Chia sẻ của bà mẹ về một sự thay đổi bất ngờ của cơ thể khi mang thai mà nhiều phụ nữ không biết
Ngoài việc da sạm đi, đường sọc nâu xuất hiện, ngực to lên… thì còn có 1 thay đổi của cơ thể khi mang thai khác nữa mà chưa chắc các mẹ bầu đã biết.
Những sự thay đổi của cơ thể khi mang thai về mặt thể chất và tinh thần đối với người mẹ khi mang thai là vô kể. Mới đây, Monique Bowley, một nhà báo ở Mỹ đã chia sẻ những bức ảnh tuyệt vời về sự thay đổi bất ngờ của cơ thể mình trong quá trình mang thai đã khiến cô bị sốc mà không phải bà mẹ nào cũng biết.
Từ việc đổ mồ hôi quá nhiều tới việc xuất hiện cái rốn đen xì, ngực to lên, xương cụt đau nhức và thậm chí là lung lay răng và chắc chắn rằng danh sách những điều khó chịu khi mang thai còn chưa kết thúc ở đó. Thế nhưng, việc những chiếc lông bụng bất ngờ mọc lên chính xác là những gì mà nhà báo Monique đang trải qua trong thai kỳ của mình.
Nhà báo Monique Bowley đã chia sẻ những bức ảnh về chiếc bụng bầu đầy lông của mình.
Chia sẻ một bức ảnh về chiếc bụng bầu đầy lông của mình, Monique đùa rằng cô sẽ gọi nó là “Hagrid” (tên một nhân vật đầy râu trong truyện Harry Potter của nhà văn J.K. Rowling người Anh). Cô cho biết thêm, khi 20 tuổi cô đã sử dụng laser để triệt lông, tuy nhiên điều này không thể ngăn cản việc hoc-môn trong quá trình mang thai khiến đám lông mọc trở lại.
Nhà báo này cho biết mình đã nhận ra những sợi lông mọc đầy bụng trong một lần nhìn xuống dưới khi đang tắm. Cô nói đùa rằng: “Tôi đã nghĩ rằng tôi có thể đan cho con tôi một chiếc áo vest nhỏ bằng chỗ lông đó”. Những chiếc lông bất ngờ xuất hiện rất sớm trong 3 tháng đầu thai kỳ của cô và vẫn chưa có dấu hiệu thay đổi gì trong 25 tuần sau đó.
Mặc dù đã sử dụng laser để triệt lông khi 20 tuổi, tuy nhiên điều này vẫn không thể ngăn cản hoc-môn khi mang thai khiến đám lông mọc trở lại.
Video đang HOT
Sau đó, Bowley đã lên các phương tiện truyền thông để khoe về chiếc bụng đầy lông của mình. Mục đích của cô chủ yếu là cho các phụ nữ khác thấy được thực tế của quá trình mang thai mà nhiều người phụ nữ sẽ phải trải qua bên cạnh những hình ảnh hoàn hảo về thai kỳ mà họ thường được thấy chia sẻ trên Instagram. Bowley cho biết mình rất thích đám lông bụng và rất tự hào về chiếc bụng đầy lông của mình. Cô cho biết mình sẽ không có ý định cạo nó đi và cô cũng tin rằng các bác sỹ siêu âm vẫn có thể đối phó tốt với đám lông đó.
Monique Bowley tự hào khoe chiếc bụng đầy lông trên các phương tiện truyền thông và cho biết không có ý định cạo nó đi.
Tiến sĩ Joseph Sgroi, một bác sĩ sản khoa làm việc tại Mỹ cũng phát biểu với trang Mamamia rằng việc những chiếc lông mọc quá nhiều vẫn được coi là bình thường trong quá trình thai kỳ. Sự thay đổi hoc-môn trong quá trình mang thai do lượng androgen gây ra trên các cấu trúc cơ thể người mẹ bao gồm cả nang tóc và tuyến dầu là nguyên nhân chính của hiện tượng này. Bác sỹ Joseph cũng cho biết thêm rằng, sẽ vẫn có thể có lông mọc nhiều trở lại ngay cả sau khi người mẹ đã triệt lông bằng laser. Tuy nhiên, các bà mẹ cứ yên tâm vì điều này thường sẽ biến mất khá nhanh sau khi sinh. Trên thực tế là còn rất nhiều thay đổi của cơ thể khi mang thai khác mà người mẹ sẽ phải đối mặt trong thai kì như núm vú to lên, tăng tiết nước bọt hay kích thước bàn chân lớn hơn… và hầu hết các hiện tượng này sẽ dần mất đi sau quá trình mang thai.
Nguồn: Dailymail
Theo Helino
Bà bầu nên tiêm phòng từ tháng thứ mấy?
Trong quá trình mang thai để có thể giữ cho mẹ bầu và thai nhi có một cơ thể khỏe mạnh và phòng chống được các bệnh gây hại. Bài viết cung cấp cho các mẹ những kiến thức hữu ích trong việc tiêm phòng để đảm bảo an toàn cho sức khỏe của mẹ và con
Trong quá trình mang thai nhất định bà bầu cần phải tiêm phòng
Việc tiêm vắc xin trước và trong khi mang thai đóng vai trò quan trọng trong phòng ngừa một số bệnh có thể gây ảnh hưởng tới sức khoẻ của cả mẹ và thai nhi. Trong đó, một số loại vắc xin có thể sử dụng an toàn trong khi mang thai vì được làm từ vi sinh vật đã chết. Thời gian tiêm phòng của các vắc xin này có thể tiêm được trong quý thứ 2 hoặc thứ 3 của thai kỳ.
Vacxin uốn ván:- Uốn ván là một bệnh do vi khuẩn uốn ván gây ra, ảnh hưởng tới hệ thần kinh trung ương, gây cứng cơ, cứng hàm, mất nhận thức và gây thai chết lưu ở bà bầu. Chúng xâm nhập vào cơ thể con người qua các vết thương hở trên da.- Các thai phụ có thể tiêm phòng uốn ván trước hoặc trong khi mang thai đều không ảnh hưởng tới thai nhi.
Mẹ bầu lưu ý tổng số lần tiêm phòng uốn ván là 5 lần, sau 5 lần có tiêm nhắc lại hay không còn tùy thuộc vào thai nghén sau cách mũi cuối cùng bao lâu. Lịch tiêm phòng uốn ván cho bà bầu cụ thể như sau:
Mũi 1: Càng sớm càng tốt khi có thai lần đầu hoặc nữ 15-35 tuổi ở vùng có nguy cơ cao.
Mũi 2: Ít nhất 4 tuần sau mũi 1.
Mũi 3: Ít nhất 6 tháng sau mũi 2 hoặc trong kỳ có thai sau.
Mũi 4: Ít nhất 1 năm sau mũi 3 hoặc trong kỳ có thai sau.
Mũi 5: Ít nhất 1 năm sau mũi 4 hoặc trong kỳ có thai sau. Không có khoảng cách tối đa giữa các mũi tiêm uốn ván.
Trước khi mang thai cần chú ý
Có rất nhiều bệnh có thể gây nguy hiểm cho bé bạn cần đề phòng và tiêm phòng vacxin trước khi có ý định mang thai để tránh những hậu quả nguy hiểm cho thai nhi như sảy thai, đẻ non, dị tật, dị dạng thai nhi...dưới đây là những loại vacxin bà bầu cần tiêm phòng trước khi mang thai:
Rubella- Nếu bà bầu mắc bệnh Rubella vào 3 tháng đầu và tháng cuối của thai kì thì dễ bị sảy thai, đẻ non, thai nhi dị dạng...Vì vậy trước khi có thai nên tiêm phòng Rubella để phòng ngừa bệnh. Rubella là 1 bệnh lành tính, chữa nhanh khỏi và có thể phòng tránh.
Viêm gan B- Trước khi có bầu bạn nên tiêm phòng viêm gan B để tránh mắc bệnh và gặp biến chứng nguy hiểm như ung thư gan.
Thủy đậu- Trước khi mang thai ít nhất 2 tháng bạn nên tiêm phòng thủy đậu vì nếu trong khi mang thai bạn mắc bệnh thủy đậu dễ ảnh hưởng tới thai nhi khiến thai nhi bị dị tật, dị dạng liệt chân tay...
Tiêm phòng cúm- Bình thường cảm cúm, hắt hơi, sổ mũi, là bệnh đơn giản nhưng khi mang thai mắc bệnh này có thể khiến thai nhi của bạn bị ảnh hưởng và gây hậu quả không tốt cho thai nhi. Vì thế trước khi có ý định mang thai bạn nên tiêm phòng cúm vào thời điểm dịch cúm bùng phát (tháng 11-tháng 3 năm sau).- Nếu bạn bị nhiễm cúm, hắt hơi, sổ mũi trong quá trình mang thai thì cần phải đến chuyên khoa sản khám ngay để có được lời khuyên tốt nhất.
Lưu ý khi tiêm phòng cho bà bầu
Chị em mang bầu khi tiêm phòng nên chọn cơ sở uy tín đã được chứng nhận của Bộ y tế về tiêm chủng để đảm bảo an toàn. Thêm nữa, trong trường hợp bà bầu mang đa thai hay có nguy cơ sinh non thì cần lưu ý hỏi ý kiến bác sĩ trước khi tiêm phòng.
Bà bầu tuyệt đối không nên tiêm phòng nếu trong người đang bị sốt nhẹ hoặc đang mắc các bệnh như cúm, viêm gan. Cần tham khảo ý kiến bác sĩ về trường hợp bị đặc biệt này.
Theo www.phunutoday.vn
Vỡ ối khi mới 18 tuần, thai nhi chỉ có 1% cơ hội sống sót, mẹ bầu đã làm cách này để cứu con Ban đầu, Cally bị chảy máu âm đạo nhưng khi khi mang thai được 16 tuần thì tình trạng chảy máu không còn. Dù vậy, 2 tuần sau đó, chị lại bị vỡ ối. Năm 2016, Cally Hibbert là một thai phụ 25 tuổi sống ở Ashton-under-Lyne, Greater Manchester, Anh. Khi đó chị đang mang thai bé Leo và trước Leo, chị đã...