninh".
Sinh thời, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã nhiều lần về thăm và làm việc với tỉnh Quảng Ninh, Bác đã đặt tên cho tỉnh là Quảng Ninh với mong muốn nơi đây sẽ là vùng rộng lớn, yên vui. Bác đồng ý cho dựng tượng mình khi Người còn sống tại đảo Cô Tô.
Cuốn sách ảnh Chủ tịch Hồ Chí Minh với Quảng Ninh được Ban Tuyên giáo Tỉnh ủy, Trung tâm Truyền thông tỉnh Quảng Ninh thực hiện biên soạn trên cơ sở sưu tầm những bức ảnh ghi lại hoạt động và tư liệu, hiện vật, di tích về Bác trong những lần Người về thăm Quảng Ninh.
Sách ảnh được biên soạn cẩn thận, tỷ mỉ, màu sắc tươi sáng, có sự tham gia, cố vấn từ các nhà khoa học, lịch sử, nghiên cứu chuyên môn và những nhân vật thực tế; nhận được gần 200 bức ảnh về Bác từ Thông tấn xã Việt Nam, Bảo tàng tỉnh Quảng Ninh, Bảo tàng Quốc gia, Bảo tàng lịch sử Việt Nam, Bảo tàng Hải quân, các chuyên gia, học giả và đặc biệt là một số lượng lớn ảnh, tư liệu do nhân dân trong và ngoài tỉnh cung cấp.
Theo Hiền Hạnh - Văn Đức (TTXVN)
Việt Nam tích cực đóng góp tại Khóa họp của Ủy ban Luật pháp quốc tế Theo tin từ Bộ Ngoại giao, vừa qua, Đại sứ, PGS.TS. Nguyễn Hồng Thao - thành viên Việt Nam của Ủy ban Luật pháp quốc tế thuộc Liên Hợp quốc (ILC) đã tham dự kỳ họp thứ 2, Khóa họp 71 của ILC diễn ra tại Trụ sở Liên Hợp quốc ở Geneva, Thụy Sỹ. Đại sứ, PGS.TS. Nguyễn Hồng Thao, thành viên...