Chia sẻ của mẹ đảm tại Biên Hòa với cách sống xanh kể cả khi không đi chợ
Chị em vẫn thường quen với việc sống xanh khi đi chợ như đem theo giỏ/làn, hộp và không lấy túi nilon. Nhưng nếu bạn lại không đi chợ thì việc sống xanh sẽ diễn ra như thế nào?
Bảo vệ môi trường là hành động mà nhiều người tiêu dùng hiện nay đang hướng đến. Từ đi chợ mang theo làn/giỏ, mua đồ uống mang theo hộp hay không lấy túi nilon khi mua hàng. Tất cả những cách sống xanh này đều đang hữu ích và được nhiều người hưởng ứng.
Tuy nhiên, nếu bạn là một người phụ nữ ít đi chợ hoặc thậm chí là bận rộn tới mức đều đặt hàng online thì cách sống xanh sẽ phải thực hiện như thế nào. Hãy cùng nghe chị Anh Thy chia sẻ cách sống xanh cực bổ ích của bản thân.
Chị Anh Thy rất chăm chỉ phân loại rác sử dụng hàng ngày, từ nhà tới cơ quan. Rác sẽ được chị phân thành 3 loại.
Loại 1: Là rác không phân hủy được sẽ giữ lại làm ecobrick, nhưng chị không có nhiều thời gian nên đã sử dụng cách gom hết lại. Khi gom đầy chị sẽ gửi xe rác riêng và bán ve chai. Vì tại chỗ ở của chị vẫn chưa có chính sách thu gom rác đã phân loại tại nguồn nên chị đã chủ động làm việc phân loại này trước.
Loại 2: Rác không ủ phân được như đồ ăn dư, cơm dư, sữa và các chế phẩm từ sữa và các loại rác khác, rác này đổ xe rác.
Loại 3: Rác cuối cùng là rác hữu cơ từ vỏ trứng, vỏ trái cây, bã ép, trái cây hư, rau củ hư, rau củ phần không dùng, cắt nhỏ chôn gốc cây, ủ phân hữu cơ.
Khi đựng rác chị cũng lưu ý như rác tái chế sẽ dùng túi nylon thường, rác mà quăng xe rác luôn chị sẽ dùng túi nylon phân hủy sinh học.
Hạn chế sử dụng túi nilon
Đầu tiên, chị Anh Thy rất hạn chế lấy bịch nylon, không tiêu thụ hộp xốp, muỗng nhựa, ống hút nhựa, ly nhựa một lần, chai nước nhựa một lần, nếu phải lấy sẽ phân loại rác như trên.
Chị luôn có sẵn túi vải, giỏ xách ở trong cốp xe. Khi cần lấy đồ cho ai, chị sẽ sử dụng túi vải to để đựng. Còn các túi nilon nhỏ chị sẽ gom lại cùng 1 chỗ đợi khi số lượng nhiều sẽ bán để tái chế.
Đem hộp đồ ăn, bình nước đi làm
Hằng ngày chị Anh Thy thường ít ăn cơm tiệm mà thay vào đó là mang hộp đồ ăn và bình nước đi làm. Nếu có đi mua đồ ăn take away chị cũng sẽ cầm theo hộp, ưu tiên các chỗ không sử dụng hộp xốp khi order ship.
Video đang HOT
Đi du lịch, đi ăn quán, chị cũng tự đem bình nước và muỗng đũa cá nhân cho em bé, người lớn thì chị dùng khăn cồn và chanh để lau trước khi ăn.
Cách sống xanh khi mua đồ online
Thực phẩm tươi sống: Các địa chỉ bán hàng thường hay kẹp sản phẩm bằng lá chuối, ép chân không và ship bằng thùng đá. Các bịch ép chân không này khi lấy thực phẩm ra bỏ hộp, chị sẽ rửa sạch sẽ và treo lên cho khô, xếp gọn lại để bỏ vào rác phân loại nhựa. Khi mua chị cũng sẽ dặn trước với cửa hàng là gói chung các loại tương tự nhau và cho vào 1 túi lớn rồi ép. Thịt các loại 1 bọc và cá các loại 1 bọc.
Rau củ/trái cây: Các chị bán trái cây, rau củ thường ship bằng thùng carton đã sử dụng, rau thì quấn bằng lá chuối, túi giấy. Nên phần túi giấy chị Anh Thy thường sẽ xếp gọn lại trả các chị tái sử dụng, các mút bọc trái cây cũng tương tự. Thun cột rau sẽ được chị tái sử dụng cho gia đình.
Mua nước ship online: Các cửa hàng sẽ thường kèm theo ống hút nhựa, khay nhựa, túi nylon, ly nhựa. Chị Anh Thy thường hạn chế uống những chỗ dùng ly nhựa quá nhiều. Lúc order sẽ luôn note là không lấy ống hút, nếu quán lỡ quên thì chị sẽ giữ lại, không sử dụng, gom chung với khay nhựa và túi để gửi lại quán trong những lần đặt hàng tiếp theo.
Một vài cách sống xanh khác của chị Anh Thy:
Sử dụng ống hút cá nhân tái sử dụng như silicone, inox. Mua bánh mì không lấy giấy nilon.
Cầm bình đi mua rau má và cầm hộp mua bánh bao cho con khi đi thả diều.
Ly nhựa được chị Anh Thy gom lại trồng cây, ươm cây hoặc bán ve chai.
Combo đi chơi, đi du lịch của bé nhỏ nhà chị Anh Thy.
Rác ở cơ quan gom lại để phân hủy.
NuNu
Theo toquoc.vn
Hội chị em dọn nhà, mua sắm dùng thử ngay túi nilon AnEco: Làm từ nhựa sinh học, phân hủy 100% thành mùn nuôi cây, nước và CO2
Thêm một lựa chọn thay thế túi nilon thông thường cho các chị em, bà nội trợ mà đảm bảo an toàn 100% cho cả gia đình lẫn môi trường.
Những năm gần đây, phong trào sống xanh đang nở rộ khắp nơi. Người ta bắt đầu dùng bình nước cá nhân, túi vải nhiều hơn, hạn chế nhựa dùng một lần.
Tuy nhiên, không phải món nào cũng có thể thay thế được, điển hình như các loại túi nilon đựng đồ, thực phẩm mà các chị, các mẹ hay dùng để đi chợ.
Trên thị trường đã có nhiều loại túi thân thiện với môi trường, nhưng phần lớn vẫn sử dụng nhựa. Chúng chỉ có tốc độ phân hủy nhanh hơn chứ vẫn gây ảnh hưởng khi đã phân rã thành các hạt vi nhựa rồi ngấm vào lòng đất, nguồn nước.
Hai trong số các sản phẩm từ nhựa sinh học tự phân hủy của AnEco.
Tại Việt Nam, trong khoảng 2 năm gần đây, người dùng đã có thêm những lựa chọn mới đến từ AnEco - công ty chuyên sản xuất các loại sản phẩm làm từ nhựa sinh học và tinh bột ngô. Những món đồ của thương hiệu này được khẳng định là có thể phân hủy hoàn toàn trong vòng 1 năm, biến thành nước, CO2 và mùn nuôi cây, không chứa nhựa hay hạt vi nhựa gây ảnh hưởng tới môi trường.
Túi nilon có quai để đi chợ: Dẻo dai, mịn màng, sờ vào là thấy "xịn"
Cái hay của AnEco là sản xuất ra đủ các loại mặt hàng thay thế nhựa dùng 1 lần với chất lượng rất cao, dẻo dai và dùng cho nhiều nhu cầu hơn chứ không chỉ để đựng rác. Điển hình là mẫu túi nilon có quai mà chúng tôi muốn chia sẻ dưới đây.
Túi nilon có quai loại màu trắng, kèm hộp giấy rất đẹp.
Thành phần chính là nhựa phân hủy sinh học an toàn với con người, đạt tiêu chuẩn của Châu Âu và tinh bột ngô.
Mẫu túi trong bài viết là loại kích thước nhỏ nhất, giá 160k/kg/220 túi. Mức giá này có thể coi là đắt, nhưng khi cầm túi trên tay bạn sẽ thấy ngay nó "xắt ra miếng". Bề mặt túi rất nhẵn mịn, mềm êm sờ rất sướng tay, khác hẳn cảm giác thô, rít của túi nilon thông thường.
Quy cách thiết kế và sử dụng đều y như túi nilon thông thường, chỉ thua kém một chút về độ dẻo dai.
Khi bị kéo, túi này không rách ngay mà chỉ giãn ra như thế này.
Cảm nhận thì có vẻ túi rất mỏng manh nhưng thực ra vẫn có độ dẻo dai, đàn hồi đáng kể. Chúng tôi đã thử kéo giãn túi ra và kết quả là không bị rách hẳn mà chỉ giãn ra, vẫn sử dụng được. Tuy nhiên, nếu bị vật nhọn như dao kéo hay góc của tuýp thuốc, kem đánh răng... chọc vào thì vẫn thủng như thường.
Các sản phẩm của AnEco đều có hạn sử dụng chỉ 1 năm.
Ngoài ra, bạn có thể lựa chọn mua phiên bản túi nilon có quai màu xanh lá với giá rẻ hơn, cỡ 128k/kg, cũng có nhiều kích cỡ nhưng chất nilon kém dẻo dai hơn một chút.
Túi đựng rác: Cũng mịn màng nhưng dễ rách, bốc mùi nếu bảo quản không tốt
Món thứ 2 mà chúng tôi muốn chia sẻ là loại túi đựng rác màu xanh lá, đang được bán với giá khoảng 145k/kg. Loại túi này cũng có nhiều kích thước để lựa chọn, vẫn có chất nhựa mềm mịn sờ rất thích tay. Tuy nhiên, sử dụng rồi mới thấy nó không có độ đàn hồi, dẻo dai như loại túi trắng có quai. Các chị em nếu mua thì nhất định phải chọn cho đúng kích thước thùng rác nhà mình nếu không thì rách ngay. Thậm chí, khi tách đáy túi khỏi cuộn phải cực kì cẩn thận nếu không sẽ bị bị xé toạc ra.
Túi đựng rác này có quy cách đóng gói dạng cuộn, mỗi lần dùng phải tách rời đáy túi.
Hãy cẩn thận khi tách nếu không túi sẽ bị rách ngay.
Ngoài ra, có một điểm yếu nữa về loại túi đựng rác màu xanh này là phân hủy nhanh quá, nhất là khi thời tiết nồm ẩm. Chúng tôi để cuộn túi trong phòng ở nhiệt độ thường, nhưng chỉ sau khoảng 2 tuần với tiết trời nhiều mưa, ẩm ướt ở Hà Nội những ngày qua thì cuộn túi bắt đầu bốc mùi hôi như đã đang bị phân hủy. Thứ mùi này đặc biệt nồng hơn hẳn khi chị em dùng để đựng rác thải hữu cơ hay đồ ăn thức uống thừa, vì thế nên phải thay đổi, dọn dẹp thùng đựng rác thường xuyên hơn.
Chị em nên chọn kích thước thật chuẩn vì túi này không có độ đàn hồi, rất dễ rách khi bị kéo căng theo chiều ngang.
Còn nhiều thương hiệu túi Made in Vietnam khác đáng thử
Ngoài AnEco, tại Việt Nam hiện đã có vài thương hiệu túi nilon sử dụng nhựa sinh học tự phân hủy khác, ví dụ như sản phẩm từ công ty TNHH Công nghệ và Dịch vụ thương mại Lạc Trung (Hà Nội), Gimex II, hay từ công ty cổ phần Thiên Kim An. Chị em có thể tìm mua, dùng thử để xem loại này là tốt và phù hợp nhất với nhu cầu của gia đình mình.
Điểm cộng:
Chất túi nilon mềm mịn, mỏng nhẹ dễ sử dụng
Có nhiều lựa chọn về loại hình, kích thước
Dễ mua trên các trang web TMĐT
Điểm trừ:
Hạn sử dụng chỉ tối đa 1 năm
Giá còn cao
Loại túi màu xanh cần bảo quản kĩ càng, tránh nhiệt độ và độ ẩm nếu không sẽ bốc mùi
Túi đựng rác chỉ phù hợp để đựng rác khô
Theo nhipsongviet
Chẳng cần tốn kém mua lồng sấy, cứ tận dụng mấy món dưới đây là quần áo, giày dép ắt khô ngay Sau nhiều năm sống chung với "đặc sản" mùa nồm miền Bắc, tôi đã tích trữ được cho mình kha khá bí kíp hong khô quần áo với chi phí gần như... 0 đồng. Trong những năm gần đây, khi thời tiết chuyển sang chế độ nồm ẩm, một số gia đình miền Bắc thường lựa chọn lồng sấy, điều hòa 2 chiều...