Chia nợ cưới
“Mình cưới con đầu nên không thể có chuyện tiết kiệm làm úi xùi được! Làm như thế khác nào để thiên hạ người ta… chửi cho vào mặt. Dù có thêm nợ nần tôi cũng quyết cưới thằng cả cho bằng chị bằng em”.
Ảnh: minh họa
Đám cưới thằng út vừa xong được một hôm, vợ chồng chúng còn đang lâng lâng trong men tình hạnh phúc thì bà Nụ đã gọi cả hai tới rồi nói:
- Hôm nay mẹ muốn công khai tài chính với các con về chuyện thu chi tiền bạc của đám cưới vừa rồi…
Con trai, con dâu bà Nụ ngồi im nghe mẹ hạch toán từng món một, từ chuyện tiền mừng cưới tất tật được bao nhiêu cho tới chi phí từ A đến Z của tiệc cưới. Sau khi thống kê xong, bà Nụ bảo:
- Đấy, tất cả tiền mừng cưới được tổng cộng là 35 triệu 650 ngàn đồng! Còn khoản tiền chi tiêu, tính cả việc mua chăn, ga, gối, đệm; tiền chi cho lễ ăn hỏi, lễ đăng ký, lễ cưới… hết tổng cộng là 85 triệu 745 ngàn đồng. Như vậy số tiền còn âm là khoảng 50 triệu đồng.
Khi nghe bà Nụ hạch toán chi phí, cô con dâu chỉ biết im lặng, còn cậu con trai bà lên tiếng:
- Vâng, thì mẹ cứ mang số tiền mừng thu được trả nợ trước đi, còn đâu thì tính nước trả dần chứ biết làm sao bây giờ?!
- Ừ, thì cũng phải mang trả hết số tiền mừng thu được trả cho người ta, chứ để muộn ngày nào chịu lãi ngày đó. Mà mẹ nói cho hai đứa biết mà tính này, mấy bữa hai đứa ra ở riêng thì cũng phải lo bớt một phần khoản nợ 50 triệu đồng mà mẹ đã đi vay lãi để làm đám cưới, chứ mình mẹ làm sao lo trả hết được. Mẹ tính thế này, mẹ gánh 25 triệu, còn một nửa chúng mày phải chịu, được chứ?
Video đang HOT
Lúc này cô con dâu mới lên tiếng rụt rè:
- Dạ, mẹ tính thế nào chúng con cũng nghe hết ạ. Đây là tiệc cưới của vợ chồng con nên có lẽ mẹ để vợ chồng con chịu phần hơn, khoản nợ là 30 triệu, còn mẹ gánh giúp 20 triệu là được rồi…
Cuộc thỏa thuận chia chác nợ cưới của gia đình bà Nụ diễn ra khá êm xuôi, dẫu nó còn đọng trong tâm tư của mỗi người chút ưu phiền, lòng trĩu nặng vì khoản nợ lãi mà mỗi bên phải phấn đấu cật lực mới lo trả hết.
Khoản nợ từ tiệc cưới cho con của gia đình bà Nụ là khoảng 50 triệu đồng ở trên không thấm vào đâu so với món nợ sau khi tổ chức cưới cho con trai của nhà ông Nam cùng xã. Bởi sau khi đã trừ đi khoản tiền mừng cưới, gia đình còn nợ tới 70 triệu đồng. Điều kiện kinh tế của nhà ông Nam cũng chẳng lấy gì làm dư giả, chỉ tạm gọi là đủ ăn, vậy nên tất tật số tiền cưới cho con, ông bà đều phải đi vay lãi. Thoạt đầu, vợ ông Nam bàn việc tổ chức tiệc cưới đơn giản, tiết kiệm, thế nhưng ông gạt phăng đi bảo:
- Mình cưới con đầu nên không thể có chuyện tiết kiệm làm úi xùi được! Làm như thế khác nào để thiên hạ người ta… chửi cho vào mặt. Dù có thêm nợ nần tôi cũng quyết cưới thằng cả cho bằng chị bằng em.
Nói là làm, ông Nam đã đi vay một khoản tiền hơn 200 triệu để về lo tổ chức đám cưới cho con. Đám cưới xong xuôi, sau khi đã gom đếm hết số tiền mừng cưới mang trả bớt chủ nợ, vậy mà khoản nợ vẫn còn xấp xỉ 70 triệu đồng.
Với đồng lương hưu ít ỏi của hai vợ chồng, cộng với thu nhập từ cái cửa hàng tạp hóa mà khách chủ yếu là sinh viên thuê trọ xung quanh nên vợ chồng ông Nam bắt buộc phải tính kế chia khoản tiền nợ cưới lớn kia cho vợ chồng thằng cả để chúng “gánh” đỡ 35 triệu đồng.
Sự chi phối của gánh nặng nợ nần đã làm niềm vui, niềm hạnh phúc của họ giảm đi ít nhiều. Họ chỉ biết an ủi nhau và thầm trách bố vì muốn “đẹp mặt” với thiên hạ nên mới ra nông nỗi…
Theo ANHP
Cưới vợ về tôi mới biết mình đã bị lừa trắng trợn
Tôi mới kết hôn cách đây 3 tuần, nhưng cuộc hôn nhân đang trên đà tan vỡ vì cưới về tôi mới biết mình bị lừa trắng trợn.
Tôi quen vợ hiện tại của tôi (chắc chắn trong tháng sau sẽ là vợ cũ) cách đây nửa năm. Tôi làm nhân viên của một siêu thị điện máy, công việc chủ yếu là giao hàng và bảo hành tại nhà. Vợ tôi là nhân viên may của một cửa hàng mành rèm. Cô ấy sống gần chỗ trọ của tôi, ở cùng cô ấy là cô em gáiđang học năm thứ 2 đại học. Mới đầu tôi quen em gái của vợ, em ấy là người rất vui tươi tinh nghịch.
Qua vài lần gặp gỡ, em ấy thường sang đi nhờ tôi một đoạn đường đến trường. Rồi trong những lần tán gẫu, tôi biết chị gái em đang làm ở cửa hàng rèm gần nhà, năm nay 24 tuổi, chưa có người yêu. Nghe được thông tin đó, cảm thấy phù hợp với tiêu chuẩn chọn vợ của mình, tôi trêu chọc bảo em ấy giới thiệu cho tôi.
Em ấy nói chị gái em nhút nhát lắm, chỉ biết đi làm và chăm sóc em gái thôi. Chị ấy sống dưới quê và năm ngoái mới lên thành phố tìm việc và ở cùng em để tiện bề chăm lo. Lúc đó, tôi nghĩ đây chính là người tôi cần và đang tìm kiếm một người chân chất, hiền lành, biết chăm sóc người khác. Vậy là tôi đòi xin em ấy số của chị gái, đồng thời hẹn em ấy hôm nào đó mời cả hai chị em đi ăn tối.
Những ngày sau đó, tôi lên kế hoạch tán tỉnh cô chị của em. Đúng như những gì em của cô ấy nói, em cũng ít nói. Trong những lần đi chơi đều là cô em lém lỉnh, láu cá nói tranh hết phần. Mỗi khi bị cô em gán ghép, cô chị ngượng ngùng ngước mắt lên định nói gì đó nhưng nhìn thấy tôi lại mím môi cúi đầu.
Tôi từng ảo tưởng lấy vợ như thế này về sẽ đỡ điếc tai, ít bị càm ràm, lại ngoan ngoãn nghe lời chồng. Vì thế, sau vài lần gặp gỡ, tôi chủ động nhắn tin hẹn hò riêng với cô ấy để "xúc tiến tình cảm". Nhưng cô ấy không bao giờ chịu đi một mình với tôi. Tôi tưởng cô ấy thẹn thùng, lại có lòng phòng bị nên cũng không miễn cưỡng nữa.
Trước khi cưới, tôi hăm hở về cuộc sống chung sau hôn lễ bao nhiêu thì đến khi cưới xong, tôi cảm thấy thất vọng, chán nản bấy nhiêu (Ảnh minh họa)
Từ đấy chúng tôi vẫn tiếp tục những cuộc hẹn 3 người. Em gái em cũng chưa bao giờ tạo điều kiện cho hai đứa tôi ngồi riêng. Thành ra, những gì về cô ấy đều do em gái nói. Mà tôi cũng dần quen với việc cô ấy chăm sóc mình. Từ khi tôi ngỏ lời thích cô ấy, muốn được theo đuổi, thỉnh thoảng cô em gái lại bưng sang cho tôi mấy món ăn chị gái nấu. Mà bên phòng họ có việc gì nặng, cần đến sức đàn ông là chạy sang nhờ tôi.
Tình cảm của ba người chúng tôi vô cùng tốt, thậm chí đến cái áo của tôi bị rách, cô ấy cũng khâu. Tôi phải thừa nhận mọi thứ về cô ấy đều khiến tôi hài lòng. Cô ấy nấu ăn ngon, rất hợp khẩu vị của tôi. Cô ấy khéo tay đến mức khi nhận về chiếc áo, tôi cũng không hề nhìn ra nó từng bị rách. Tôi rất thích nhìn cô ấy thẹn thùng, cúi gằm mặt xuống hoặc cười bẽn lẽn.
Vì thế tôi tính sớm cưới cô ấy làm vợ. Tôi gọi điện nói chuyện với bố mẹ đẻ. Mẹ tôi nói nếu tôi đã tìm hiểu kỹ càng rồi thì hẹn ngày, bố mẹ sẽ lên thành phố rồi xem mặt cô con dâu tương lai. Tối đó, tôi sang nói chuyện với hai chị em việc mẹ tôi muốn gặp cô ấy. Trong khi cô chị không nói gì thì cô em đã reo lên hoan hô, nói rằng muốn phó thác chị gái cô ấy cho tôi cả đời, bắt tôi hứa không được làm chị cô ấy khóc hay đau buồn.
Vì lúc đó đang yêu đương mù quáng nên cái gì tôi cũng gật hết. Vài ngày sau, đúng như kế hoạch, tôi đưa cô ấy đến gặp bố mẹ. Bố mẹ tôi có vẻ hài lòng với cô ấy, dù cô ấy vẫn thích cúi đầu khi nói chuyện và có vẻ khá căng thẳng hồi hộp nên đối đáp không được tự nhiên. Nhưng mẹ tôi khen cô ấy tính tình thật thà, đáng tin cậy. Nhưng khi tôi đưa cô ấy về rồi quay trở lại tìm mẹ tôi thì bà nói, sao bà cảm thấy cô ấy hơi chậm chạp và hỏi tôi xem đã tìm hiểu kỹ lưỡng chưa?
Tôi đáp đã quen biết và ở gần nhà chị em cô ấy 4 tháng trời rồi, sao lại không hiểu chứ. Thế là bố mẹ tôi ra về trong niềm vui sắp có con dâu. Sắp xếp xong bên phía gia đình cô ấy, chúng tôi lên kế hoạch làm đám cưới.
Tôi cảm thấy áp lực khi sống với người vợ như vậy (Ảnh minh họa)
Cưới xong, chúng tôi chuyển về sống ở một căn hộ lớn hơn trước, cách cửa hàng cô ấy làm khá xa. Còn em gái cô ấy thì chuyển về ký túc xá của trường. Trước khi cưới, tôi hăm hở về cuộc sống chung bao nhiêu thì đến khi cưới xong, tôi cảm thấy thất vọng, chán nản bấy nhiêu.
Ức chế hơn cả là cưới về tôi mới biết hóa ra tôi bị lừa trắng trợn. Không phải vợ tôi ít nói hiền lành gì mà là cô ấy vốn dĩ đã bị thần kinh không bình thường. Cô ấy gặp cản trở về ngôn ngữ, nói có lúc ổn định, câu nào ra câu nấy nhưng có lúc chậm và bị lắp. Ban đêm, cô ấy còn ngồi ngẩn người trên giường cho tới khi tôi tắt đèn đòi đi ngủ, cô ấy mới chịu nằm xuống. Bất kỳ việc gì, tôi cũng phải bảo ban cô ấy từ đầu đến cuối mới xong.
Những việc vặt trong nhà cô ấy làm khá tốt (vì chắc đã quen) nhưng gần gũi chồng thì không biết một chút gì khiến tôi vô cùng bực bội. Ngoài ra, đôi lúc những lời tôi nói, cô ấy không hiểu gì hết. Khi tôi mắng thì cô ấy vẫn vui vẻ nhe răng cười, thậm chí còn rót nước cho tôi uống. Đến tiếng đồng hồ sau lúc này cô ấy mới hiểu vừa rồi bị chồng mắng, liền bỏ lên giường nằm khóc đến sưng húp hai mắt. Tôi nổi nóng thì cô ấy chạy vào nhốt mình trong tủ quần áo tới khi nào không nghe thấy tiếng động nữa mới ra ngoài. Tôi cảm thấy áp lực khi sống với người vợ như vậy.
Tôi đang tính xem có cách nào để ly hôn mà không làm hai bên gia đình xấu hổ và thông cảm. Vì dù sao tôi cũng đã từng hứa trước mặt hai bên gia đình sẽ không bạc đãi cô ấy. Chứ còn cứ nằng nặc đòi ly dị thì tôi không làm thằng Sở khanh được. Mong mọi người cho lời khuyên tốt nhất.
Theo VNE
Quá xấu hổ tại vì cách sắm Tết chi ly của vợ Úp mặt vào chậu nước lạnh, anh té nước liên hồi vào mặt để hạ hỏa. Anh không ngờ vợ mình lại chi ly sắm Tết tới như vậy. Anh là một người đàn ông khó tính, phải mất rất nhiều thời gian anh mới tìm được người vợ ưng ý mình. Vợ anh không phải quá nhan sắc nhưng chị rất nết...