Chia rẽ cực mạnh, các studio lớn liên tục đưa ra những quan điểm trái chiều về game NFT – bất ngờ nhất vẫn là Valve “nói ít làm nhiều”
Các studio lớn đang đưa ra rất nhiều những quan điểm trái ngược về lĩnh vực mới mẻ mang tên game NFT.
Không thể phủ nhận rằng trong năm 2021, game NFT đã trở thành một trong những chủ đề nhận được vô số sự quan tâm từ phía ngành công nghiệp game online thế giới. Chẳng những thu hút sự chú ý của vô số các game thủ, game NFT còn dần trở thành chủ đề, hướng phát triển của không ít các studio trong tương lai. Không đứng ngoài cuộc đua, ngay cả các studio lớn cũng dần dần tỏ thái độ rõ ràng về game NFT, nhưng là theo những chiều hướng rất khác nhau. Trong đó, không khó để chia ra sự đối nghịch về mặt quan điểm của các ông lớn.
Về mặt không thiện chí, nổi bật nhất chắc chắn phải kể tới Valve. Nói ít làm nhiều, ông lớn sở hữu nền tảng game số một trên thế giới là Steam này chỉ đơn giản là cấm phát hành toàn bộ những nội dung, tựa game có yếu tố liên quan tới blockchain và tiền điện tử trên cửa hàng của họ vào 10/2021. Bên cạnh đó, Take Two – một studio game cũng khá đình đám với thương hiệu GTA lại thừa nhận họ khá yêu thích các ứng dụng hàng hóa số, nhưng nó không nhất thiết phải là NFT. “Tôi tin vào hệ thống Blockchain, nhưng tôi không tin rằng cứ thứ gì số hóa hoặc được áp dụng NFT sẽ tự nhiên có giá trị hoặc phát triển trong tương lai” – CEO của Take Two phát biểu.
Video đang HOT
Ngoài ra, Microsoft cũng tỏ ra khá dè dặt khi nhắc tới sự phát triển của làng game NFT và hoàn toàn chưa có ý định lấn sân sang lĩnh vực có phần mới mẻ này.
Thế nhưng, đi ngược với luồng ý kiến kể trên, có khá nhiều các ông lớn khác lại tỏ ra tương đối hào hứng, thậm chí không giấu diếm ý định sẽ đầu tư và phát triển mạnh mẽ việc tích hợp NFT, Blockchain vào trong các tựa game của mình. Có thể kể tới trường hợp của Epic – đối thủ của Steam. Nếu như Steam kiên quyết nói không thì Epic lại sẵn lòng mở rộng vòng tay chào đón toàn bộ các tựa game NFT tới với nền tảng, cửa hàng của mình. Cũng theo chiều hướng ấy, CEO của Ubisoft còn gọi NFT là một cuộc cách mạng và thử ứng dụng cho tựa game của mình, dẫu cho kết quả không như mong đợi.
Chung ý tưởng với Ubisoft, một số ông lớn khác trong ngành như Sega, Square Enix cũng đã rục rịch có những động thái đầu tiên. Sega thì đã đăng ký nhãn hiệu NFT của riêng mình, dẫu cho vẫn còn một số dè dặt trước sự phản đối của game thủ. Square Enix thì mạnh mẽ hơn khi đang lên dần ý tưởng cho các dự án trong tương lai. Ngoài ra, một số ông lớn khác như Sony, EA, Capcom cũng đã dần có những động thái đầu tiên trong lĩnh vực này mà việc FIFA 22 đã xuất hiện Token là minh chứng rõ ràng nhất.
Steam và Epic Games - cuộc chiến giữa giá trị của game truyền thống và game NFT
Cuộc chiến này cũng đang thu hút được rất nhiều sự chú ý của ngành công nghiệp game trên toàn thế giới.
Phải thừa nhận một thực tế rằng, các tựa game NFT đang tạo ra vô số những mâu thuẫn trong ngành công nghiệp game thế giới vào lúc này. Thực chất, ban đầu, game NFT vẫn được coi là một thứ gì đó tương đối xa xăm, chưa thật sự đủ lớn mạnh và tạo thành xu thế để tất cả quan tâm. Thế nhưng theo thời gian, vì những ảnh hưởng của dịch bệnh cũng như nhiều lý do khách quan khác, các tựa game NFT giờ đây lại đang trở nên bùng nổ hơn bao giờ hết nhất là về mặt số lượng. Và điều này cũng phần nào kéo theo sự quan tâm của không ít những ông lớn trong ngành mà Ubisoft hay Tencent nổi bật nhất.
Thế nhưng, điều này cũng làm nảy sinh ra không ít những mâu thuẫn của ngành game thế giới. Và mọi thứ có thể thấy rõ qua cuộc chiến giữa Steam và Epic Games. Xứng đáng là "kỳ phùng" địch thủ của nhau, Epic Games và Steam vẫn luôn mang tới những sắc thái đối lập. Theo đó, nếu như Valve (chủ của Steam) đã quyết định cấm cửa toàn bộ những tựa game có xuất hiện yếu tố blockchain được phép bày bán trên sạp hàng của mình thì Epic lại sẵn sàng thu nhận tất cả. Điều này cũng tượng trưng cho hai luồng ý kiến chủ đạo của các game thủ về xu hướng mới này vậy. Các game thủ truyền thống thì cho rằng NFT ở thời điểm hiện tại chủ yếu là một hình thức đầu tư và làm mất đi các giá trị truyền thống vốn có của ngành công nghiệp game, trong khi bên đối diện lại khẳng định, đó chính là xu thế tất yếu của mọi tựa game trong tương lai.
Tất nhiên, nếu xét về độ phủ sóng, Steam vẫn được đánh giá cao hơn so với Epic Games và động thái của nền tảng này đã gây ra tổn hại không nhỏ tới nhiều studio. Điển hình như My Neighbor Alice - tựa game từng dự kiến sẽ ra mắt vào quý 1/2022 trên Steam đã phải hủy bỏ kế hoạch phát hành trên nền tảng này. Cay đắng hơn, một số tựa game NFT đã xuất hiện trước đó trên Steam cũng bị xóa một cách không thương tiếc.
Trong khi đó, Epic Games cho biết họ vẫn mở cửa cho các trò chơi hỗ trợ tiền mã hóa hoặc tài sản dựa trên blockchain trên cửa hàng trò chơi của mình. Tuy nhiên, có một điểm khó là các studio sẽ không thể sử dụng hệ thống thanh toán của Epic cho các giao dịch tiền mã hóa của mình. Điều này cũng gây ra không ít trở ngại cho nhiều tựa game. Nhưng dù sao, ít ra cánh cửa từ Epic Games cũng vẫn đang mở với các tựa game NFT chứ không đóng sầm như Steam.
Và nếu dựa theo ý kiến của số đông cộng đồng game thủ thì sự quyết liệt của Steam lại đang rất được ghi nhận, khi mà nó hợp với tâm lý chung. Nhiều người cho rằng đây là cách để Steam tiếp tục bảo tồn, phát huy những giá trị truyền thống của ngành công nghiệp game thế giới. Và về cơ bản, game vẫn là để giải trí, chứ không phải để kiếm tiền như cách mà nhiều tựa game NFT đang sử dụng để thu hút người chơi.
Final Fantasy 7 Remake dường như sẽ hướng đến Steam Phiên bản làm lại của Final Fantasy 7 đang hướng đến nền tảng Steam của Valve. Theo VCG, phiên bản PC của Final Fantasy 7 Remake dường như sẽ chuyển sang nền tảng Steam của Valve, thông tin này dựa theo các tệp được tìm thấy trong phiên bản trên Epic Game Store được phát hành gần đây. Final Fantasy 7 Remake dường...