Chia sẻ kinh nghiệm và thực tiễn về chống bạo lực, phân biệt đối xử

Theo dõi VGT trên

Sáng 27/5, tại Hà Nội, Bộ Ngoại g.iao p.hối hợp Chương trình Phát triển Liên hợp quốc tại Việt Nam tổ chức Hội thảo quốc tế: “ Chống bạo lực và phân biệt đối xử dựa trên xu hướng tính dụng và bản dạng giới: Kinh nghiệm quốc tế và Việt Nam”.

Hội thảo có sự tham dự của đông đảo đại biểu đến từ các bộ, ngành, cơ quan trung ương; các đối tác quốc tế, cơ quan nghiên cứu, báo chí, các tổ chức chính trị, xã hội- nghề nghiệp, các tổ chức phi chính phủ, trong đó có các tổ chức do người đồng tính, song tính lãnh đạo.

Chia sẻ kinh nghiệm và thực tiễn về chống bạo lực, phân biệt đối xử - Hình 1
Trợ lý Bộ trưởng, Bộ Ngoại giao Lê Thị Thu Hằng phát biểu khai mạc. Ảnh: TTXVN

Phát biểu khai mạc, Trợ lý Bộ trưởng, Người Phát ngôn Bộ Ngoại giao Lê Thị Thu Hằng khẳng định, chính sách nhất quán của Việt Nam là bảo vệ và thúc đẩy quyền con người, trong đó có các quyền tự do cơ bản được quy định cụ thể trong Hiến pháp 2013 và những văn bản pháp luật liên quan.

Như thông điệp ứng cử của Việt Nam vào Hội đồng Nhân quyền Liên hợp quốc đã khẳng định, Việt Nam muốn cùng phấn đấu, thông qua hợp tác và đối thoại, vì mục tiêu “Tất cả các quyền con người cho tất cả mọi người”. Điều này được thể hiện qua sự tham gia của Việt Nam tại Cơ chế rà soát định kỳ phổ quát về quyền con người (UPR) của Hội đồng Nhân quyền Liên hợp quốc, trong đó bảo vệ các nhóm dễ bị tổn thương, chống phân biệt đối xử là những nội dung trọng tâm. Tại chu kỳ 2 và 3, Việt Nam đã chấp nhận và triển khai nhiều khuyến nghị liên quan đến chống phân biệt đối xử và bạo lực dựa trên xu hướng tính dục và bản dạng giới.

Theo bà Lê Thị Thu Hằng, đến nay, Việt Nam đã và đang tiến hành cải cách pháp luật, hướng tới việc tạo một hành lang pháp lý phù hợp nhằm chống mọi hình thức phân biệt đối xử dựa trên xu hướng tính dục và bản dạng giới. Đáng chú ý, Luật Hôn nhân gia đình năm 2014 đã loại bỏ quy định “cấm kết hôn giữa những người cùng giới tính”, Bộ luật Dân sự 2015 đã có quy định “quyền xác định lại giới tính”. Hiện nay, các cơ quan hữu quan của Việt Nam đang nghiên cứu và tiến hành tham vấn để xây dựng dự thảo Luật Chuyển đổi giới tính và dự thảo Luật Phòng, chống bạo lực gia đình sửa đổi của Việt Nam.

Có thể nói, vấn đề chống phân biệt đối xử và bạo lực dựa trên xu hướng tính dục và bản dạng giới đang ngày càng nhận được nhiều quan tâm hơn trong quá trình hoàn thiện và triển khai các khuôn khổ pháp luật về quyền con người tại Việt Nam, nhằm bảo đảm tính bao trùm và bình đẳng. Trên bình diện xã hội, thực tế ở Việt Nam cũng đang chứng kiến những bước chuyển khá lớn về nhận thức của người dân về chống phân biệt đối xử và bạo lực dựa trên xu hướng tính dục và bản dạng giới nếu so với giai đoạn khoảng 8 đến 10 năm về trước.

Video đang HOT

“Người dân Việt Nam ngày càng cởi mở và có cái nhìn cân bằng hơn; chủ đề này đang được thảo luận và thể hiện ngày càng rộng rãi và đa dạng hơn về cả nội dung và hình thức. Cộng đồng người đồng tính, song tính và chuyển giới từ đó đang có sự hiện diện rõ ràng hơn trong xã hội. Số người đồng tính, song tính và chuyển giới công khai xu hướng tính dục của mình ngày càng gia tăng. Vai trò của họ, đặc biệt trong những lĩnh vực sáng tạo và nghệ thuật được ghi nhận”, bà Lê Thị Thu Hằng nhận định.

Cũng theo Trợ lý Bộ trưởng Lê Thị Thu Hằng, tại Việt Nam, nhiều hoạt động tăng cường nhận thức xã hội, lễ hội, kỷ niệm liên quan tới nội dung quyền của người đồng tính, song tính và chuyển giới được các tổ chức phi chính phủ tổ chức, thu hút sự quan tâm và tham gia của nhiều tầng lớp xã hội. Các tổ chức phi chính phủ, trong đó có những tổ chức do người đồng tính, song tính và chuyển giới lãnh đạo, đã tích cực tham gia vào quá trình cải cách, xây dựng chính sách và pháp luật liên quan.

Bà Lê Thị Thu Hằng cho rằng, Hội thảo lần này có ý nghĩa quan trọng, mở ra cơ hội chia sẻ kinh nghiệm và thực tiễn tốt, lắng nghe ý kiến đóng góp của các đối tác, bạn bè quốc tế, các tổ chức chính trị-xã hội, nghề nghiệp, tổ chức phi chính phủ và chuyên gia trong lĩnh vực chống bạo lực và phân biệt đối xử dựa trên xu hướng tính dục và bản dạng giới. “Cũng như thông điệp ứng cử thành viên Hội đồng Nhân quyền của chúng tôi đã khẳng định, chúng tôi tin rằng các quan tâm chung về quyền con người có thể được thúc đẩy tốt nhất thông qua tôn trọng và hiểu biết, hợp tác và đối thoại”, bà Lê Thị Thu Hằng nhấn mạnh.

Chia sẻ kinh nghiệm và thực tiễn về chống bạo lực, phân biệt đối xử - Hình 2
Bà Caitlin Wiesen, Quyền Điều phối viên Thường trú Liên hợp quốc, Trưởng Đại diện UNDP tại Việt Nam phát biểu khai mạc. Ảnh: TTXVN

Cùng phát biểu khai mạc, quyền Điều Phối viên thường trú của Liên hợp quốc tại Việt Nam, Trưởng Đại diện thường trú Chương trình phát triển của Liên hợp quốc tại Việt Nam, bà Caitlin Wiesen hoan nghênh những bước tiến và nỗ lực của Việt Nam trong vấn đề này; trong đó có vai trò rất lớn của ý chí chính trị từ các cơ quan Chính phủ cùng sự tham gia, phối hợp của các tổ chức phi chính phủ trong thúc đẩy quyền của người đồng tính, song tính, chuyển giới (LGBTI). Đ.ánh giá cao những nỗ lực cải cách pháp luật của Việt Nam nhằm bảo đảm tốt hơn quyền của người LGBTI và mong muốn cộng đồng LGBTI được tạo điều kiện hơn nữa để tham gia vào quá trình này, bà Caitlin Wiesen cho rằng, việc chấp thuận và triển khai các khuyến nghị UPR liên quan chống phân biệt đối xử và bạo lực dựa trên xu hướng tính dục và bản dạng giới cũng thể hiện cam kết của Việt Nam. Bà cũng đ.ánh giá cao những khuyến nghị của Việt Nam với các nội dung, thành tựu và cả thách thức liên quan đến vấn đề này trong Báo cáo quốc gia thực hiện các khuyến nghị UPR chu kỳ IV sắp tới.

Tại Hội thảo, các diễn giả, trong đó có các Đại sứ Na Uy, Cuba, Argentina, Nam Phi tại Việt Nam, Đặc phái viên Hoa Kỳ về LGBTI, Trưởng nhóm HIV và Y tế của Chương trình phát triển của Liên hợp quốc tại Việt Nam đã có nhiều chia sẻ về kinh nghiệm, bài học của các nước về chống phân biệt đối xử và bạo lực trên cơ sở xu hướng tính dục, bản dạng giới cũng như các tiêu chuẩn về chống phân biệt đối xử liên quan trong các công ước quốc tế về quyền con người; những khuyến nghị, định hướng của các tổ chức quốc tế trong vấn đề này. Các đại biểu quốc tế cũng đ.ánh giá cao những nỗ lực, thành tựu, cam kết của Việt Nam và khẳng định mong muốn tiếp tục cùng với Việt Nam “học hỏi lẫn nhau, làm việc cùng nhau” để thúc đẩy quan tâm chung trong lĩnh vực này.

Chia sẻ kinh nghiệm và thực tiễn về chống bạo lực, phân biệt đối xử - Hình 3
Hội thảo có sự tham dự của đại biểu đến từ các bộ, ngành, đối tác quốc tế, tổ chức chính trị, xã hội – nghề nghiệp… Ảnh: TTXVN

Các diễn giả đại diện cho Viện Quyền con người – Học viện Chính trị Quốc gia Hồ Chí Minh, các bộ, ngành liên quan đã giới thiệu những thông tin cập nhật về chủ trương, chính sách, những cam kết, nỗ lực cũng như thách thức và nhu cầu hợp tác của Việt Nam trong vấn đề này. Theo đó, các diễn giả cho rằng, cần tiếp tục cập nhật và triển khai hiệu quả các văn bản chính sách, pháp luật, chiến lược phát triển liên quan, đẩy mạnh công tác giáo dục về quyền con người, trong đó có vấn đề chống phân biệt đối xử. Các tổ chức nghiên cứu, xã hội, phi chính phủ trong đó có một số tổ chức do người đồng tính, song tính, chuyển giới, liên giới tính Việt Nam lãnh đạo cũng đ.ánh giá cao việc tổ chức Hội thảo quốc tế, coi đây là cơ hội để các cơ quan của Việt Nam và đối tác phát triển tiếp tục quan tâm, tạo điều kiện cho các bên liên quan được tham gia đóng góp ý kiến cho việc xây dựng, hoàn thiện chính sách pháp luật.

Hội thảo quốc tế “Chống bạo lực và phân biệt đối xử dựa trên xu hướng tính dụng và bản dạng giới: Kinh nghiệm quốc tế và Việt Nam” là một phần của các hoạt động hợp tác về bảo vệ và thúc đẩy quyền con người giữa Việt Nam với các cơ quan phát triển Liên hợp quốc, được tiến hành hiệu quả trong nhiều năm qua; đặc biệt là gắn với tiến trình Việt Nam tham gia Cơ chế UPR của Hội đồng Nhân quyền Liên hợp quốc và gia nhập, triển khai các Công ước quốc tế về quyền con người.

Đưa tăng trưởng xanh làm trọng tâm của chiến lược kinh doanh

Ngày 20/5, Diễn đàn Quản trị cấp cao Việt Nam - Singapore (VSBF) lần thứ hai (VSBF 2022) với chủ đề: "Thực thi Chiến lược tăng trưởng thành công và từng bước đưa tính bền vững vào trọng tâm chiến lược kinh doanh" đã được tổ chức trực tiếp tại Hà Nội và trực tuyến tại đầu cầu Singapore.

Đưa tăng trưởng xanh làm trọng tâm của chiến lược kinh doanh - Hình 1
Ông Trần Văn Tùng, Thứ trưởng Bộ Khoa học Công nghệ phát biểu tại diễn đàn.

Gần 3 năm xảy ra đại dịch COVID-19 và hiện Chính phủ cùng doanh nghiệp các nước trong đó có Việt Nam và Singapore đã chuyển sang trạng thái thích ứng an toàn, linh hoạt, từng bước phục hồi, tăng tốc và tăng trưởng trong trạng thái bình thường mới bền vững. Ở giai đoạn này, việc thực thi chiến lược tăng trưởng thành công, song song với tăng trưởng bền vững trong điều kiện bình thường mới đã trở thành ưu tiên ngày càng quan trọng.

Những nội dung cốt lõi của VSBF 2022 gồm: Đ.ánh giá môi trường kinh doanh chiến lược châu Á; thực thi chiến lược tăng trưởng thành công; từng bước đưa tính bền vững vào trọng tâm chiến lược kinh doanh; tích hợp các nguyên tắc bền vững vào chiến lược.

Chia sẻ tại diễn đàn, ông Hoàng Quốc Vượng, Chủ tịch Hội đồng thành viên Tập đoàn Dầu khí Việt Nam (PVN), nguyên Thứ trưởng Bộ Công Thương cho biết, năng lượng đóng vai trò vô cùng quan trọng trong phát triển kinh tế-xã hội của các quốc gia nói chung, đặc biệt trong bối cảnh Việt Nam là một nền kinh tế năng động với tốc độ tăng trưởng cao trong nhiều năm liên tục. Để đạt các mục tiêu về phát triển kinh tế bền vững, Chính phủ Việt Nam đẩy mạnh, quyết tâm thực hiện chuyển đổi cơ cấu ngành năng lượng theo định hướng xanh hơn, sạch hơn và sử dụng năng lượng hiệu quả hơn.

Chính phủ Việt Nam đang hoàn thiện Quy hoạch tổng thể năng lượng quốc gia, Quy hoạch Điện VIII. Theo đó, tổng công suất nguồn điện sạch bao gồm thuỷ điện và điện khí sẽ chiếm 73% vào năm 2030 và 88% vào năm 2045 (không bao gồm các nhà máy điện than chuyển đổi nhiên liệu biomass/amoniac). Trong đó, tính riêng công suất nguồn điện năng lượng tái tạo (không bao gồm thuỷ điện) chiếm khoảng 26% vào năm 2030 và 54% vào năm 2045).

PVN có trách nhiệm chung tay cùng Chính phủ vừa đảm bảo an ninh năng lượng, vừa giảm phát thải khí nhà kính để bảo vệ môi trường, ứng phó với biến đổi khí hậu, góp phần thực thi thành công chiến lược phát triển bền vững.

PVN đã xây dựng Chiến lược phát triển với định hướng trở thành tập đoàn năng lượng hàng đầu Việt Nam và khu vực; trong đó ưu tiên mở rộng phát triển các nguồn năng lượng sạch bền vững như khí tự nhiên/LNG, điện gió ngoài khơi...

Thứ trưởng Bộ Khoa học và Công nghệ Trần Văn Tùng cho biết, thực thi chiến lược tăng trưởng thành công và từng bước đưa tính bền vững vào trọng tâm chiến lược kinh doanh trở thành yêu cầu bắt buộc đối với cả khu vực công và tư nhân. Các mục tiêu phát triển đang được điều chỉnh theo hướng nhấn mạnh hơn các thành tố của phát triển bền vững, nhấn mạnh về chất thay về chỉ chú trọng đến lượng. Từ kinh nghiệm quốc tế, "tăng trưởng xanh" và "phát triển bền vững" trở thành những thành tố quan trọng trong hoạch định chiến lược của các chính phủ, địa phương và doanh nghiệp.

"Chính sách khí hậu và bảo vệ môi trường được Chính phủ Việt Nam rất quan tâm, coi là nhiệm vụ trọng tâm để góp phần phát triển nhanh và bền vững. Tại Hội nghị của Liên Hợp Quốc về Biến đổi Khí hậu (COP26), Việt Nam đã cam kết đạt mức phát thải carbon trung tính vào năm 2050", Thứ trưởng Trần Văn Tùng nhấn mạnh.

Để đạt mục tiêu này, Việt Nam đang từng bước chuyển dịch cơ cấu năng lượng theo hướng tăng tỷ trọng năng lượng tái tạo, giảm nguyên liệu hóa thạch. Cụ thể, Việt Nam xác định tỷ lệ nguồn năng lượng tái tạo trong tổng cung năng lượng sơ cấp đạt 15-20% năm 2030 và 25-30% năm 2045, tương ứng tỷ lệ điện năng của năng lượng tái tạo trong tổng điện năng sản xuất toàn quốc là khoảng 30% năm 2030 và 40% năm 2045. Bên cạnh các chính sách về khí hậu và bảo vệ môi trường, Chính phủ Việt Nam cũng đang xây dựng và triển khai các chính sách nhằm phát triển kinh tế số, xã hội số. Trong đó xác định, tỷ trọng kinh tế số đạt 20% GDP năm 2025 và 30% GDP năm 2030

Bạn thấy bài viết này có hữu ích không?
Có;
Không

Tin liên quan

Tiêu điểm

Vợ chồng nghề chài cứu 2 người trong chiếc ô tô bị lũ cuốn giữa đêm ở Hà Nội
13:10:28 21/09/2024
Tìm thấy t.hi t.hể b.é t.rai ở Làng Nủ sau 12 ngày xảy ra lũ quét
13:24:31 22/09/2024
Hơn 20 đặc công lặn tìm du khách rơi xuống biển trong lúc chụp ảnh
07:01:38 22/09/2024
3 học sinh ở Nghệ An bị nước cuốn khi qua cầu tràn, 1 em mất tích
08:42:40 22/09/2024
Nhóm học sinh cấp 3 dũng cảm đội mưa cứu người trong lũ
21:05:52 22/09/2024
Nguyên nhân người dân TPHCM phản ứng với trạm BOT Phú Hữu
06:08:12 23/09/2024
Hoả hoạn tại chùa Vạn Phật, Công an tỉnh Gia Lai cùng người dân nỗ lực dập lửa
17:57:36 22/09/2024
Đi xe máy qua cầu tràn, 2 người bị nước cuốn mất tích
18:43:54 22/09/2024

Tin đang nóng

Rủ chồng tương lai đi đám cưới đồng nghiệp, tôi vô tình phá tan tành cuộc hôn nhân của người ta
07:20:45 23/09/2024
Chồng cũ Diệp Lâm Anh chi 120 triệu đồng đấu giá tranh của vợ
06:37:02 23/09/2024
Nữ ca sĩ đắt show nhất ở cả hải ngoại lẫn Việt Nam: Hát hay, nói duyên, giỏi cả xin t.iền khán giả
06:30:27 23/09/2024
Ngày con trai tôi bán nhà, con rể hùng hổ lao đến trách tôi không chịu nghe lời khuyên để rồi về già làm khổ con gái
07:52:36 23/09/2024
Một nữ ca sĩ nổi tiếng viết status gần 1000 chữ nói về Hà Anh Tuấn
06:53:07 23/09/2024
Sao Việt 23/9: Bảo Anh vui đùa bên con gái, chồng cũ mua tranh của Diệp Lâm Anh
06:48:46 23/09/2024
Hôn lễ 3 triệu đô của Trần Kiều Ân và doanh nhân kém 9 t.uổi
09:01:21 23/09/2024
Em chồng khoe lương 40 triệu/tháng, tôi cười mỉa chỉ vào chiếc máy giặt trong góc nhà mà em xấu hổ cúi gằm mặt
08:12:46 23/09/2024

Tin mới nhất

Cháy chùa Vạn Phật ở Gia Lai: Ước tính thiệt hại khoảng 6 tỷ đồng

12:48:18 23/09/2024
Nhận được tin báo, lực lượng PCCC và CNCH, đã điều 5 xe chữa cháy và hàng chục cán bộ, chiến sỹ đến hiện trường phối hợp với các cơ quan có liên quan để làm nhiệm vụ chữa cháy, cứu nạn, cứu hộ.

Taxi đang đậu ở TP Đà Lạt thì bốc cháy trong đêm

12:44:12 23/09/2024
Theo thông tin ban đầu, rạng sáng cùng ngày, người dân đi lại đường Nguyễn Văn Trỗi, địa bàn phường 1, TP Đà Lạt phát hiện một chiếc xe 7 chỗ đang đậu thì bị bốc cháy nên đã gọi người dân xung quanh dập lửa.

Lũ trên sông Bưởi, sông Chu, hạ lưu sông Mã, sông Cả, sông La tiếp tục lên

12:37:19 23/09/2024
Nguy cơ cao xảy ra lũ quét, sạt lở đất tại khu vực vùng núi tại các tỉnh Thanh Hóa, Nghệ An, Hà Tĩnh. Cảnh báo cấp độ rủi ro thiên tai do lũ cấp 2.

Mưa lớn gây ngập úng cục bộ, Hà Tĩnh cho hàng nghìn học sinh nghỉ học

12:35:55 23/09/2024
Tại huyện Hương Khê, một số tuyến đường ngập cục bộ nhưng sáng 23/9, các trường duy trì việc dạy, học bình thường, có 3.376 em phải nghỉ học, chủ yếu là học sinh mầm non và tiểu học.

Các địa phương triển khai phương án ứng phó mưa lớn và khắc phục hậu quả thiên tai

12:33:19 23/09/2024
Trên địa bàn tỉnh Nghệ An, tuyến đường độc đạo từ Trung tâm xã Nga My (huyện Tương Dương) đi vào các bản thuộc vùng đệm Khu bảo tồn thiên nhiên Pù Huống từ nhiều ngày qua đã xảy ra tình trạng sạt lở nhiều điểm.

Mưa to, nhiều tuyến đường ở thành phố Vinh ngập sâu

12:30:52 23/09/2024
Các vùng có nguy cơ lũ quét, sạt lở, vùng thấp trũng, trên đường đến trường, học sinh phải qua cầu, ngầm, tràn không đảm bảo an toàn, nhà trường chủ động cho học sinh nghỉ học tùy diễn biến của mưa lớn tại địa phương.

Sạt lở bờ sông vùng đầu nguồn sông T.iền ngày càng nghiêm trọng

12:28:50 23/09/2024
Cụ thể, mấy ngày qua, mưa to kết hợp triều cường khiến bờ Tây sông Ông Vẽ qua xã Mỹ Đức Đông (huyện Cái Bè) bị sạt lở đoạn dài khoảng 100m, ảnh hưởng đến giao thông.

Đóng 2 cửa xả đáy hồ thủy điện Hòa Bình

11:24:48 23/09/2024
Các tỉnh, thành phố báo cáo kịp thời các tình huống bất thường về Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (qua Cục Quản lý đê điều và Phòng, chống thiên tai).

Điện Biên: Thăm hỏi, động viên gia đình cháu bé bị đuối nước t.ử v.ong

11:22:38 23/09/2024
UBND xã Huổi Lèng cùng nhà trường nơi cháu Sùng A.T học cũng đã thăm hỏi động viên gia đình, lo hậu sự cho cháu do gia đình thuộc diện hộ nghèo.

Nghệ An ngập lụt, sạt lở nhiều nơi

10:49:05 23/09/2024
Mưa lớn kéo dài khiến nhiều tuyến đường ở thành phố Vinh (Nghệ An) bị ngập sâu, phương tiện di chuyển khó khăn; trong khi đó ở nhiều nơi khu vực miền núi bị sạt lở đất.

Áp thấp nhiệt đới, bão tiếp nối trên Biển Đông

06:33:37 23/09/2024
Khả năng áp thấp nhiệt đới và bão tiếp nối xuất hiện trên Biển Đông trong những ngày tới gây thời tiết xấu kéo dài trên đất liền kèm theo các hiện tượng cực đoan như mưa lớn, lũ lụt, sạt lở đất, ngập úng.

Sức cùng lực kiệt sau bão dữ, chủ lồng oằn vai 'gánh' nợ nghìn tỷ

06:27:50 23/09/2024
Bão lũ đi qua, không chỉ vợ chồng anh Ba, nhiều nông dân khác mất trắng tài sản, còn gánh trên vai khoản nợ hàng nghìn tỷ đồng.

Có thể bạn quan tâm

Rating Love Next Door tăng cao kỷ lục, tất cả là nhờ chemistry như yêu thật của Jung Hae In và Jung So Min

Phim châu á

13:17:07 23/09/2024
Vừa qua, Love Next Door tập 12 đã đạt rating cao nhất từ trước đến giờ vì đây mới là tập phim đáng mong chờ nhất từ trước đến nay.

Tuấn Hưng: "Mình hạ cái tôi xuống thấp nhất có thể"

Tv show

13:13:47 23/09/2024
Giọng ca Nắm Lấy Tay Anh trải lòng về những cảm xúc xoay quanh tập phát sóng. Anh cho biết có những lúc cần phải hạ cái tôi xuống thấp nhất để có thể hoà hợp .

Hàng triệu người đưa mỹ nhân lên #1 hot search vì hát quá dở: "Nghe thôi cũng thấy xấu hổ!"

Nhạc quốc tế

13:09:33 23/09/2024
Giọng hát run rẩy, lệch tông và mỏng yếu đưa Bạch Lộc lên thẳng no.1 hot search sau đêm concert sinh nhật, với từ khoá Hát khó nghe .

Thêm quốc gia châu Phi cấm đồ nhựa dùng một lần

Thế giới

13:09:07 23/09/2024
Tuy nhiên, lệnh cấm loại trừ bao bì và các đồ vật bằng nhựa dành cho mục đích y tế, hoạt động nông nghiệp, hoạt động quân sự và tình huống chiến tranh, hoạt động thu gom rác cũng như bao bì đựng nước hoặc chất lỏng khác.

Phúc Du khẳng định hình tượng chiến binh mạnh mẽ trong mini album mới

Nhạc việt

13:01:38 23/09/2024
Tiếp nối thành công của E.P Yêu anh đi mẹ anh bán bánh mì phát hành tháng 2/2023, Phúc Du của 2024 chính thức trở lại với mini album mới mang tên Đăng xuất thằng em yêu .

Thanh niên phụ vợ bán xôi "hữu duyên" viral khắp cõi mạng: Outfit đi làm đa dạng nhưng bộ nào cũng ám ảnh

Netizen

13:00:21 23/09/2024
Tung hoành khắp cõi mạng thời gian gần đây chắc chắn phải kể đến vợ chồng Dương và Em Thảo Bán Xôi. Theo đó, cặp đôi chủ yếu ghi lại cảnh đi bán xôi vỉa hè buổi sáng, chồng phụ giúp vợ nhưng lại thu hút cả mấy triệu lượt xem

Nam ca sĩ từng bị vợ cũ tố quen đại gia, nói xấu Hoài Linh: 9 năm độc thân, không hận thù vợ

Sao việt

12:47:30 23/09/2024
Mới đây, chương trình Nhà có khách đã lên sóng với khách mời là ca sĩ Khánh Bình, từng là hiện tượng gây sốt khi tham gia Người bí ẩn cách đây nhiều năm nhờ khả năng hát hai giọng nam nữ.

Phát hiện thêm một "Vịnh Hạ Long trên cạn" cách Hà Nội chỉ 80km: Đẹp hoang sơ nhưng hữu tình, có hơn 1000 hang động, còn giữ 2 kỷ lục quốc gia

Du lịch

11:47:44 23/09/2024
Ninh Thuận vốn được biết đến là thành phố của nắng và gió . Nơi đây được mẹ thiên nhiên ban tặng cảnh sắc tuyệt đẹp với nhiều bãi biển trong xanh, những điểm du lịch hút khách và nhiều di tích lịch sử, văn hóa độc đáo.

Ra mắt cập nhật mới, NPH khiến game thủ tá hỏa, không thể thắng bất kỳ trận đấu nào

Mọt game

11:28:45 23/09/2024
Với bản chất là một trò chơi di động cực kỳ chất lượng và thú vị, Monster Hunter Now cần vô số bản cập nhật để giúp cải thiện tính ổn định, bổ sung các sự kiện thú vị mới và mang tới niềm vui vẻ, cảm hứng mới cho bất kỳ người chơi nào.

Nhà phố trong ngõ nhỏ Hà Nội của gia đình 3 thế hệ

Sáng tạo

11:20:17 23/09/2024
Ngôi nhà phố có diện tích 3,6x16m nằm trong một con ngõ nhỏ giữa Hà Nội nhưng đầy đủ công năng cho gia đình 3 thế hệ.

Mẫu nhí Maika Ngọc Khánh quyền lực diện áo dài thêu chim phụng của Vũ Việt Hà

Thời trang

11:17:58 23/09/2024
Tại Lễ hội Áo dài trong khuôn khổ Festival Huế 2024 , NTK Vũ Việt Hà mang đến BST lấy cảm hứng từ hình ảnh Bách Phụng trên trang phục cổ Triều Nguyễn. BST được lựa chọn để kết màn cho lễ hội năm nay.