Chia sẻ dữ liệu giữa hai hệ thống dân cư và giấy phép lái xe trong tháng 3/2022
Việc kết nối, chia sẻ dữ liệu giữa cơ sở dữ liệu (CSDL) giấy phép lái xe với CSDL quốc gia về dân cư sẽ được các đơn vị Bộ Giao thông vận tải (GTVT) thực hiện trong tháng 3/2022.
Dùng căn cước công dân gắn chíp điện tử để quét mã QR tại các ga đường sắt trên cao Hà Nội. Ảnh: Phạm Kiên/TTXVN
Để hoàn thiện hệ sinh thái phục vụ kết nối, khai thác, bổ sung làm giàu dữ liệu dân cư theo Đề án phát triển ứng dụng dữ liệu về dân cư, định danh và xác thực điện tử phục vụ việc chuyển đổi số quốc gia giai đoạn 2022 – 2025, tầm nhìn đến năm 2030 (gọi tắt là Đề án) đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt đầu tháng 1/2022, Bộ GTVT giao Cục Đăng kiểm Việt Nam và Trung tâm Công nghệ thông tin (CNTT) chủ trì triển khai kết nối, chia sẻ dữ liệu giữa CSDL giấy phép lái xe, đăng kiểm phương tiện với CSDL quốc gia về dân cư.
Kế hoạch của Bộ GTVT thực hiện Đề án này còn nêu rõ những nhiệm vụ trọng tâm khác sẽ được các cơ quan, đơn vị thuộc Bộ tập trung triển khai như: Nghiên cứu, rà soát đề xuất sửa đổi, bổ sung các quy định của pháp luật để sử dụng CSDL quốc gia về dân cư phục vụ thực hiện các thủ tục hành chính trên môi trường điện tử và phát triển kinh tế – xã hội (thực hiện trong tháng 3/2022); Cấp đổi, cấp lại giấy phép lái xe trên Cổng Dịch vụ công Quốc gia có kết nối với CSDL dân cư (tháng 5/2022); Thực hiện số hóa và tái sử dụng kết quả số hóa hồ sơ, kết quả giải quyết thủ tục hành chính có liên quan đến thông tin, giấy tờ cá nhân trong tiếp nhận, giải quyết thủ tục hành chính để làm giàu, cập nhật, bổ sung, kết nối, chia sẻ và sử dụng có hiệu quả CSDL quốc gia về dân cư phục vụ giải quyết thủ tục hành chính (tại Bộ phận một cửa cấp bộ từ ngày 1/6/2022)…
Để thực hiện kế hoạch, lãnh đạo Bộ GTVT yêu cầu người đứng đầu các cơ quan, đơn vị thuộc Bộ trực tiếp chỉ đạo, chủ động triển khai theo nhiệm vụ được phân công và xác định đây là một trong những nhiệm vụ trọng tâm giai đoạn 2022 – 2025, bảo đảm hiệu quả, đúng tiến độ. Trung tâm CNTT của Bộ GTVT được giao chủ trì việc theo dõi, kiểm tra, đôn đốc, hướng dẫn các đơn vị trực thuộc Bộ thực hiện Quyết định 06 và kế hoạch.
Video đang HOT
Trong Nghị quyết 12 về phiên họp Chính phủ thường kỳ tháng 1/2022, Chính phủ yêu cầu các bộ, ngành, địa phương ưu tiên nguồn lực tập trung triển khai các nhiệm vụ được giao tại Đề án phát triển ứng dụng dữ liệu về dân cư, định danh và xác thực điện tử phục vụ chuyển đổi số quốc gia giai đoạn 2022 – 2025, tầm nhìn đến năm 2030; rà soát, tái cấu trúc quy trình nghiệp vụ các thủ tục hành chính, triển khai các dịch vụ công trực tuyến thiết yếu kết nối với Cổng Dịch vụ Công Quốc gia, CSDL quốc gia về dân cư để phục vụ người dân, doanh nghiệp.
Được Thủ tướng Chính phủ ban hành ngày 6/1/2022, Đề án nhằm ứng dụng CSDL quốc gia về dân cư, hệ thống định danh và xác thực điện tử, thẻ căn cước công dân gắn chip điện tử trong công cuộc chuyển đổi số quốc gia một cách linh hoạt, sáng tạo phù hợp Chương trình chuyển đổi số quốc gia đến năm 2025, định hướng đến năm 2030 để phục vụ 5 nhóm tiện ích gồm: Phục vụ giải quyết thủ tục hành chính và cung cấp dịch vụ công trực tuyến; Phục vụ phát triển kinh tế, xã hội; Phục vụ công dân số; Hoàn thiện hệ sinh thái phục vụ kết nối, khai thác, bổ sung làm giàu dữ liệu dân cư; Phục vụ chỉ đạo, điều hành của lãnh đạo các cấp.
Tháng 12, người dùng thẻ CCCD gắn chíp có thêm những tiện ích gì?
Dự kiến trong tháng 12/2021, thẻ CCCD gắn chíp sẽ kết nối với cơ sở dữ liệu về thuế, hải quan, ngân hàng, giấy phép lái xe, bảo hiểm y tế.
Đại diện Bộ Công an cho biết, trong tháng 12/2021, sẽ tổ chức kết nối với cơ sở dữ liệu về thuế, hải quan, ngân hàng, giấy phép lái xe, bảo hiểm y tế để tích hợp thông tin vào thẻ căn cước công dân (CCCD) gắn chíp phục vụ tiện ích cho người dân; chuẩn bị nền tảng dữ liệu để tích hợp vào Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư để cung cấp định danh và xác thực điện tử.
Thẻ CCCD gắn chíp điện tử tích hợp đầy đủ thông tin sẽ giúp người dân đi giao dịch và làm các thủ tục sẽ không phải mang nhiều loại giấy tờ.
Với các cơ quan, tổ chức. CCCD gắn chíp cũng sẽ thay thế sổ hộ khẩu, sổ tạm trú để làm các thủ tục hành chính.
Người dân làm thẻ CCCD gắn chíp
Thực hiện chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ, Bộ Công an sẽ làm việc cụ thể với Bộ Tư pháp và Ngân hàng Nhà nước Việt Nam về việc sửa đổi, bổ sung Luật Căn cước công dân; Phát triển và sử dụng các ứng dụng trên thẻ CCCD và ứng dụng VNEID trên nền tảng công nghệ sinh trắc học để cung cấp các dịch vụ định danh, xác thực điện tử trong thanh toán, mở tài khoản... tạo thuận lợi cho người dân.
Đồng thời, rà soát các văn bản quy phạm pháp luật phục vụ triển khai định danh và xác thực điện tử, tích hợp thông tin các giấy tờ cá nhân của công dân trên thẻ CCCD và ứng dụng VNEID...
Bên cạnh đó, phối hợp xây dựng trình Chính phủ ban hành Nghị định về bảo vệ dữ liệu cá nhân trong tháng 12/2021; Đề án đẩy mạnh ứng dụng Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư phục vụ phát triển kinh tế - xã hội và chuyển đổi số quốc gia trong tháng 12/2021; Nghị định về định danh và xác thực điện tử và Quy chế quản lý, vận hành, khai thác Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư trước tháng 5/2022...
Thẻ CCCD gắn chip mang lại nhiều lợi ích cho người dân
Như vậy, sau khi được tích hợp thêm các tính năng để kết nối với bảo hiểm y tế, bảo hiểm xã hội, bằng lái xe, thuế, hải quan, ngân hàng... thẻ CCCD gắn chíp cơ bản đã lưu trữ đủ các thông tin của công dân để tạo điều kiện thuận tiện cho công dân thực hiện các giao dịch hành chính, đi lại.
Bộ Công an khẳng định, mức độ bảo mật của chíp rất cao nên thông tin định danh của công dân được lưu trên CCCD gắn chíp là không thể thay đổi và không thể giả mạo và việc đối sánh sinh trắc học có thể được thực hiện ngay trên chíp, hạn chế tối đa giả mạo danh tính. Ngoài ra, việc xác thực danh tính có thể thực hiện offline mà không cần đường truyền Internet.
Chíp điện tử gắn trên thẻ CCCD hoàn toàn không có chức năng định vị, theo dõi để xác định vị trí của người dân; việc tích hợp, sử dụng thông tin trên chíp tuân thủ quy định của pháp luật Việt Nam, đảm bảo an ninh, an toàn thông tin.
Đổi giấy phép lái xe trực tuyến trên toàn quốc từ năm 2022 Tổng cục Đường bộ Việt Nam (TCĐBVN- Bộ GTVT) sau khi triển khai thí điểm cấp đổi giấy phép lái xe (GPLX) trực tuyến tại 12 địa phương trong năm 2021, sẽ báo cáo kết quả để Bộ GTVT nhân rộng thực hiện trên toàn quốc từ năm 2022. Việc cấp đổi GPLX trực tuyến là dịch vụ công mức độ 4 trên...