Câu chuyện về những tờ tiền từng có mệnh giá lớn nhất thế giới
Trong suốt lịch sử của tiền giấy, đã có những tờ tiền có mệnh giá lên tới hàng triệu, hàng tỷ, thậm chí là hàng nghìn tỷ. Một số là những hiện vật lịch sử rất có giá trị với các nhà sưu tập, số khác vẫn đang được sử dụng hiện nay.
Đồng 100 USD là đồng tiền được cả thế giới biết tới. Theo cựu chủ tịch Cục dự trữ Liên bang Mỹ, hai phần ba số tiền 100 USD đang được lưu hành ngoài nước Mỹ. Nước này cũng từng in các tờ tiền có mệnh giá 500, 1000, 5000 và 10000 USD cho tới những năm 1940. Vào năm 1969, theo lệnh của Tổng thống Nixon, tất cả các tờ tiền mệnh giá trên 100 USD đều phải ngừng lưu hành và in ấn. Một phần lí do được cho là để ngăn chặn việc các đồng tiền này được sử dụng bởi tội phạm có tổ chức.
Tờ tiền mệnh giá 500 Đô la Mỹ
Tờ tiền mệnh giá 10 nghìn USD khi đó có giá trị tương đương 64 nghìn USD ngày nay. Đồng tiền có mệnh giá lớn nhất được in bởi nước Mỹ là chứng nhận vàng với mệnh giá 100 nghìn USD, được in chân dung tổng thống Woodrow Wilson. Chỉ có 42 nghìn tờ tiền như vậy được in vào những năm 1930 để Cục dự trữ Liên bang sử dụng nội bộ. Chúng được coi là tài sản của chính phủ và các nhà sưu tập không được sở hữu chúng, tuy nhiên có một tờ duy nhất đang được giữ tại viện Smithsonian và trưng bày trong một số dịp đặc biệt.
Tờ 100 nghìn USD, được in chân dung tổng thống Woodrow Wilson
Tờ 1000 Đô phát hành năm 1890 in hình George Meade
Chứng nhận vàng 1000 Đô sơ-ri 1928, với hình Grover Cleveland
Video đang HOT
Trên thế giới, các loại tiền có mệnh giá cao hơn 100 USD vẫn được lưu hành thường xuyên. Liên minh châu Âu đang sử dụng loại tiền 500 Euro, trong khi Canada sử dụng loại tiền 1000 đôla Canada cho tới năm 2000 khi nó được rút khỏi thị trường do lo ngại về tội phạm có tổ chức. Nhật Bản có loại tiền 10000 Yên, trong khi Indonesia đã in loại tiền 100.000 Rupiah. Italia sử dụng loại tiền 500.000 Lira cho tới khi nước này chấp nhận đồng Euro và hiện nay Việt Nam cũng đang sử dụng loại tiền mệnh giá 500.000 đồng.
Tờ tiền 500,000 lira, in hình Raffaello Sanzio
Một người có thể trở thành triệu phú rất dễ dàng nếu cầm trong tay một tờ tiền của Rumani và Thổ Nhĩ Kỳ, trước khi các đồng tiền này được định giá lại vào năm 2005. Trước đó, chúng được coi là những loại tiền có giá trị thấp nhất thế giới. Rumani đã in loại tiền 1 và 5 triệu Leu, trong khi Thổ Nhĩ Kỳ sở hữu loại tiền 1, 5, 10 và 20 triệu Lira. Vào năm 2005, tờ tiền 20 triệu Lira tương đương với 13,5 USD. Hai nước này đã định giá lại tiền của mình bằng việc bỏ bớt sáu số 0 và tung ra các tờ tiền có mệnh giá thấp hơn.
Tờ tiền một triêu Leu của Rumani năm 2003
Ngân hàng Anh quốc dùng các tờ tiền mệnh giá lớn trong giao dịch họ với Ngân hàng Scotland và Bắc Ireland. Loại tiền “giant” (khổng lồ) có mệnh giá 1 triệu Bảng, trong khi “Titan” (bạch kim) có mệnh giá tới 100 triệu Bảng. Các giao dịch này ít được công chúng biết tới còn các tờ tiền đều được cất giữ cẩn thận trong các hầm chứa.
Trên đây là ví dụ về các loại tiền mệnh giá lớn được in bởi các nền kinh tế ổn định. Nếu một đất nước trải qua giai đoạn siêu lạm phát, tiền tệ sẽ mất giá rất nhanh và các chính phủ phải in những loại tiền có mệnh giá cực lớn để bù lại, đôi khi con số này lên tới hàng tỷ hoặc cao hơn.
Tờ tiền Titan 100 triệu Bảng của Ngân hàng Anh
Brazil và Áo từng in loại tiền 500.000 Cruzeiro Real và Kronen. Argentia và Georgia có tiền 1 triệu Peso và Laris. Peru in tiền 5 triệu Intis, trong khi Bolivia sở hữu tiền mệnh giá 10 triệu Peso. Hi Lạp dưới thời Phát xít chiếm đóng phải in loại tiền mệnh giá 100 tỷ Drachma. Khi Nam Tư tan rã, nước này đã cho ra đời tiền 500 tỷ Dinar. Nước Đức sau Thế chiến thứ nhất đã phải in tiền mệnh giá hàng nghìn tỷ Marks. Zimbabwe đã ra mắt loại tiền có mệnh giá lớn nhất của mình vào năm 2009, đó là 100 nghìn tỷ Dollar. Khi đó, loại tiền này không đủ giá trị để mua vé xe buýt tại thủ đô Harare.
Tờ tiền 1 tỷ Đô la của Zimbabwe
Tờ tiền 100 nghìn tỷ Đô la Zimbabwe năm 2009
Trường hợp siêu lạm phát tệ nhất thế giới từng biết là Hungary sau Thế chiến thứ hai cho tới tháng 8/1946. Nhiều nhà sưu tập đã coi loại tiền Pengo của Hungary là tiền có mệnh giá cao nhất thế giới, lên tới 100 triệu tỷ (một số 1 với 20 số 0 ở sau). Hungary cũng từng in loại tiền 1 tỷ tỷ Pengo (một số 1 với 21 số 0), nhưng loại tiền này không được đưa ra thị trường. Tiền Pengo khi đó gần như vô giá trị. Vào năm 1946, Hungary giới thiệu Forint, đồng tiền hoàn toàn mới, và một bức ảnh nổi tiếng đã cho thấy đường phố tràn ngập các tờ tiền Pengo bị người dân vứt bỏ. Khi đó, 1 Forint đổi được 4 tỷ tỷ tỷ Pengo (một số 4 và 29 số 0 ở sau).
Bức ảnh nổi tiếng đã cho thấy đường phố tràn ngập các tờ tiền Pengo bị người dân vứt bỏ
Tờ tiền được các nhà sưu tập ví có mệnh giá cao nhất của Hungary
Phan Hạnh
Theo Dantri/Atlas
Nguyên nhân thúc đẩy Trung Quốc tiếp tục đánh "hổ lớn"
Tới nay, công cuộc chống tham nhũng của lãnh đạo thế hệ thứ 5 ở Trung Quốc đã đánh đổ 4 con "hổ lớn", gồm 1 quan chức giữ chức trưởng ở cấp nhà nước và 3 quan chức giữ chức phó ở cấp nhà nước...
Tờ "Đông phương Nhật báo" của Hong Kong số ra ngày 15/1 cho rằng nếu gọi nguyên Ủy viên Thường vụ Bộ Chính trị kiêm Bí thư Chính pháp Trung ương Trung Quốc Chu Vĩnh Khang là "hổ siêu lớn", thì nguyên Ủy viên Bộ Chính trị kiêm Phó Chủ tịch Quân ủy Trung ương Từ Tài Hậu, nguyên Phó Chủ tịch Chính hiệp Toàn quốc Tô Vinh (người từng làm Bí thư Tỉnh ủy) và nguyên Trưởng Ban Mặt trận Thống nhất Trung ương Lệnh Kế Hoạch (người từng làm Chủ nhiệm Văn phòng Trung ương Đảng Cộng sản Trung Quốc) chính là "hổ lớn".
Tới nay, công cuộc chống tham nhũng của lãnh đạo thế hệ thứ 5 ở Trung Quốc đã đánh đổ 4 con "hổ lớn", gồm 1 quan chức giữ chức trưởng ở cấp nhà nước và 3 quan chức giữ chức phó ở cấp nhà nước nêu trên. Không chỉ có vậy, hàng chục "con hổ thông thường" là các quan chức cấp tỉnh, bộ (giữ hàm từ Thứ trưởng trở lên) cũng đã bị hạ bệ. Đây là thành tích tốt chưa từng có trong lịch sử "đánh hổ", chống tham nhũng của Trung Quốc. Thành quả đấu tranh chống tham nhũng mấy chục năm qua của Ban Kiểm tra Kỉ luật Trung ương gộp lại cũng không được huy hoàng như vậy.
Kết quả chống tham nhũng trong một năm còn hơn cả mấy chục năm của lãnh đạo thế hệ thứ 5 sẽ để lại dấu tích quan trọng trong lịch sử Trung Quốc nói chung và lịch sử nước Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa nói riêng. Tuy nhiên, lãnh đạo thế hệ thứ 5 không vì thế mà thỏa mãn, ngược lại, họ sẽ tiếp tục tăng cường chống tham nhũng và trong năm 2015 này sẽ đưa cuộc chiến chống tham nhũng ở Trung Quốc đi vào chiều sâu.
Ông Chu Vĩnh Khang (giữa) rời Tứ Xuyên đi Bắc Kinh đảm nhận chức vụ mới trong Chính phủ trung ương năm 2002 (ảnh AFP/TTXVN)
Trước tiên là do cuộc đấu tranh chống tham nhũng không có dấu chấm hết, không có điểm cuối cùng, cần được tiến hành mãi mãi. Hai là, tình hình hiện nay được đánh giá là vẫn rất phức tạp, không thể coi thường khả năng các thế lực tham nhũng phản ứng, "quay đầu vồ lại".
Trở lực đối với việc điều tra các vụ án tham nhũng là rất lớn, rủi ro rất cao, tính mạng của nhân viên điều tra bị uy hiếp, thủ đoạn chống trả của thế lực tham nhũng rất tàn độc, khó phòng chống. Tới thời điểm hiện nay, lãnh đạo thế hệ thứ 5 và Ban Kiểm tra Kỷ luật Trung ương vẫn phải cảnh giác về các nguy cơ cũng như hậu quả nghiêm trọng của cuộc chiên chống tham nhũng, đồng thời quyết tâm không để "thua" trong cuộc chiến này.
Bên cạnh đó, trải qua hai năm tiến hành thanh tra, điều tra, vẫn còn những vụ án lớn, vẫn thấy bóng dáng của những con "hổ siêu lớn", "hổ lớn" và "hổ thông thường". Cần phải xử lý vấn đề này như thế nào? Tên đã được bắn ra không thể trở lại cung nữa! Nếu lãnh đạo thế hệ thứ 5 và Ban Kiểm tra Kỉ luật Trung ương dừng cuộc chiến chống tham nhũng lại sẽ làm mất niềm tin trong đảng, trong quân đội và trong nhân dân, hậu họa rất khó lường.
Ngoài ra, thành tích đạt được trong cuộc chiến chống tham nhũng hiện nay vẫn chưa đủ để lãnh đạo thế hệ thứ 5 hoàn toàn kiểm soát đại cục, có được đại quyền chỉ định người kế nhiệm tại Đại hội Đại biểu Đảng Toàn quốc lần thứ 19, thực hiện bố trí quyền lực (như mong muốn). Nó cũng chưa đủ để lãnh đạo thế hệ thứ 5 hoàn thành đại kế hoạch đầy tham vọng là "thúc đẩy cải cách kinh tế toàn diện".
Xuất phát từ các nguyên nhân nêu trên, tờ "Đông phương Nhật báo" cho rằng điều khiến dư luận suy đoán và tin tưởng là cuộc chiến chống tham nhũng ở Trung Quốc năm nay sẽ còn khiến "hổ lớn" giữ chức phó ở cấp nhà nước, thậm chí là "hổ siêu lớn" giữ chức trưởng ở cấp nhà nước, bị đánh đổ. Tuy nhiên, số lượng có vượt qua năm 2014 hay không tạm thời rất khó nói. Chỉ có điều nếu như không đánh đổ được "hổ lớn", cái gọi là "duy trì áp lực cao trong cuộc chiến chống tham nhũng, không lơi lỏng" mà lãnh đạo thế hệ 5 vừa tuyên bố ngày 13/1 tại Hội nghị Toàn thể lần thứ 5 Ban Kiểm tra Kỉ luật Trung ương khóa 18 sẽ bị mất đi nửa phần tin tưởng.
Theo TTK/baotintuc.vn
Quan hệ Trung-Triều ngày càng bấp bênh Hãng tin Yonhap (Hàn Quốc) ngày 14-1 dẫn lời học giả Trung Quốc Diêm Học Thông, Giám đốc Viện Quan hệ quốc tế đương đại thuộc ĐH Thanh Hoa (Trung Quốc), ghi nhận quan hệ chính trị căng thẳng giữa Trung Quốc và CHDCND Triều Tiên sẽ ngày càng bấp bênh hơn... Nhà lãnh đạo Triều Tiên Kim Jong-ul và Chủ tịch Trung...