Chia sẻ gây sốt của cô vợ Việt sống trên đất Mỹ từng trầm cảm sau sinh rồi “vẫy vùng” tìm ra phương cách để vợ chồng vẫn thiết tha như ngày son rỗi
Làm thế nào để không phải than thân hay hờn trách ai khác, đỉnh cao hơn là vẫn nhàn nhã, vợ chồng không vì đứa con nhỏ mà xào xáo hạnh phúc? Bí quyết của Thủy đơn giản lắm…
Trong khi có nhiều bà mẹ trầm cảm sau sinh, vật vờ với những giấc ngủ chập chờn và những cáu bẳn của đứa trẻ. Họ oán trách ông chồng vô tâm, trách 1 ông bố không đúng nghĩa. Nhưng liệu có khi nào là do phụ nữ đã đôi lúc tước mất quyền làm bố của họ vì sự cầu toàn của chính mình, vì sự vụng về của đàn ông khiến họ “ôm” tất cả trách nhiệm về phần mình không?
Chia sẻ liên quan đến giả thuyết này là của Iris Cao (tên thật là Thủy), 1 cô vợ Việt lấy chồng người Mỹ (tên Việt Nam là Minh) và sinh sống trên đất Mỹ. Bài viết này đáng để bà vợ nào cũng phải suy ngẫm. Làm thế nào để làm mẹ nhàn nhã hơn, để tình cảm vợ chồng không bị ảnh hưởng và không phải than thân hay oán trách ai khác? Bí quyết của Thủy đơn giản lắm: “Hành trình làm mẹ – hãy là 1 đội”.
Vậy làm thế nào để không đẩy chồng sang bên kia “chiến tuyến”, làm thế nào để kéo anh chồng về cùng phe với mình để nuôi con không phải là cuộc chiến? Bản thân Thủy cũng là người đã từng làm mẹ sai cách, đã từng trầm cảm sau sinh như nhiều bà mẹ khác, nhưng mọi sự đã thay đổi khi cô tìm thấy 1 con đường…
Hãy đọc bài viết “Hành trình làm mẹ – Hãy là một đội” dưới đây của Thủy:
Những mặc định khiến nhiều phụ nữ gồng mình làm mẹ đến… vỡ tung
“Thường bố không thích nghe tiếng con khóc.
Còn mẹ đau lòng khi con khóc.
Thường bố chẳng vui khi con kén ăn.
Còn mẹ xót xa khi con kén ăn.
Thường bố mệt mỏi khi con quấy.
Còn mẹ lo lắng khi con quấy.
Phụ nữ có thể sống một tuổi trẻ lộng lẫy với những chiến tích huy hoàng. Thành tựu có khi chất cao như núi nhưng giây phút bản thân cấp tiến lên một bậc mới là khi họ ôm trong tay đứa con nhỏ.
Khi chúng ta hiểu rõ về sự hy sinh, sự đánh đổi, tinh thần trách nhiệm và yêu thương một sinh linh vô điều kiện.
Mọi người và bản thân chúng ta tự mặc định bất kì điều gì xảy ra với đứa bé cũng do mẹ và để mẹ.
Khi con khóc mẹ sẽ là người đứng dậy đầu tiên.
Khi con quấy mẹ sẽ là người thức trắng đêm ru ngủ.
Khi con ốm mẹ sẽ là người tìm hiểu thông tin trên mạng và liên hệ bác sĩ để giúp con.
Khi con không ngoan là do mẹ dạy dỗ không tốt.
Khi con không tăng cân là do mẹ không biết nuôi con.
Với những mặc định đó nên rất nhiều phụ nữ gồng mình đến vỡ tung trong quá trình nuôi con vì những áp lực trực tiếp và gián tiếp. Trầm cảm từ đó mà sinh ra.
Chúng ta được làm mẹ. Vậy hãy để chồng chúng ta làm bố.
Video đang HOT
Hãy để tiếng khóc của con cũng là nỗi trăn trở của bố.
Hãy để những vấn đề nơi con trở thành mối bận tâm của bố.
Hãy để sự hình thành nhân cách của con là trách nhiệm của cả mẹ lẫn bố.
Thời gian đầu mình rất bất an khi giao Thỏ cho ai. Lúc nào mình cũng muốn nhìn thấy con và chắc chắn con vẫn ổn. Ngày cũng khi đêm mình cứ phải dính chặt vào Thỏ.
Hơn thế nữa, cũng như tâm lý chung của nhiều phụ nữ mình thương anh Minh đi làm vất vả nên cho bao nhiêu thứ mình ôm hết vào làm. Thậm chí khi anh Minh muốn phụ, mình luôn cười và nói là: Em ổn!
Rồi mình trầm cảm như một lẽ thường tình. Như một điều hiển nhiên sớm muộn cũng phải xảy ra.
Sau cơn chật vật, vùng vẫy để thoát thân khỏi những hội chứng tiêu cực của trầm cảm, mình nhận ra một chân lý rằng: Phải trở thành một đội!
Từ đó câu nói cửa miệng của hai đứa mình để nuôi Thỏ là: “We are a team”.
Hãy để đàn ông trông con theo cách vụng về của riêng họ…
Hành trình nuôi con khi là một đội – Đừng tước mất quyền làm bố của các ông chồng
“Vì nhà chỉ có mình và anh Minh nên phương thức hoạt động của đội mình rất đơn giản. Việc trước tiên là phân chia công việc rõ ràng. Nếu lúc trước mình cứ tranh thủ nhờ anh Minh giữ Thỏ để làm việc này việc kia thì bây giờ hai đứa có khung giờ chính xác, từ đó mình xác định được khoảng thời gian trống để làm việc của mình.
Giống như nhiều gia đình, anh Minh đi làm cả ngày. Về nhà lúc 4:45 chiều.
Từ 4:45- 6:00 là thời gian anh Minh nghỉ ngơi, uống bia các thứ.
Từ 6:00-6:30 anh Minh sẽ chơi với Thỏ, tâm sự cũng như báo cáo một ngày đi làm với Thỏ. Có bị ai ở chỗ làm ăn hiếp không thì Thỏ sẽ xử lý người đó. Sau đó mình giữ Thỏ cho anh Minh đi tắm.
6:30-7:15 anh Minh tắm Thỏ, masage, cho Thỏ bú, đọc sách cho Thỏ và ru Thỏ ngủ.
Đàn ông vốn dĩ là vụng về, đại khái, có chút vô tâm nữa nhưng không có nghĩa họ không có đủ tình thương để trông con. Quan trọng là mình có cho họ cơ hội hay không…
Trong khoảng thời gian đó mình ở dưới bếp chuẩn bị cơm tối. Đây là khoảng thời gian mình thích nhất trong ngày vì mình mê nấu ăn, trong quá trình nấu ăn thì mình còn coi 800 chương trình yêu thích và cười hô hố.
Hai đứa luôn ăn tối cùng nhau vào khoảng 7:30 mỗi ngày. Sau đó ít nhiều gì cũng sẽ xem phim để ôm ấp, hít hà nhau. Cái thời gian ôm ấp này rất quan trọng vì mình lo cho Thỏ cả ngày, anh Minh đi làm cả ngày nên đây là khoảng trống duy nhất trong ngày hai đứa được xà nẹo.
Anh Minh được nghỉ thứ 7, chủ nhật. Vì thế anh Minh chia cho mình 1 ngày cuối tuần. Anh Minh sẽ giữ Thỏ hoàn toàn vào thứ 7, ngày hôm đó mình muốn làm gì, đi đâu cũng được.
Vài tuần đầu mình không dám đi đâu cả, nói là anh Minh trông Thỏ vậy thôi chứ mình như một con mẹ giám thị tới tháng cứ đi canh để chỉnh sửa. Cuối cùng mình còn mệt hơn người trông.
Từ đó mình nhận ra thêm một chân lí rằng: Hãy để đàn ông trông con theo cách vụng về của riêng họ , miễn con vẫn vui vẻ, ăn no, ngủ tốt thì con có dơ một tí, con có mệt một tí, nhà cửa bừa bộn một tí cũng chẳng sao.
Nếu Thỏ ăn với mình, mọi thứ đều nghiêm túc, gọn gàng sạch sẽ thì khi Thỏ ăn với anh Minh sẽ là một bãi chiến trường, mặt mũi đầu tóc đầy thức ăn nhưng bù lại Thỏ rất hào hứng để khám phá cái hành trình lem luốc cùng anh Minh.
Nếu Thỏ khóc mình hay tìm cách để dỗ hoặc đánh lạc hướng cho Thỏ quên đi. Còn với anh Minh, anh Minh sẽ để Thỏ khóc, khóc chán sẽ nín và chơi tiếp. Có lẽ vì thế khi chơi với anh Minh Thỏ ít quấy hơn do nhận thức được có làm giặc lên cũng vô ích.
Nếu Thỏ chơi với mình ở trong nhà bằng những trò chơi trí tuệ thì khi Thỏ chơi với anh Minh Thỏ sẽ được ra ngoài vận động nhiều hơn, Thỏ sẽ vào rừng đi dạo, được chạm vào các loại cây, lá khác nhau, được nhìn trời nhìn đất.
Cuối tuần rồi mình xách xe đi mua sắm tan nát cả ngày. Tới chừng về nhà thì thấy 3 cha con bình yên đi dạo cùng nhau, tự nhiên thấy bình yên ngập trong tim.
Hình ảnh 2 bố con đi dạo cùng chú mèo khiến trái tim Thủy tan chảy.
Đàn ông vốn dĩ là vụng về, đại khái, có chút vô tâm nữa nhưng không có nghĩa họ không có đủ tình thương để trông con. Quan trọng là mình có cho họ cơ hội hay không.
Để quá trình nuôi con được bền vững, lành mạnh, hạnh phúc. Hãy là một đội!”.
Nói kĩ hơn một chút Iris Cao tên thật là Cao Bích Thủy (sinh năm 1988) là một nữ tác giả có lối sống tích cực. Từng có câu chuyện tình yêu đẹp với người chồng hiện tại và 1 cuộc sống lúc nào cũng nhiều năng lượng khiến nhiều chị em khâm phục. Sau này đến với hành trình làm mẹ, những câu chuyện thú vị của cô cũng là động lực cho nhiều bà mẹ tìm thấy phương cách để hành trình nuôi con… dễ thở hơn. Và việc chia sẻ câu chuyện thật của cô từ những ngày đầu loay hoay khi làm mẹ đến việc thay đổi tư duy “đừng tước mất quyền làm bố của các ông chồng, hãy để đàn ông trông con theo cách vụng về của riêng họ” đã cho cô 1 cuộc sống khác nhiều niềm vui hơn. Để phụ nữ có con nhưng không hề “mất” chồng vì kéo tất cả về “mội đội”.
Phụ nữ hãy học cách của Thủy và thuộc lòng slogan “We are a team”, hành trình làm mẹ, làm vợ của bạn sẽ trở nên hạnh phúc hơn rất nhiều. Đừng vì sự cầu toàn của mình mà cho rằng đàn ông không làm được việc chăm con bởi “đàn ông vốn dĩ là vụng về, đại khái, có chút vô tâm nữa nhưng không có nghĩa họ không có đủ tình thương để trông con”.
Và hẳn nhiên điều này cũng cực quan trọng nữa, sau khi trao quyền làm bố cho người đàn ông ấy, bạn có cơ may vẫn còn giữ nguyên được một ông chồng tuyệt vời trước đây bạn đã từng yêu say đắm nữa nhé.
Nữ nhà văn nổi tiếng kể về những ngày trầm cảm sau sinh: Cả ngày vừa cho con bú vừa khóc, gần 3 tuần gần như không ngủ
Khác với nhiều phụ nữ sau khi sinh không biết mình bị trầm cảm, nữ nhà văn là người biết chắc chắn sẽ rơi vào trầm cảm từ trước lúc sinh.
Iris Cao (Cao Bích Thủy, sinh năm 1988 tại TP. Hồ Chí Minh), là một nhà văn được nhiều bạn trẻ yêu thích với các tác phẩm thuộc dòng sách tản văn viết về hành trình trải nghiệm và trưởng thành của những bạn trẻ trước những vấp ngã, tổn thương, như Thương nhau để đó, Ai rồi cũng khác, Mỉm cười cho qua, Mình sinh ra đâu phải để buồn, Hôm nay người ta nói chia tay...
Năm 2017, Iris Cao kết hôn với chồng người Mỹ mà cô thường gọi với cái tên thân mật là "anh Minh" và hiện đang sinh sống cùng chồng tại đất nước này. Cặp đôi vừa đón con trai - bé Thỏ - chào đời vào tháng 6 vừa qua, đúng lúc dịch Covid-19 đang bùng phát tại nơi cô sinh sống. Lần đầu làm mẹ với rất nhiều bỡ ngỡ, lại chỉ có 2 vợ chồng tự tay chăm sóc bé Thỏ, không người giúp đỡ nên chính bản thân nữ nhà văn này đã trải qua những ngày tháng bị trầm cảm sau sinh.
Không giống như những bà mẹ khác bị trầm cảm mà không hề biết mình đang trầm cảm, Iris Cao hiểu rõ chuỗi ngày tồi tệ với tâm trạng xuống dốc của mình. Nhưng rồi, may mắn khi có chồng hết sức tâm lý luôn ở bên cạnh, may mắn khi sớm phát hiện ra rồi kịp thời tự thay đổi chính mình, Iris Cao đã nhanh chóng vượt qua những ngày tháng ấy.
Mới đây, cô đã chia sẻ lại tâm trạng của mình về những ngày trầm cảm sau sinh khiến bao bà mẹ đồng cảm, nhờ đó biết bao người cũng hiểu được rõ hơn về nỗi khổ vô hình nhưng đáng sợ mà không ít bà mẹ phải đối mặt sau sinh.
Trải qua 1 thai kì đầy vất vả, lại sinh con vào thời điểm dịch bệnh nên Iris Cao biết mình dễ rơi vào trầm cảm sau sinh.
Nghén trọn vẹn 1 thai kì, cơn trầm cảm thực sự ập tới khi sinh Thỏ
Do dịch bệnh chuyển biến xấu nên kế hoạch mẹ mình sang giúp trông em bé bị hoãn. Tất cả các khoá học dành cho cha mẹ mình và chồng mình đăng kí cũng đều bị hủy. Khi mình được 35 tuần thì bệnh viện nơi mình sinh Thỏ công bố ca nhiễm Covid đầu tiên. Trong tâm lí căng thẳng vợ chồng mình thậm chí đã phải bàn đến việc sinh tại nhà để đảm bảo an toàn cho Thỏ nhưng sau khi cân nhắc thì rủi ro khá lớn cho việc sinh tại nhà nên cuối cùng vẫn phải sinh tại bệnh viện.
Phải nói thêm là mình nghén trọn 1 thai kì. 1 ngày ói hơn chục lần là bình thường. Có những hôm anh Minh đi làm, mình mang gối vào toilet nằm vì quá mệt bởi những cơn ói liên tiếp, ói đến độ xước cổ họng chảy máu luôn.
3 tháng đầu của thai kỳ mình xuống hẳn 10kg, lúc đi khám định kỳ bác sĩ còn tưởng rằng y tá cân lộn. Ngoài ra mình còn bị sưng nướu răng do hóc-môn thay đổi. Nói chung là mình tan nát. Lúc đó hầu như tự chịu, không than vãn hay kể với ai cả.
Đến chừng đẻ Thỏ thì cơn trầm cảm mới thực sự ập tới.
Vừa đau vết khâu, vừa mất ngủ, vừa bị thể trạng yếu chưa hồi phục, vừa ăn uống thất thường do không nấu nổi, vừa hoang mang trong việc nuôi 1 đứa nhỏ bé tí, vừa chưa thể thích nghi với việc cuộc sống bị đảo lộn.
Anh Minh đi làm, ngày nào mình cũng ôm Thỏ vừa cho bú vừa khóc và ngóng anh về. Chỉ cần nghe thấy tiếng xe anh quẹo vô là mình mừng hết sức.
Chuỗi ngày con khóc, không biết cách dỗ con, không hiểu con đang gặp khó khăn gì khiến mình gần như không ngủ suốt 3 tuần lễ đầu. Do đau vết khâu nên mình không thể leo lên giường, mình cứ đặt Thỏ trên sofa rồi ngồi kế bên, ngày cũng như đêm. Có những lúc lịm đi nửa tiếng rồi lại bừng tỉnh.
Một mình nuôi con lần đầu nó kinh khủng lắm. Đôi khi muốn đi tắm cũng không được, muốn nằm xuống nhắm mắt 10 phút cũng không được. Muốn ngồi bình tĩnh ăn 1 chén cơm cũng không được.
Bà mẹ trẻ gần như không ngủ suốt 3 tuần sau sinh.
Mình quay cuồng trong việc hút sữa, cho con bú, thay tã, giặt đồ. Nhoáng cái là hết ngày, có hôm mình phải chờ anh Minh về mới có thời gian xuống bếp ăn, vừa ăn mà vừa nghẹn ngào.
Hầu như ngày nào mình cũng cảm thấy chông chênh, nước mắt chẳng biết ở đâu không khóc cũng chảy dài thành hàng.
Và tệ hơn là việc mình cảm thấy tâm trạng xuống dốc nhất khi hút sữa, tiếng máy hút cùng vô vàn chất dinh dưỡng cứ thế trôi ra, mệt mỏi và kiệt sức.
Tự vượt qua chuỗi ngày trầm cảm
Mình đã phải nghiêm túc nhìn nhận vấn đề là mình không có sự trợ giúp và Thỏ rất cần mình. Anh Minh rất cần mình.
Mình đến gặp bác sĩ tâm lí, nói chuyện và tìm ra hướng đi cho bản thân.
- Mình luyện cho Thỏ ăn ngủ nề nếp nên mình nắm được những diễn biến sẽ xảy ra trong ngày nên sắp xếp được thời gian cho riêng mình để nấu nướng.
- Nếu mệt mỏi cứ nói, phụ nữ hay bị kiểu cố làm mọi thứ, chẳng chia sẻ nên không ai biết để giúp.
- Hãy cho mình thời gian rời con ra để đi dạo, shopping, hay bất cứ gì mình thích.
- Ăn ngủ điều độ đừng làm đại khái vì nó ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe và lượng sữa.
May mắn là anh Minh vô cùng tâm lý và thương mình. Mọi bực dọc, khùng điên, khó ở của mình ảnh chịu đựng hết, sau gần 2 tháng mình đã vượt ra trầm cảm, dần dần trở về nhịp sống bình thường. Tuy có đôi lúc tự nhiên tâm trạng vẫn tệ bất chợt nhưng nó không dai dẳng như trước.
"Nếu mệt mỏi cứ nói, phụ nữ hay bị kiểu cố làm mọi thứ, chẳng chia sẻ nên không ai biết để giúp".
Từ câu chuyện của chính mình đã trải qua, nữ nhà văn Iris Cao đã phải lên tiếng nhắn nhủ rằng mọi người thực sự nên quan tâm tới những mẹ bị trầm cảm sau sinh và giúp đỡ họ: " Vấn đề trầm cảm sau sinh nó phổ biến lắm mọi người ơi, vậy nên hãy chia sẻ nếu nghĩ mình đang gặp phải, đừng tự chịu 1 mình. Hãy thương những người mẹ sau sinh, một câu hỏi thăm, một lời động viên là liều thuốc kì diệu với họ đó.
Và quan trọng nhất đối với những người xung quanh ngoài việc bên cạnh, giúp đỡ thì hãy để người mẹ tự quyết định phương pháp chăm con. Bú mẹ cũng được, bú bình cũng được, bú sữa công thức cũng được, tắm nắng cũng được, không tắm nắng uống vitamin D cũng được, mang bao tay cũng được, không mang cũng được, tắm sáng cũng được, tắm chiều cũng được, con khóc dỗ ngay cũng được, không dỗ ngay cũng được.
"Anh Minh" - chồng Iris Cao vừa cho con bú vừa thư giãn.
Cái gì cũng được hết vì mẹ sẽ là người hiểu con mình nhất. Và mẹ nào cũng sẽ làm điều tốt nhất cho con nên ngoài mẹ (hoặc ba), những người khác tránh can thiệp thô bạo vào quá trình nuôi con cũng là 1 liệu pháp hạn chế trầm cảm cho phụ nữ sau sinh đó. Cho lời khuyên để các mẹ tham khảo thì được nha.
Lúc mình khó khăn tuyệt vọng nhất đã có rất nhiều bà mẹ ở khắp nơi an ủi, tâm sự, giúp đỡ thậm chí gửi quà và đồ cho Thỏ, nên bây giờ mình sẽ làm lại điều đó với những bà mẹ khác. Mình tuyệt đối không tư vấn chuyện tình cảm nhưng về con cái ai cần cứ hỏi, mình biết sẽ sẵn sàng giúp".
Bị người yêu chê, cô gái giảm 64kg, trở thành người mẫu ảnh nổi tiếng Sau khi bị bạn trai trêu đùa về ngoại hình, chỉ trong vòng 1 năm, cô gái béo ục ịch trở thành người mẫu ảnh chuyên nghiệp. Đàn ông có người mập, người ốm, người cao, người thấp. Phụ nữ cũng vậy. Nhưng có một điều lạ lùng rằng phụ nữ ít khi chê bai ngoại hình, bình phẩm nhan sắc của đàn...