Chia sẻ kinh nghiệm lái xe ôtô vào cua an toàn
Vào cua là một trong các tình huống dễ xảy ra sự cố nếu người lái xử lý không tốt. Vì vậy, hãy lưu lại các kinh nghiệm lái xe vào cua an toàn dưới đây.
Kinh nghiệm cầm vô lăng khi vào cua
Để đảm bảo an toàn và dễ điều khiển hướng chuyển động của xe ôtô, người lái xe cần cầm vô lăng lái đúng kỹ thuật, cụ thể như sau:
Nếu coi vô lăng lái như chiếc đồng hồ thì tay trái nắm vào vị trí từ 9-10 giờ, tay phải nắm vào vị trí từ 2-4 giờ, 4 ngón tay ôm vào vành vô lăng lái, ngón tay cái đặt dọc theo vành vô lăng lái.
Lúc này, tài xế nên để vai và tay thả lỏng tự nhiên. Bởi đây là tư thế thuận lợi để lái xe lâu không mệt mỏi và dễ thực hiện các thao tác khác.
Kinh nghiệm lái xe vào cua an toàn ngoài kỹ năng còn cần sự cẩn trọng. Ảnh: Công Luận
Một số nguyên tắc an toàn khi vào cua
Điều chỉnh ghế ngồi
Khi lái xe vào cua, tầm nhìn của người điều khiển thường hạn chế hơn so với những đoạn đường thẳng. Vì vậy, bạn cần tập trung cao độ cho việc đánh lái. Ghế ngồi cần được điều chỉnh cao hơn bình thường nhưng vừa tầm quan sát để có thể theo dõi đường rõ hơn trước khi thực hiện thao tác vào cua.
Video đang HOT
Hãy tập trung quan sát thật kĩ đoạn đường chuẩn bị vào cua và các phương tiện xung quanh. Việc này giúp bạn chủ động xác định đoạn đường sẽ vào cua sắp tới cũng như các yếu tố tác động xung quanh như tình trạng đường, mật độ phương tiện và các tác động khác để kịp thời xử lý trong mọi tình huống.
Giảm tốc độ
Lưu ý, phanh xe chỉ được tiến hành khi xe đang lưu thông trên đoạn đường thẳng. Tuyệt đối không phanh xe giảm tốc độ khi đang vào cua. Điều này có thể gây ra tình trạng trơn trượt, đặc biệt là lái xe trong trời mưa. Vì vậy, để đảm bảo an toàn cho người ngồi trên xe, người điều khiển xe nên giữ xe ở vận tốc an toàn và phanh xe đúng lúc, tránh những sự cố không mong muốn.
Vào cua
Khi đã thực hiện xong những thao tác chuẩn bị, bạn có thể tiến hành cho xe vào cua. Bạn không nên đánh lái nhiều lần để tránh làm cho xe mất cân bằng, hãy ước chừng độ cong của đường để đánh lái một lần duy nhất cho thật “mượt”. Chú ý giữ nguyên góc xoay của bánh lái đến khi ôtô vào cua xong mới thôi.
Trong trường hợp góc cua dài, hãy xoay thêm một vòng vô lăng để ôtô tiếp tục cua trên đoạn đường đó. Điều quan trọng là bạn giữ được tay lái ổn định và chắc chắn.
Kết thúc vào cua
Sau khi đã tiến hành vào cua, người điều khiển xe chỉ nên đánh lái một lần duy nhất để giữ cân bằng cho xe. Nếu vào cua đánh lái nhiều thì khi kết thúc vào cua bạn sẽ phải xoay ngược vô lăng nhiều lần. Vì thế, hãy cân nhắc ngay từ khi bắt đầu vào cua để có thể chuyển hướng nhanh khi quá trình vào cua kết thúc.
Trang bị ngay kỹ năng thoát hiểm khi ôtô rơi xuống nước
Sau khi chiếc xe bắt đầu tiếp nước, thì làm thế nào để thoát hiểm, những kỹ năng sau có thể giúp bạn thoát chết.
Các từ khoá cần nhớ nếu muốn thoát hiểm khi xe bị chìm dưới nước chính là: dây đai an toàn, trẻ em, cửa sổ và thoát ra ngoài. Ảnh minh hoạ: Đỗ Vạn.
Chiều tối ngày hôm qua 4.10, một xe ôtô đang lưu thông trên cầu sống Giăng nối hai xã Thanh Liên và Phong Thịnh (Huyện Thanh Chương, Nghệ An) thì tông vào hai người đang chạy xe máy trên cầu, rồi húc đổ lan can cầu và lao xuống sông khiến 5 người tử vong.
Phần lớn các trường hợp khi xảy ra tai nạn và xe rơi xuống nước dẫn đến tử vong thường là do người trong xe không thể thoát ra khỏi xe.
Khi chiếc xe lao ra không trung và rơi xuống nước sẽ khiến người trong xe bị sốc. Nếu không thể chịu được áp lực thần kinh sẽ có thể ngất tạm thời hoặc hoảng loạn khiến cho việc thoát ra ngoài trở nên khó khăn, nhất là khi người trong xe chưa nắm rõ quy trình thoát hiểm trong trường hợp khẩn cấp.
Dưới đây là những kỹ năng cơ bản giúp bạn thoát ra khỏi xe khi xe bị ngập nước.
Bước 1 : Chuẩn bị tư thế ngồi khi tiếp nước
Người điều khiển xe cần dùng cả hai tay giữ vô-lăng điều khiển theo vị trí 9-3 giờ. Khi thân xe va chạm với nước sẽ khiến túi khí bung ra, do đó, những vị trí cầm vô-lăng khác sẽ khiến phần đầu của người lái dễ va đập dẫn tới bị thương nặng. Hãy nhớ, túi khí bung ra rất nhanh, chỉ trong vòng 0,04 giây sau khi được kích hoạt.
Bước 2: Tháo dây an toàn
Bước tiếp theo mà người lái hay người trên xe cần thực hiện là tháo khóa dây an toàn cũng như hỗ trợ người trên xe tháo dây an toàn ra ngoài. Đây là việc cần thiết nhất khi chiếc xe vừa lao xuống nước.
Bước 3: Mở cửa sổ càng sớm càng tốt
Khi ôtô rơi xuống nước thì xe vẫn hoạt động được khoảng 2-3 phút trước khi chìm hoàn toàn. Người ngồi trong xe nên biết tận dụng thời gian đó để mở cửa kính hoặc cửa sổ trời (nếu có), để có thể thoát ra ngoài.
Hiện nay, các mẫu xe hầu như đều được trang bị kính điện nên việc mở cửa kính cũng dễ dàng hơn. Ở vị trí người lái có thể mở 4 cửa kính cùng một lúc giúp mọi người trong xe có thể thoát ra ngoài nhanh chóng.
Bước 4: Đập vỡ cửa sổ
Nếu cửa xe chẳng may bị kẹt không thể mở, người trong xe bắt buộc phải đập vỡ nó để thoát ra. Kính chắn gió phía trước xe rất khó vỡ vì có độ bền cao, do đó chỉ nên đập các cửa sổ hay cửa phía sau xe.
Trang bị cờ-lê, tua vít lớn hay búa nhỏ trong hộc đồ tablo có thể dùng khi cần đập cửa kính trong các sự cố. Nếu không có các vật trên thì có thể dùng giày cao gót, dùng tay hay chân đạp vào cửa sổ xe để thoát ra ngoài. Lúc đó bạn có thể phải dùng đến máy tính xách tay, hay thậm chí điện thoại để đập vỡ cửa kính xe.
Bước 5: Thoát ra ngoài xe
Thở thật sâu và bơi qua cửa sổ ngay sau khi đập vỡ nó. Nước sẽ tràn vào trong, bạn nên chuẩn bị tinh thần và dùng hết sức để bơi ra ngoài. Cần vứt bỏ giày dép và cởi những quần áo nặng bên ngoài để bơi dễ dàng hơn.
Trong trường hợp trong xe có trẻ con, cần ưu tiên kéo trẻ con lên mặt nước càng sớm càng tốt. Khi thoát ra khỏi xe, chú ý không đạp chân mạnh để không làm người khác bị thương. Hãy dùng tay để bơi lên trên mặt nước.
Mách chị em cách lái xe đúng và an toàn nhất Nắm được một số nguyên tắc và kinh nghiệm khi điều khiển xe dưới đây sẽ giúp cho chị em phụ nữ hình thành thói quen đúng khi lái xe, tránh đạp nhầm chân phanh - chân ga. Để đảm bảo an toàn cho bản thân người lái xe, an toàn cho chiếc xe và cả an toàn cho những người tham gia...