Chia sẻ bí quyết thử chuột gaming chỉ trong 1 phút
Không cần mất nhiều thời gian, anh em sẽ chọn được chuột phù hợp nhất với mình qua 4 tiêu chí.
Mình thấy có nhiều anh em, đặc biệt là mấy bạn mới bắt đầu chơi gear thường mất rất nhiều thời gian khi chọn chuột, chọn xong rồi mua về nhà lại lòi ra mấy thứ không được vừa ý. Cái này cũng khó trách vì anh em cũng còn thiếu trải nghiệm . Tuy nhiên mình nghĩ là mình có thể giúp anh em chọn chuột một cách nhanh chóng và triệt để hơn đấy.
Sau đây là bài hướng dẫn đơn giản về kỹ năng thử chuột gaming chỉ trong 1 phút của mình, hy vọng có ích với anh em khi đi mua chuột!
Cảm nhận form chuột
Con chuột mà cầm không ổn thì không làm được gì cả. Thế nên trước khi nghĩ đến chuyện gì đó xa xôi với con chuột thì anh em cầm vào phải hợp cái đã, thuận tay cái đã rồi muốn làm gì thì làm. Anh em cứ cầm con chuột qua một góc trải nghiệm nào đó mà ngồi y như lúc chơi game vậy, sau đó cầm con chuột theo cách anh em chơi game y như thường ngày.
Sẽ có một số điểm mà mình muốn anh em lưu ý như sau:
Nếu anh em chơi chủ yếu là game FPS, hãy thử vung vẩy chuột và nhấc lên nhấc xuống xem form chuột có cho phép anh em cầm chắc chắn hay không vì đây là thể loại cần anh em thao tác rất nhanh và mạnh với chuột. Nếu anh em chơi chủ yếu là game MOBA thì hãy chú ý xem cảm giác cầm có thoải mái hay không, nhớ chú ý 2 ngón áp út và ngón út xem có thoải mái không nhé, vì game MOBA chơi một ván rất lâu nên độ thoải mái của 2 ngón đó cũng rất quan trọng. Một người bình thường sẽ có một số kiểu cầm chứ không chỉ cầm đúng một kiểu. Anh em hãy thử cầm con chuột đó theo những cách mà anh em quen cầm nhất. Mình thì cầm chủ yếu 2 kiểu cơ bản là palm grip và claw grip nên khi mua chuột, mình sẽ chỉ mua con nào tối ưu cho 2 kiểu cầm này. Anh em cũng cần để ý xem độ dốc, độ nghiêng của 2 phím trái phải chuột có phù hợp với mình hay không. Mặc dù nó có thể quen dần theo thời gian nhưng tốt nhất thì anh em nên mua con chuột mà mình cầm một phát quen luôn.
Video đang HOT
Mình thì sờ chuột nhiều lắm rồi nên mình tự tin có thể nhận biết được form chuột có hợp với mình hay không trong khoảng 10 giây. Anh em nếu chưa quen sờ chuột thì cứ nghe theo cảm nhận cá nhân của mình, con chuột cứ thong thả cầm trong 20 giây, thấy không được thì quăng ra một bên, đi thử con khác.
Kiểm tra cảm giác tiếp xúc
Một con chuột muốn cho cảm giác cầm nắm tốt thì ngoài form chuột ra nó còn phải cho cảm giác tiếp xúc tốt đã. Sờ ở đây không phải là bảo anh em cầm con chuột lên rồi mò mẫm nhé. Hãy cứ để nó nguyên trên mặt bàn như lúc cảm nhận form chuột mà sờ thử, cảm nhận chất liệu của chuột khi tiếp xúc với nó bằng các đầu ngón tay, lòng bàn tay…
Có 2 thứ mà anh em cần phải chú ý cảm nhận nhất trong phần này:
Bề mặt nhựa của chuột có quá nhám hay quá láng với anh em hay không? Thông thường thì bề mặt chuột quá nhám cũng không vấn đề, anh em cầm một chút sẽ quen. Tuy nhiên nếu anh em là người hay ra mồ hôi tay thì hãy cẩn thận với mấy con chuột có bề mặt láng bóng vì chúng sẽ rất trơn khi dính mồ hôi. Đây cũng là điều kiến cho nhiều anh em tuy rất thích form chuột Zowie những vẫn không dùng được. Bề mặt ốp cao su cũng cần được lưu ý, thường thì các dòng chuột từ trung cấp đổ lên sẽ có ốp cao su ở 2 bên hông chuột, trừ một số dòng chuyên FPS. Mình sẽ chia làm 2 loại là cao su cứng (điển hình là chuột của Razer và Steelseries) và cao su mềm (điển hình là chuột của Logitech và Corsair). Cao su cứng khi cầm vào cũng không khác biệt lắm so với nhựa nhám nhưng được cái là nó rất bền và rất bám tay kể cả khi dính nước. Anh em nào ra nhiều mồ hôi thì ưu tiên cao su cứng cho mình. Anh em nào ít ra mồ hôi thì có thể cân nhắc cao su mềm, cầm dễ chịu hơn.
Phần này thì nhanh, sờ bề mặt thôi mà, cũng không có gì khó khăn cả, mất tầm 20 giây là được.
Test thử cảm giác nhấn
Đã kiểm tra form cầm và bề mặt tiếp xúc của chuột qua rồi thì mọi thứ còn lại rất đơn giản. Anh em hãy thử click liên tục trên 2 phím trái phải chuột như khi đang chơi tựa game yêu thích của mình xem nó có thuận tay không. Một số anh em sẽ thích cảm giác nhấn đanh và chắc của các dòng chuột như G402/502/703 , Rival 600/650/700, một số anh em khác lại thích cảm giác nhấn dịu nhẹ đặc trưng của chuột Razer và Corsair.
Nói chung mỗi người mỗi kiểu, anh êm ưng cảm giác nhấn nào thì ưu tiên chọn chuột đó. Nhưng mà nhớ để ý mấy con chuột Zowie cho mình, bọn này dùng switch Huano anh em nhấn sẽ thấy sâu và nặng hơn một chút so với các dòng chuột dùng switch Omron. Bọn này mang ra bắn súng rất ổn nhưng chơi MOBA click liên tục thì hơi căng đấy.
Bước này thì cũng nhanh thôi, theo mình thì anh em cứ click click tầm 10 giây gì đó là đủ thấy mình có hợp với cảm giác nhấn hay không rồi.
Nhấn các nút phụ (nếu có)
Đa số các dòng chuột gaming hiện nay đều có một số nút phụ để anh em có thể macro, chỉnh DPI các kiểu. Thật ra thì chúng cũng không phải quá quan trọng trong trải nghiệm chuột nhưng chỉ khi thực sự quen với chúng thì anh em mới có thể phát huy hết được khả năng của con chuột mà thôi, thế nên việc test các nút phụ cũng là điều cần thiết.
Phần này thì mình cũng không hướng dẫn anh em một cách cụ thể được do mỗi hãng mỗi khác và không theo quy chuẩn nào cả. Anh em cứ thử mò mẫm và nhấn các nút phụ trong 10 giây, thấy ổn là OK. Tuy nhiên anh mình xin được nhắc lại một lần nữa là mấy nút phụ không quan trọng bằng những thứ bên trên trừ khi cách chơi của anh em không thể thiếu nó được. Thế nên đừng vì các nút này mà bỏ qua con chuột hợp ý mình nhé. Bản thân mình cũng đang dùng tốt một con G502 mà gần như chẳng bao giờ đụng được vào nút DPI shift của nó do mình có bàn tay trung bình nhỏ và ngón cái không đủ dài.
Chuột gaming Zephyr tích hợp quạt, giữ bàn tay bạn luôn khô ráo
Zephyr là chuột gaming đầu tiên có tích hợp quạt làm mát trên thị trường.
Được phát triển bởi công ty Mindshunters có trụ sở tại Hồng Kông, chuột gaming Zephyr sở hữu thiết kế độc đáo, đèn RGB tùy chỉnh và một quạt vật lý tích hợp bên trong. Mục đích của quạt là giữ cho bề mặt của chuột luôn mát mẻ khi chơi game liên tục trong thời gian dài. Nhờ vậy, bạn sẽ không còn phải lo lắng về vấn đề lòng bàn tay đầy mồ hôi nữa.
Zephyr là chuột gaming đầu tiên của Mindshunters và công ty cho biết thiết bị được "thiết kế từ những chi tiết cơ bản để giúp bạn thao tác tốt nhất trong khả năng của mình".
Nói đến chuột chơi game, Zephyr đi kèm với công tắc OMRON cao cấp, cảm biến Pixart 3389 lên tới 16.000 DPi, thiết kế cấu trúc mở dạng tổ ong để hỗ trợ luồng không khí thích hợp và đèn RGB có thể tùy chỉnh.
Điểm nổi bật của thiết bị này là quạt tích hợp được thiết kế để giữ cho lòng bàn tay của bạn khô ráo tạo cảm giác luôn mát mẻ. Quạt vật lý này nằm ngay bên dưới bề mặt mà lòng bàn tay của người dùng thường đặt lên và có cả đèn RGB riêng.
Quạt có thể quay với tốc độ cơ bản là 4000 RPM và tối đa là 10.000 RPM. Khi lòng bàn tay đã khô, người dùng có thể tắt đi. Thiết bị còn hỗ trợ một nút bên dưới dùng để chuyển qua các chế độ khác nhau cho quạt.
Theo công ty, ngay cả khi quay ở tốc độ cao nhất, quạt vẫn không phát ra nhiều tiếng ồn giúp người dùng tập trung hoàn toàn vào trò chơi. Thiết bị cung cấp khả năng làm mát bị động nhờ thiết kế phía ngoài mở và thoáng mát. Tuy được tích hợp quạt vật lý và khá nhiều chi tiết bên trong nhưng thiết bị chỉ nặng 68g.
Công ty gần đây đã hoàn thành một chiến dịch Kickstarter thành công trong việc đưa dự án đi vào hoạt động với sự giúp đỡ của 757 người ủng hộ, gây quỹ khoảng 68,513 USD. Công ty đã có kế hoạch giao các đơn đặt hàng hiện tại trên toàn thế giới vào tháng 10 năm nay.
Cooler Master MM711: Chuột gaming LED RGB 'nhẹ nhất thế giới' Với những anh em game thủ cần nhiều thao tác tay, chuột siêu nhẹ Cooler Master MM711 sẽ giúp tránh các rủi ro chấn thương trong quá trình sử dụng. Nếu muốn tìm một mã chuột gaming thao tác nhẹ nhàng, độ chính xác gần như tuyệt đối và một thiết kế bắt mắt... thì anh em sẽ phải tìm đến Cooler Master...