Chia lợi nhuận cho ‘gà nhà’ thấp nhất trong 8 công ty lớn: ‘Bảo sao SM bị kiện tới chục lần’
Bạn sẽ phải bất ngờ trước phần trăm lợi nhuận mà các nghệ sĩ nhà SM nhận được.
Mới đây, cộng đồng fan K-Pop dậy sóng về một bảng tổng hợp phân chia phần trăm lợi nhuận của 8 công ty giải trí hàng đầu Hàn Quốc hiện nay là SM, YG, JYP, Bighit, FNC, CUBE, Pledis và Starship. Ngoài sự hài lòng của người hâm mộ về tỉ lệ phân chia khá công bằng của JYP hay Bighit, ít ai nghĩ được rằng, công ty chia phần trăm lợi nhuận cho gà nhà thấp nhất lại đến từ Big3 và không ai khác đó chính là SM Entertainment.
Bảng phân chia lợi nhuận của 8 công ty giải trí hàng đầu K-Pop.
Theo đó, phần trăm lợi nhuận trung bình mà các nghệ sĩ nhận được theo thứ tự giảm giần là: Starship 70%, Bighit 60%, YG 57.5%, JYP 52.5%, FNC 50%, Pledis 37.5%, CUBE 37.5% và cuối cùng là SM chỉ với 31.2%.
SM là công ty chia phần trăm lợi nhuận cho gà nhà thấp nhất.
Sau khi bảng tổng hợp được công bố, nhiều cư dân mạng đã tỏ ra phẫn nộ không chỉ riêng với những công ty nhỏ mà đặc biệt là với SM – một trong 3 công ty giải trí lớn nhất Hàn Quốc nhưng tỉ lệ “ăn-chia” lại quá bất công với gà nhà, thậm chí còn có người gọi SM là “quân ăn cướp” khi số phần trăm chia cho nghệ sĩ không hề xứng đáng với lịch trình bận rộn của họ. Một số bình luận của Knets về bảng tổng hợp phân chia lợi nhuận này:
- SM bị làm sao đấy, ăn chia kiểu gì thế kia?
Video đang HOT
- Bảo sao SM từng bị kiện đến chục lần, nghệ sĩ cũng hay đá đểu công ty suốt.
- Vậy mới biết YG, JYP với Bighit là chia công bằng nhất.
- Cả CUBE và Pledis nữa, làm được gì cho gà nhà đâu mà ăn nhiều thế?
- Đa số các nghệ sĩ nhà CUBE và Pledis đều tự sáng tác nhạc, đã không mất tiền mua bài hát rồi mà còn mặt dày ăn nhiều nhỉ?
- Thực sự mấy công ty nhỏ chia như vậy cũng hơi quá đáng nhưng SM mới là vấn đề kìa.
- Là một fan Seventeen và BTOB, tui thực sự muốn đập vào mặt Pledis và CUBE cho họ tỉnh ra…
Còn bạn, bạn nghĩ sao về bảng tổng hợp trên và về phần trăm lợi nhuận mà SM chia cho gà nhà?
Theo SaoStar
Chính thức chấm dứt thương vụ Mobifone mua 95% cổ phần AVG
Ngày 18/12, Tổng công ty Viễn thông Mobifone và Công ty Cổ phần Nghe nhìn Toàn cầu (AVG) đã ký thỏa thuận hủy bỏ, chấm dứt và thanh lý giao dịch mua bán cổ phần của Mobifone tại AVG.
Chính thức chấm dứt thương vụ Mobifone mua 95% cổ phần AVG
Đến thời điểm hiện tại, Mobifone đã thu lại toàn bộ số tiền liên quan đến dự án, bao toan vôn nha nươc tai doanh nghiêp. Tổng số tiền Mobifone đã thu thu lại là hơn 8.775 tỷ đồng, trong đó gồm số tiền gốc mà Mobifone đã thanh toán cho việc mua 95% cổ phần AVG là hơn 8.445 tỷ và các chi phí khác.
Ngoài ra, Mobifone cũng đã trả lại 344.660.000 cổ phần cho các cổ đông của AVG.
Trước đó, vào ngày 13/3/2018, tại trụ sở Bộ Thông tin và Truyền thông, nhóm cổ đông và Hội đồng thành viên, Ban tổng giám đốc Mobifone đã có cuộc họp, trao đổi về việc chấm dứt hợp đồng mua AVG với nguyên tắc: nhóm cổ đông Mobifone thống nhất việc chấm dứt hợp đồng; Mobifone hoàn trả lại toàn bộ cổ phần AVG cho nhóm cổ đông; nhóm cổ đông hoàn trả lại đầy đủ số tiền Mobifone đã thanh toán cộng với tiền lãi và các chi phí liên quan.
Cũng theo thoả thuận giữa hai bên, nhóm cổ đông chuyển nhượng cổ phần AVG cũng sẽ hỗ trợ Mobifone khoản lãi số tiền đã thanh toán theo lãi suất tiền gửi không kỳ hạn của ngân hàng do Mobifone chỉ định, cũng như các chi phí hợp pháp liên quan đến thực hiện giao dịch mà Mobifone đã chi trả; đồng thời không phạt 8% giá trị hợp đồng vi phạm và không đòi bồi thường thiệt hại.
Tuy nhiên, chỉ một ngày sau đó, ngày 14/3, Thanh tra Chính phủ đã cho công bố toàn văn kết luận thanh tra thương vụ Mobifone mua 95% cổ phần AVG.
Kết luận đã chỉ ra hàng loạt sai phạm của Mobifone trong thương vụ, thể hiện ở các khâu: đề xuất đầu tư, đánh giá thực trạng tài chính, kinh doanh của AVG; lựa chọn các đơn vị tư vấn thẩm định giá trị doanh nghiệp AVG, tư vấn mua bán, sáp nhập doanh nghiệp; nghiệm thu, sử dụng kết quả thẩm định giá trị AVG làm căn cứ đàm phán giá mua cổ phần; lập dự án đầu tư, trình Bộ Thông tin và Truyền thông phê duyệt dự án đầu tư; ký kết thỏa thuận và hợp đồng chuyển nhượng cổ phần; thanh toán các chi phí liên quan đến dự án.
Những vi phạm này đã dẫn đến nguy cơ hiện hữu thiệt hại nghiêm trọng vốn của nhà nước tại Mobifone khoảng 7.006 tỷ đồng, trong đó thiệt hại do mua nợ phải trả của AVG là 1.134 tỷ đồng.
Kết luận thanh tra cũng nêu rõ thương vụ mua 95% cổ phần AVG đã trực tiếp ảnh hưởng tiêu cực đến hoạt động kinh doanh viễn thông của Mobifone, làm sụt giảm lớn hiệu quả kinh doanh ngay từ năm 2016 và nhiều năm tiếp theo, trong đó lợi nhuận hoạt động tài chính năm 2016 đã giảm so với năm 2015 là 321,7 tỷ đồng; số lỗ lũy kế đến 31/12/2017 là 1.982,7 tỷ đồng; đồng thời ảnh hưởng tiêu cực đến việc cổ phần hóa Tổng công ty này.
Các Bộ: Thông tin và Truyền thông, Tài chính, Kế hoạch và Đầu tư, Công an cũng bị Thanh tra Chính phủ xác định chịu một phần/một phần lớn trách nhiệm trong thương vụ này.
Ngày 19/3, Thủ tướng Chính phủ đã đồng ý với kết luận của Thanh tra Chính phủ về thương vụ Mobifone mua 95% cổ phần AVG.
Ngày 23/4, Cục Cảnh sát điều tra tội phạm về kinh tế và tham nhũng (C46) - Tổng cục Cảnh sát, Bộ Công an bắt đầu tiếp nhận toàn bộ hồ sơ thương vụ này để tiến hành xử lý hậu thanh tra.
Liên quan đến vụ Mobifone mua 95% cổ phần AVG, mới đây, Thủ tướng Chính phủ vừa có quyết định thi hành kỷ luật đối với ông Lê Mạnh Hà, nguyên Phó chủ nhiệm Văn phòng Chính phủ và ông Nguyễn Trọng Dũng, Phó trưởng ban Ban Chỉ đạo Đổi mới và Phát triển doanh nghiệp
Đức Hoàng
Theo vietnamfinance.vn
POW sáng nhờ điện Hội đủ yếu tố thuận lợi, POW có nhiều lợi thế khi niêm yết trên sàn HOSE vào tháng 12. Nhu cầu tiêu thụ điện của nền kinh tế Việt Nam đang tăng cao từng năm, dù công suất phát điện đưa vào vận hành khó có thể tiệm cận với nguồn cầu lớn của thị trường. Theo đó, giá điện tăng cao,...